Vỵ khí hư thời tai, mắt, miệng, mũi đều mắc bệnh. Như các chứng mình nóng, nhức đầu, ù tai, mắt mờ, bệnh thế trầm trọng, v.v... là do nhiệt làm tổn nguyên khí; nếu mặt nóng là bệnh ở Vỵ.
Tỳ
Vỵ đều hư thời không ăn được mà gầy; hoặc ăn ít mà lại béo, nhưng dù béo mà tay
chân lại yếu ớt, đó là Tỳ thực mà tà khí thịnh. Cho nên tỳ mắc bệnh thời ảnh hưởng
tới Thận, tức là thổ khắc thủy, sẽ gây nên chứng xương tủy rỗng không, kém sức.
Chân không bước xuống đất được... Đó là do âm khí quá nhiều,âm đã nhiều Dương sẽ
hư. Đối với chứng này, cho ra mồ hôi thì khỏi, nếu dùng thuốc “hạ” thời chết
ngay. Nhưng không phải là dùng thuốc phát hãn thẳng ngay đâu, chỉ nên dùng những
thứ thuốc khí vị tân, cam để thấm nhuần cho Vỵ; nên thăng, phù khiến cái khí
sinh trưởng vượng thịnh thêm, tức là giúp cho phần dương của Vỵ đó thôi.
Vỵ
mắc bệnh thời mạch Hoãn, Tỳ mắc bệnh thời mạch Trì. Nếu Hỏa lấn lên vị trí của
Thổ thì mạch sẽ Hồng Hoãn. Lại có chứng mình nóng, trong tâm khó chịu, đó là
dương khí suy yếu, nên dựa theo các phép thăng, giáng, phù, trầm, bổ, tả để
dùng thuốc. Như Tỳ Vỵ hư đã lâu, mắt trông, tai nghe đều kém, gặp khi mưa dầm ẩm
thấm hơn tháng không tạnh, sẽ sinh ra các chứng “Kiết lỵ”, thân thể nặng nề,
các khớp xương ở tay chân đều đau, đại tiện lỏng, tiểu tiện vít, v.v... Nếu
dùng loại thuốc “nhạt, thấm” để chữa thời bệnh dù khỏi ngay, nhưng chính là đã
giáng mà lại càng làm cho giáng thêm, lại giúp ích cho phần m mà càng làm kiệt
mất phần Dương, do đó dương khí càng hết mà tinh thần càng kém. Cho nên gặp chứng
hậu trên, nhất định phải dùng những vị thuốc có tác dụng làm cho Dương khí
thăng lên như Khương hoạt, Độc hoạt, Sài hồ, Thăng ma (mỗi vị 1 đồng cân);
Phòng phong, Cam thảo (mỗi vị 5 phân) đun lấy nước, uống hơi nóng... dương khí
sẽ thăng lên được mà bệnh khỏi.
Tỳ
Vỵ hư tổn thường phát sinh ra chứng đau mắt, mình, mặt và lòng mắt đều vàng, tiểu
tiện hoặc vàng hoặc trắng, đại tiện phân lúc cứng lúc nát, ăn ít, hơi ngắn, ợ
hơi (hoặc suyễn), mỏi mệt. Cho uống bài Tả Can tán mà các chứng trên càng nặng
thêm, đó là gặp phải thời kỳ vừa nắng mưa nhiều mà bệnh nhân sẵn có chứng vàng
da nên mới có hiện tượng như vậy. Nhân đó, tôi nghĩ ra bài Thanh thần ích khí
thang để chữa như sau:
Mấy vị đó có tác dụng dẫn kinh để trừ thấp nhiệt mà không phải cố thủ một nơi, cho nên không tả cái trung khí hư nhược của Phế Tỳ Vỵ.
Sinh
cam thảo 2 phân
Bạch truật 2 phân
Bạch truật 2 phân
Bạch thược 2 phân
Mấy
vị đó có tác dụng giữ ở bản tạng mà không dẫn kinh; không dẫn kinh nên không
giúp ích tà ở trong kinh lạc; vì giữ ở bản Tạng nên có tác dụng bổ được nguyên
khí của tạng.
