Trong thân con người có Tôn khí (Mệnh môn hỏa), Doanh khí, Vệ khí (Tôn khí là nguồn chính của nguyên khí, tức là Đại khí phát sinh tại Đan điền thuộc tiên thiên, thứ khí nổi ra ở bên ngoài không đi theo vào Kinh là Vệ khí, nó có tác dụng gìn giữ nơi “biểu”, ngăn ngừa bên ngoài, vận hành mạnh mẽ Dương khí ở khắp thân thể. Thứ “thanh khí” vận hành ở trong kinh gọi là Doanh khí, giữ gìn bộ phận Doanh, bền chặt bên trong tức là một thứ Dương khí căn bản.
Trong khoảng trời đất, chỉ có khí là có tác dụng thăng giáng; còn “thủy” thời phải theo khí để đi. Sách nói: “...trời bọc ngoài nước, nước trôi trên đất. Cái khí “nhất nguyên” thăng giáng ở trong khoảng thái hư, trong thân con người cũng lấy khí làm chủ, còn huyết thời cũng như thủy, không thể nhận huyết làm Doanh khí được...”. Linh Khu cũng nói: “...Doanh lại hóa huyết để nuôi dưỡng sự sống...”. Như vậy thời chỉ có Doanh khí mới hóa được huyết, sao lại có thể bảo huyết là Doanh được?).
Nguyên khí, Trung khí, Cốc khí, Thanh khí, Chân khí, Dương khí, khí êm hòa, khí xuân thăng, v.v... đều là cái biệt danh của Vỵ khí cả (con người nhờ cái khí của thủy cốc để sống, cái tên Nguyên khí, chính là một thứ “tinh” ở trong con người, chỉ có Vỵ khí mới đủ thấm nhuần nó. Xem chữ Tinh (精) một bên là chữ Mễ (米), một bên là chữ Thanh (青) thời đủ biết cái “tinh” là do cái khí trong sạch (thanh) của cơm nước sinh ra.
Nguyên khí, Trung khí, Cốc khí, Thanh khí, Chân khí, Dương khí, khí êm hòa, khí xuân thăng, v.v... đều là cái biệt danh của Vỵ khí cả (con người nhờ cái khí của thủy cốc để sống, cái tên Nguyên khí, chính là một thứ “tinh” ở trong con người, chỉ có Vỵ khí mới đủ thấm nhuần nó. Xem chữ Tinh (精) một bên là chữ Mễ (米), một bên là chữ Thanh (青) thời đủ biết cái “tinh” là do cái khí trong sạch (thanh) của cơm nước sinh ra.
Tiêu hóa chuyển vận là nhờ nguyên khí, sinh ra khí huyết nhờ sự uống ăn, ở con người từ khí Tam tiêu và mạch của năm Tạng sáu Phủ đều khơi nguồn từ Vỵ, cho nên một khi Vỵ mắc bệnh, thời nguyên khí ở mười hai kinh lạc đều kém, tân dịch không lưu hành nữa, tay chân và các cơ quan khác đều mất sự che chở, chín khiếu cũng do đó mà không thông, mọi tật bệnh sẽ lần lượt phát sinh. Cho nên về phương pháp trị bệnh, bao giờ cũng chú trọng vào Tỳ Vỵ, nhất là đối với hai loại Nội Ngoại thương cần phải chú ý bổ Tỳ.
Phàm hiểu biết phương pháp chữa Tỳ Vỵ, nên yêu tiếc khí, khí đã mạnh thời thăng giáng đúng mức, nếu khí yếu thời bị ngưng trệ ngay. Bởi Tỳ Vỵ một khi bị thương, trung khí sẽ không đầy đủ, cốc khí không vận hành được để nuôi Tâm Phế, lại dồn xuống lấn vào Can Thận, sẽ là cái mầm mống gây nên các chứng Nuy, Quyết và Nghịch. Thận bị thấp của Tỳ làm vít lấp ở dưới, m hỏa ở Thận sẽ thừa hư xông lên Tâm Phế, mà Tôn khí bao giờ cũng vẫn ở địa vị chủ tể. Đến khi mắc bệnh, thời sẽ biến ra các chứng lãnh khí, trệ khí, thượng khí, nghịch khí và khí hư, v.v...