Bấy
nhiêu vị sắc lấy uống nóng vào lúc đói, bài thuốc trên có tác dụng trừ bỏ khí
phù nhiệt và thấp nhiệt của thời tiết. Trên đây là ghi ra hai bài để làm tỷ dụ.
Nếu
mạch Hoãn mỏi mệt, chỉ ưa nằm, tay chân bủn rủn hoặc đại tiện tiết tả, đó là do
khí Thấp nhiều hơn, nên dùng bài Bình vỵ tán (gặp chứng này mà dùng bài Hoàng kỳ
kiến trung thang thì lầm).
Nếu mạch Huyền, khí yếu, tự ra mồ hôi, tay chân phát nhiệt, tiết tả, da se, tóc rụng dùng bài Hoàng kỳ kiến trung thang (gặp chứng này mà dùng bài Bình vỵ tán thì lầm).
Nếu
mạch hư, huyết nhược thời dùng trọn dùng một vài vị trong bài Tứ vật. Mạch nhược,
khí đoản (ngắn) thời dùng bài Tứ quân.
Nếu
hoặc khát, hoặc tiểu tiện vít, rít, vàng đỏ, dùng bài Ngũ linh tán bỏ Quế, hoặc
chọn vài vị... đều dựa theo “bản chứng” mà gia thêm.
Như
trong bụng bức bách khó chịu, đó không phải là “phúc trướng”, chỉ là “tán” mà
không “thu”, nên gia Thược dược cho thu lại; nếu hơi thở ngắn và gấp hoặc không
được đầy đủ, thời gia Nhân sâm và Bạch thược. Tại bộ phận Trung tiêu mà dùng
Thược dược, thời khí dương ở trong Tỳ thăng lên được mà tà của Can, Đởm không
dám phạm. Nếu trong bụng như bị chèn ép hoặc co rút lại thời bỏ đi, cho đến cả
các vị có tính chất “chua chát” cũng không nên dùng.
Bụng
đau thời gia Bạch thược, Cam thảo (do khí vị của loài lúa làm nên vị ngọt, vị
ngọt thuộc Kỷ; do tính chất của loài Mộc làm nên vị chua; vị chua thuộc Giáp,
Giáp với Kỷ hợp lại sẽ hóa ra Thổ, đó là một diệu pháp của Trọng Cảnh). Bài Ngũ
linh tán chữa chứng khát mà tiểu tiện không lợi, nếu không có chứng sợ lạnh thời
không được dùng Quế, không khát mà tiểu tiện tư lợi, mắt trông tai nghe đều
phát sinh những hiện tượng quái gở... Đó là thuộc về chứng có ứ huyết, nên dùng
Hoàng bá, Tri mẫu (sao) để trừ nhiệt.
Nếu
tâm nhiệt mà khiếu không thông thời dùng bài Đạo xích tán.
Nếu
lúc đi ngoài chỉ ngồi mà phân không ra, là do huyết hư, huyết hư thời lý cấp
(bên trong như vẻ muốn đi ngoài mà sao lại không đi được); hoặc huyết hư khí
nhược mà trong lòng con mắt đau nhức, nên gia bội Đương quy. Muốn điều lý Tỳ Vỵ
cứ lựa gia trong năm vị đó rất công hiệu. Nhưng kết quả vẫn khó lòng bình phục
hoàn toàn, vì tất cả các chứng kể trên, khó nhất là chứng Tỳ Vỵ hư hại, rồi đến
chứng phát sinh bởi tửu sắc quá độ.
Bệnh
hư tổn, Tỳ Vỵ dễ bị thương, nhưng nó chỉ yếu thôi, thời có thể khỏi được một nửa.
Cho nên những người làm ruộng, đốn củi dù vất vả mà không đến nỗi bị thương vẫn
ăn được, tiêu hóa được, là do Tỳ Vỵ khỏe đó thôi. Sau hoặc có vì cớ gì mà lại mắc
bệnh, cũng chỉ do âm hỏa của ba kinh Đốc, Xung, Nhâm biến thành tà, và Tỳ khí
hư yếu mà gây nên. Chỉ nên tùy chứng để gia giảm, nếu lại đặt sẵn bài thuốc để
phòng bệnh, thời trái mất với nghĩa của Nội kinh.