Kinh nói: “...Các tạng phần uất đều thuộc Phế...” và “...Giận thời khí dồn lên; mừng thời khí chậm chạp; thương (bi) thời khí tiêu tan; sợ thời khí dồn xuống; hàn thời khí thu lại; nhiệt thời khí tiết ra; kinh (khiếp) thời khí rối loạn; lao (nhọc) thời khí hao mòn; nghĩ thời khí kết lại...”. Tuy chín khí không giống nhau, nhưng các tật bệnh phần nhiều phát sinh bởi nó.
Con người sở dĩ sống, chỉ nhờ thứ khí đó thôi. Nó phát nguyên từ Trung tiêu và tập trung lên cả Phế, ngoài gìn giữ nơi biểu, trong dẫn đi phần lý, chu lưu khắp thân thể, lên xuống trong phút chốc, thăng giáng suốt ngày đêm, có làm hại người bao giờ đâu. Đến khi bảy tình dồn ép, năm chí làm bừa, trái ngược mất thường, khiến cho thứ trong hóa đục, đường đi phải ngừng, ngoài biểu mất sự gìn giữ mà không hòa, trong lý mất sự doanh vận mà không thuận, khí vốn thuộc về Dương, tới lúc thiên thắng thời biến thành hỏa. Lưu Hà Gian nói: “...Năm chí quá mức đều là hỏa...”. Đan Khê cũng nói: “...Khí có thừa sẽ thành hỏa...” đều là lẽ đó.
“Vinh” là chất tinh ba của thủy cốc, nó điều hòa ở năm Tạng, thấm nhuần tới sáu Phủ, bấy giờ mới thu vào các mạch, sinh hóa ra từ Tỳ. Thống suất vốn từ Tâm, tàng chứa ở Can, phân phối nhờ Phế, thị tiết bởi Thận, rồi phân chia ra khắp kinh lạc để nuôi nấng các bộ phận trong con người.
Kinh nói: “...Các tạng phần uất đều thuộc Phế...” và “...Giận thời khí dồn lên; mừng thời khí chậm chạp; thương (bi) thời khí tiêu tan; sợ thời khí dồn xuống; hàn thời khí thu lại; nhiệt thời khí tiết ra; kinh (khiếp) thời khí rối loạn; lao (nhọc) thời khí hao mòn; nghĩ thời khí kết lại...”. Tuy chín khí không giống nhau, nhưng các tật bệnh phần nhiều phát sinh bởi nó.
Con người sở dĩ sống, chỉ nhờ thứ khí đó thôi. Nó phát nguyên từ Trung tiêu và tập trung lên cả Phế, ngoài gìn giữ nơi biểu, trong dẫn đi phần lý, chu lưu khắp thân thể, lên xuống trong phút chốc, thăng giáng suốt ngày đêm, có làm hại người bao giờ đâu. Đến khi bảy tình dồn ép, năm chí làm bừa, trái ngược mất thường, khiến cho thứ trong hóa đục, đường đi phải ngừng, ngoài biểu mất sự gìn giữ mà không hòa, trong lý mất sự doanh vận mà không thuận, khí vốn thuộc về Dương, tới lúc thiên thắng thời biến thành hỏa. Lưu Hà Gian nói: “...Năm chí quá mức đều là hỏa...”. Đan Khê cũng nói: “...Khí có thừa sẽ thành hỏa...” đều là lẽ đó.
“Vinh” là chất tinh ba của thủy cốc, nó điều hòa ở năm Tạng, thấm nhuần tới sáu Phủ, bấy giờ mới thu vào các mạch, sinh hóa ra từ Tỳ. Thống suất vốn từ Tâm, tàng chứa ở Can, phân phối nhờ Phế, thị tiết bởi Thận, rồi phân chia ra khắp kinh lạc để nuôi nấng các bộ phận trong con người.