Kinh
nói: “... Nên đến mà không đến là bất cập; cái thắng đi càn, cái sinh ra nó sẽ
bị bệnh mà cái không thắng sẽ lẫn theo...”.
“Nên
đến mà không đến” có ý nói cái tới sau đó là hư tà, Tâm với Tiểu trường sẽ lấn
lên Tỳ Vỵ; mạch của Tỳ Vỵ sẽ phát hiện Phù, Đại và Huyền, người mắc bệnh hoặc
tay chân nóng, phiền táo, rối loạn, miệng đắng, lưỡi khô... Bởi tâm chủ hỏa, Tiểu
trường chủ nhiệt, Hỏa với nhiệt phạm lên Thổ vị, Thấp nhiệt sẽ cùng hợp với
nhau mới có hiện tượng phiền táo, rối loạn; Tay chân là bộ phận ngọn của Tỳ Vỵ,
vì hỏa phạm vào nên nó phát nhiệt; ăn uống không điều độ, làm lụng quá sức mình
khiến Tỳ Vỵ bị hư yếu đó là do huyết sinh ra bệnh, tân dịch không dẫn lên miệng
được nên mới có chứng họng khô, miệng ráo, Kỵ dùng bài Ngũ linh tán (vì làm mất
tân dịch) nên bổ ngay từ mẹ, tức là do Tâm với Tiểu trường để bổ nơi gốc rễ của
Tỳ Vỵ. Dùng cam ôn làm quân (Bạch truật), khổ hàn làm sứ (Hoàng liên), vị chua
(Bạch thược) làm thần tá, đó là theo cái nghĩa “Tâm khổ về hoãn, kíp ăn vị chua
có thu liễm lại” (tức là chữa tâm hỏa không sinh ra được Thổ, là bất cập).
Tâm
hỏa vượng thì Phế kim bị tà, Kim hư thời dùng “chua” để bổ, rồi dùng tới các vị
cam ôn hàn (như Cầm, Liên, Tri, Bá và Sinh địa, v.v...) đó là do trong Tỳ Vỵ để
tả bỏ cái khí thịnh quá của Tâm hỏa, như vậy tức là trị từ gốc (Hỏa thịnh lấn
tràn sang Tỳ, cũng là bất cập. Thận hỏa tức là m hỏa, nó khởi từ Hạ tiêu, mà
liên hệ lên Tâm. Tâm không làm chủ mệnh lệnh, Tướng hỏa phải làm thay. Tướng hỏa
là thứ hỏa của Bào lạc ở hạ tiêu, nó là loài “tặc hại” của nguyên khí. Hỏa với
nguyên khí không cùng tồn tại với nhau, một bên được thời một bên thua... Nếu mạch
thấy Hồng Đại, ít khát mà hơi nhuyễn, là do hỏa vượng mà quá suy. Thuyết “Tướng
hỏa” này phát minh từ Lý Đông Viên, nói lên được một nghĩa mà Tố Vấn chưa từng
đề ra).
“Cái
thắng đi càn” là ý nói Tâm hỏa vượng, nó có thể làm cho mẹ nó thực (mẹ tức Can
mộc). Mộc vượng sẽ kèm cả hỏa mà đi càn, cho nên Tỳ Vỵ bị bệnh trước. Hoặc phát
sinh các chứng thân thể nặng nề, rồi dồn lên sườn thành chứng “Hiếp thống”... Bởi
thấp với nhiệt cùng chọi nhau, phong với nhiệt bị uất lại không phát triển ra
được liền bám vào bộ phận hữu hình. Hoặc phát sinh chứng hay cáu giận, đó là do
phong với nhiệt bị hãm vào trong đất (tức Thổ Tỳ Vỵ); hoặc phát sinh chứng đau
mắt nội chướng, nguyên nhân bởi can chủ tàng huyết, khai khiếu lên mắt, mới có
những chứng ấy.
Cũng
có khi mắt trông, tai nghe, đều là những hiện tượng càn bậy, hàng ngày trong
Tâm nghĩ vớ vẩn, đêm thời mơ thấy những người đã chết; hoặc lúc nóng lúc lạnh;
hoặc tay chân bằng bẵng như bị vít lấp, hoặc tiểu tiện nhỏ giọt, đại tiện khó
khăn, chuyển gân, v.v... Đều do can mộc quá thịnh nó gây nên.