Cho nên mắt nhờ huyết mới trông được, tai nhờ huyết mới nghe được, ngón tay nhờ huyết mới cầm được, bàn tay nhờ huyết mới nắm được, chân nhờ huyết mới đi được, các Tạng nhờ huyết mới thu rút lại được, các Phủ nhờ huyết mới tiết được...
Tóm lại, do sự ra, vào, thăng, giáng, nhu nhuận, tuyên thông, lọc lấy chất nước cốt rồi biến ra sắc đỏ mà thành huyết. Huyết rót trong mạch, nếu đầy thời là thực, nếu ít thời sẽ sít lại. Nó thịnh vượng thời các kinh nhờ để nuôi nấng, suy yếu thời các mạch sẽ thành rỗng không; chạy càn lên trên thời thành chứng thổ huyết và nục huyết, chạy bậy xuống dưới thời thành chứng đại tiện ra huyết (trường phong); khô cạn ở bên trong thời thành hư hao, khô khan ở bên ngoài thời thành gầy còm; dồn nhiệt xuống Bàng quang thời thành chứng tiểu tiện ra huyết; âm hư Dương lấn thời thành chứng băng huyết; khí thấp nung nấu, khí nhiệt ứ đọng thời thành kiết lỵ; “hỏa cực tợ thủy” thời sắc phần nhiều đỏ sẫm; nhiệt thắng hơn âm thời phát sinh mụn lở; thấp khí ngưng trệ trong huyết phận thời thành chứng n chẩn (mày đay tịt cục), sút huyết ở bộ phận trên thời thành chứng chóng quên; Sút huyết ở bộ phận dưới thời như người rồ; tụ đọng lại ở bì phu thời thành chứng lạnh và tê đau; bị ngã hoặc vấp ngã tổn thương thời huyết ứ tụ lại ở bên trong... Đó đều là do âm khí bị thương mới biến ra nhiều chứng như vậy.
Huyết là “Vinh”, tinh khí của thủy cốc. Vinh vận hành ở trong mạch, có ý nghĩa làm cho tươi tốt. Khí là “Vệ” khí mạnh của thủy cốc. Vệ dẫn đi ngoài mạch, có ý nghĩa là gìn giữ hộ vệ, hai khí Vinh, Vệ lưu hành không ngừng thời còn khí nào sinh ra tật bệnh; một khi nó bị nghẽn tắc, thời mọi bệnh sinh ra ngay. Cho nên huyết cần phải “dưỡng” mà khí cần phải “ôn”.
Tâm chủ huyết mà Can nơi tàng huyết; Phế chủ khí mà Thận là nơi tàng khí. Người ta chỉ biết huyết phát ở Tâm mà không biết huyết chứa về Can; chỉ biết khí phát ở Phế mà không biết khí nạp về Thận, do đó khi dùng thuốc mới thường xảy ra tình trạng “đầu Ngô mình Sở”!
Sách nói: “... huyết ví như nước, khí ví như gió”. Gió lướt đi ở trên mặt nước, có các hiện tượng như khí huyết. Khí là “tướng soái” của huyết, khí vận hành thời huyết cũng vận hành, khí ngừng lại thời huyết cũng ngừng; khí ấm thời huyết trơn chảy, khí lạnh thời huyết ngừng. Bệnh phát sinh ra ở huyết, điều trị khí có thể làm cho thuyên giảm, nếu bệnh phát sinh ở khí mà cứ khu khu điều huyết thời không ăn thua gì.
Còn như huyết bị ứ đọng ở các kinh, làm vít lấp đường lối, thời phải trừ bỏ ứ huyết ấy trước rồi điều huyết sau. Tuy nhiên, bài thuốc “điều khí” dùng để “điều huyết” thời được cả hai mặt, còn những bài thuốc điều huyết mà đem điều khí thời lại sai trái. Đó là bởi không có Dương thời m không sinh ra được. Suy đó thời biết khí dược có công năng sinh ra huyết, huyết dược thời không có công năng giúp ích cho khí, tức là cái nghĩa Dương có thể kiêm được m mà m thời không kiêm được Dương. Thí dụ những loại thuốc như Mộc hương, Quan quế, Tế tân, Hậu phác, Ô dước, Hương phụ, Tam lăng, Nga truật, v.v... dùng để trị khí cũng được mà trị huyết cũng được; còn như Đương quy, Địa hoàng đem mà chữa vào huyết chứng thời đúng, nhưng cái tính nê trệ của nó rất dễ làm sa sút Vị khí, Vị khí sa sút thời khí của năm Tạng sáu Phủ cũng cập lụy mà sa sút theo, cho nên người biết dùng thuốc tất phải hợp các vị thuốc có tính chất giúp ích cho Vị khí. Sách nói: “... phương pháp bổ huyết thường nhờ các vị bổ Vị mới thu được kết quả...” chính là nghĩa đó.