Cái
tà của Can mộc quá thịnh đó, hoặc lại sinh các chứng Nuy, chứng Tý, chứng Quyết,
hoặc Trúng phong; hoặc sinh Mụn độc; hoặc thành Thận nuy; hoặc Thượng nhiệt hạ
hàn... Chứng trạng không nhất định, đều do phong nhiệt không được thăng trưởng,
mà tà của mộc hỏa bị ngăn cản ở bên trong hữu hình. Nên dùng Sài hồ làm quân,
Phòng phong, Cam thảo, Xích thược, Quế chi làm thần; Trư linh, Trạch tả, Phục
linh, Tri mẫu, Hoàng bá, Thương truật, Hoạt thạch, Thạch cao, Khương hoạt,
Xuyên khung, Độc hoạt, Tế tân, Mạn kinh tử làm tá; Thăng ma làm sứ... Kinh nói:
“...
Chỉ có Dương minh, Quyết âm không theo tiêu bản; theo về “trung” (giữa) để chữa...”. “Trung” là một lời nói không nhất định, khác với tiếng “trong, ngoài”. Bởi Quyết âm là lãnh tụ của 12 Kinh chủ về sự sinh hóa của m Dương; Dương minh là bể của 12 kinh chủ việc kinh doanh khí, huyết. Các kinh khác đều nhờ ở đó, Dương minh, Quyết âm cùng hợp với kinh nào phát sinh tật bệnh, sẽ nhằm vào khoảng giữa tức là “trung” để chữa.
Sở dĩ nói như vậy, mục đích là nói rõ bệnh ở Tỳ Vỵ không thể chỉ cứ theo một chiều để chữa, nhất là cho mọi người đều biết các tật bệnh phần nhiều do Tỳ Vỵ gây nên, nếu sai một ly là đi một dặm. Thí dụ gặp mùa Trưởng hạ, phải chú trọng vào điểm chủ khí suy mà khách khí vượng để ấn định bài thuốc thời mới đúng. Người sau nên theo phương pháp đó mà nhớ gia các vị thuốc dựa theo thời tiết. Như tháng Trưởng hạ thời bổ Tỳ Vỵ, tả âm hỏa mà thăng dương. Theo đúng được phương pháp và dược vật trên đó là muốn cho dương khí được thăng phù, mà cấm hẳn các vị có tính chất “thấm tiết” và “tư âm”, tuy nhiên cũng có khi phải dùng các vị như Hoàng bá, Tri mẫu, là do ba mạch Đốc, Xung, Nhâm quá thịnh nên mới tòng quyền tạm dùng mà thôi.
Chỉ có Dương minh, Quyết âm không theo tiêu bản; theo về “trung” (giữa) để chữa...”. “Trung” là một lời nói không nhất định, khác với tiếng “trong, ngoài”. Bởi Quyết âm là lãnh tụ của 12 Kinh chủ về sự sinh hóa của m Dương; Dương minh là bể của 12 kinh chủ việc kinh doanh khí, huyết. Các kinh khác đều nhờ ở đó, Dương minh, Quyết âm cùng hợp với kinh nào phát sinh tật bệnh, sẽ nhằm vào khoảng giữa tức là “trung” để chữa.
Sở dĩ nói như vậy, mục đích là nói rõ bệnh ở Tỳ Vỵ không thể chỉ cứ theo một chiều để chữa, nhất là cho mọi người đều biết các tật bệnh phần nhiều do Tỳ Vỵ gây nên, nếu sai một ly là đi một dặm. Thí dụ gặp mùa Trưởng hạ, phải chú trọng vào điểm chủ khí suy mà khách khí vượng để ấn định bài thuốc thời mới đúng. Người sau nên theo phương pháp đó mà nhớ gia các vị thuốc dựa theo thời tiết. Như tháng Trưởng hạ thời bổ Tỳ Vỵ, tả âm hỏa mà thăng dương. Theo đúng được phương pháp và dược vật trên đó là muốn cho dương khí được thăng phù, mà cấm hẳn các vị có tính chất “thấm tiết” và “tư âm”, tuy nhiên cũng có khi phải dùng các vị như Hoàng bá, Tri mẫu, là do ba mạch Đốc, Xung, Nhâm quá thịnh nên mới tòng quyền tạm dùng mà thôi.
“Cái
nơi sinh nó mắc bệnh” là do Thổ yếu không sinh được Kim, lại bị cái tà của Hỏa
và Mộc, khiến cái khí “dịu lắng” bị thương; hoặc sinh chứng tức ngực, ít hơi và
ngắn hơi... đó là do Phế chủ về mọi thứ khí, đồng thời khí của năm tạng đều
không đủ, nên “dương đạo” sẽ không phát triển được mà gây nên. Có khi phát sinh
chứng ho hen và nóng lạnh, là do thấp nhiệt phạm ở bên trong (Tỳ không tiêu
hóa, uất lại thành đờm, biến sinh các chứng ho hắng và chóng mặt hoa mắt... Nên
dùng Nhân sâm làm quân; Bạch truật, Bạch thược làm tá; Quất bì, Thanh bì để phá
trệ khí; Tang bì, Cam thảo, Mộc hương, Tân lang, Ngũ vị làm sứ; Quế chi, Cát
cánh làm dẫn.
“Cái
không thắng lấn tràn đi”, như Thủy lấn Mộc đi càn mà trở khinh nhờn Thổ. Cho
nên từ Thận lấn vào Tâm thời thành mồ hôi; vào Can thời thành nước mắt; vào Vỵ
thời thành nước dãi; vào Phế thời thành đờm, thành ho, thành nước mũi, thành nhảy
mũi, sổ mũi, v.v... Do Thận lại tự lấn vào Thận thời thành chứng đi tiểu nhiều;
chứng sợ lạnh nên dùng Can khương làm quân; Bạch truật, Phụ tử, Nhục quế làm thần;
Phục linh, Trư linh, Trạch tả làm sứ.
Có
thuyết nói: Hạ nguyên thổ thịnh khắc thủy, làm cho ba mạch Đốc, Xung, Nhâm quá
thịnh, hỏa vượng nung nấu đến nỗi thủy sôi lên mà phạm vào Tỳ, Phế, cho nên đờm
dãi mới trào ra đắng miệng; nếu dẫn trở xuống sẽ thành chứng có mồ hôi; và lạnh
ở bộ phận sinh dục; chân đi không vững; xương sống và eo lưng, dưới chân có chỗ
đau nhức âm ỉ... Hoặc Thủy dựa theo cái thế của Mộc dồn lên thành chứng mắt rít
khó mở, làm mắt có ghèn và nước mắt lạnh... Đó đều là do Phế kim hư và ít có sự
úy kỵ mà gây nên.
Tỳ
Vỵ mà đến nỗi bất túc, đều là huyết bệnh, cho nên chín khiếu không thông; các
dương khí đều phát nguyên từ trong âm huyết bị hỏa tà thời m thịnh sẽ lấn lên
Dương, do đó Dương đạo không lưu hành, không còn cái khí sinh phát thăng giáng
nữa.
Dương
khí là một loại dẫn tới các khiếu, còn m khí thì phụ vào hình chất. Như m khí
phụ vào đất, Dương khí bốc lên trời, thời phận nào yên phận nấy. Giờ trong một
bài thuốc đặt ra, có đủ các vị tân, cam, ôn... không chuyên dùng một loại nào,
lại có cả các vị cam, khổ, đại hàn... cũng không phải chuyên dùng một loại
nào... đem chế bằng hai thứ rượu và lửa nóng làm sứ, để dẫn các vị thuốc khổ hàn
lên tới đỉnh đầu rồi lại quay trở xuống dưới Can Thận... Đó tức là do cái lẽ
“thăng, giáng, phù, trầm”, từ Ngẫu mà Cơ, lại từ Cơ trở về Ngẫu (Dương là Cơ (lẻ),
m là Ngẫu (chẵn); tả âm hỏa dùng các thứ phong dược; thăng đề dương khí để giúp
ích cái công dụng của Can Thận. Đó là làm cho Dương khí sinh phát ra ở trong âm
phận. Cuối cùng các vị tân, cam, ôn để tiếp những vị “thăng” kia, cho được phát
tán ra ở Dương phận để đi tới chín khiếu).