(Tôi có bài: “Luận về khí hư, hỏa hư, huyết hư và thủy hư, chứng trạng phát sinh hơi giống nhau, phương pháp điều trị có thể thông dụng...” chép trong tập “Đạo lưu dư vận”, nên tham khảo).
Huyết là “Vinh”, tinh khí của thủy cốc. Vinh vận hành ở trong mạch, có ý nghĩa làm cho tươi tốt. Khí là “Vệ” khí mạnh của thủy cốc. Vệ dẫn đi ngoài mạch, có ý nghĩa là gìn giữ hộ vệ, hai khí Vinh, Vệ lưu hành không ngừng thời còn khí nào sinh ra tật bệnh; một khi nó bị nghẽn tắc, thời mọi bệnh sinh ra ngay. Cho nên huyết cần phải “dưỡng” mà khí cần phải “ôn”.
Tâm chủ huyết mà Can nơi tàng huyết; Phế chủ khí mà Thận là nơi tàng khí. Người ta chỉ biết huyết phát ở Tâm mà không biết huyết chứa về Can; chỉ biết khí phát ở Phế mà không biết khí nạp về Thận, do đó khi dùng thuốc mới thường xảy ra tình trạng “đầu Ngô mình Sở”!
Sách nói: “... huyết ví như nước, khí ví như gió”. Gió lướt đi ở trên mặt nước, có các hiện tượng như khí huyết. Khí là “tướng soái” của huyết, khí vận hành thời huyết cũng vận hành, khí ngừng lại thời huyết cũng ngừng; khí ấm thời huyết trơn chảy, khí lạnh thời huyết ngừng. Bệnh phát sinh ra ở huyết, điều trị khí có thể làm cho thuyên giảm, nếu bệnh phát sinh ở khí mà cứ khu khu điều huyết thời không ăn thua gì.
Còn như huyết bị ứ đọng ở các kinh, làm vít lấp đường lối, thời phải trừ bỏ ứ huyết ấy trước rồi điều huyết sau. Tuy nhiên, bài thuốc “điều khí” dùng để “điều huyết” thời được cả hai mặt, còn những bài thuốc điều huyết mà đem điều khí thời lại sai trái. Đó là bởi không có Dương thời m không sinh ra được. Suy đó thời biết khí dược có công năng sinh ra huyết, huyết dược thời không có công năng giúp ích cho khí, tức là cái nghĩa Dương có thể kiêm được m mà m thời không kiêm được Dương. Thí dụ những loại thuốc như Mộc hương, Quan quế, Tế tân, Hậu phác, Ô dước, Hương phụ, Tam lăng, Nga truật, v.v... dùng để trị khí cũng được mà trị huyết cũng được; còn như Đương quy, Địa hoàng đem mà chữa vào huyết chứng thời đúng, nhưng cái tính nê trệ của nó rất dễ làm sa sút Vị khí, Vị khí sa sút thời khí của năm Tạng sáu Phủ cũng cập lụy mà sa sút theo, cho nên người biết dùng thuốc tất phải hợp các vị thuốc có tính chất giúp ích cho Vị khí. Sách nói: “... phương pháp bổ huyết thường nhờ các vị bổ Vị mới thu được kết quả...” chính là nghĩa đó.
(Tôi có bài: “Luận về khí hư, hỏa hư, huyết hư và thủy hư, chứng trạng phát sinh hơi giống nhau, phương pháp điều trị có thể thông dụng...” chép trong tập “Đạo lưu dư vận”, nên tham khảo).