Luận về hậu thiên âm huyết

ÂM


Nói về Thực


Mạch

  • Không phù, không Trầm, hòa hoãn có thần, chủ yếu là bộ Quan và bộ Thốn bên tả.

Hình

  • Ngoài da mát lạnh, dù mùa nóng nực cũng không lúc nào rời mền áo, uống ăn phải thức mát lạnh thời đau bụng đi tả ngay, các vị Sâm, Truật, Khương, Phụ có thể uống luôn được, một khi đụng đến việc buồng the là đã mỏi mệt rên rỉ mãi.

Chứng

  • Không sốt mà ớn lạnh (bệnh phát sinh tại Âm và Lý) sớm nhẹ, tối nặng (vì âm thực, gặp âm thời mạnh; 
  • Nếu lúc sốt lúc không, hoặc ngày đêm không nhất định, đó là chính khí không làm chủ được, khiến cho Âm Dương thắng bại lẫn lộn, không hẳn về mặt nào); phát sinh chứng lạnh ở bên trong (do âm thịnh, âm dồn về âm phận)

Phép chữa

  • Dùng thuốc phát hãn thời khỏi; dùng thuốc hạ thời chết.

Nói về Hư


Mạch

  • Phù, Sác không có lần lượt nào, hoặc Khâu mà Huyền Cấp.

Hình

  • Hơi hít vào khó (do âm vi), không ngửa lên được (vì bệnh thuộc âm).

Chứng

  • Phát sinh chứng nóng trong (nội nhiệt – âm vốn hàn, nhưng âm hư thời Dương lấn lên. Kinh nói: Nhiệt thời thương âm)
  • trước nhiệt thời sau hàn (do âm không đầy đủ)
  • ban ngày thời hàn, ban đêm thời nhiệt (do âm hư hỏa động) hư nhiệt, hai gò má đỏ (do âm hư ở dưới, dồn Dương lên trên)
  • lòng bàn chân nóng như đốt (do hư hỏa đốt cháy âm phận)
  • Nhiệt huyết (do âm khí suy ở dưới)
  • Khí không giáng xuống được sinh ra Nấc cụt
  • tay chân co quắp (do âm cấp)
  • tại khoảng rốn có động khí (chứng chân âm hư, rất kỵ Bạch truật)
  • bệnh thế phát sinh chậm, thời giảm bớt cũng chậm (đó là chính thức âm bệnh)
  • thường là khi lên cơn vào buổi sớm, về đêm thì yên (do âm hư nên ưa được âm giúp, nếu do thực tà làm hại thời trái lại); 
  • nửa đêm mắc bệnh, đúng trưa thì khỏi (bệnh do âm không hòa, gặp được Dương thời hòa)

Phép chữa

  • Chứng Hậu thiên âm hư, nên bổ Tâm, Can. Phàm hậu thiên âm hư phát sốt, đều nên dùng các bài Quy tỳ, Dưỡng vinh, v.v...

HUYẾT


Nói về Thực


Mạch

  • bộ Quan và Thốn bên tả có lực, bộ Quan bên hữu hòa hoãn có thần.

Hình

  • Tóc rậm, nhuận và bóng láng, tiếng nói to có vang; thân thể mập mạp; gân xương rắn chắc; mắt sáng, nhớ lâu.

Chứng

  • Phần nhiều là thực nhiệt, đổ máu mũi, uống nước nhiều, đau chỉ nhất định một chỗ (đó là đau bởi huyết, huyết thực thời ứ đọng, vừa rắn vừa đau).

Nói về Hư


Mạch

  • Quan, Thốn bộ bên tả không có lực, hoặc Khâu hoặc Sác.

Hình

  • Gày còm và đen; da xám xịt hoặc vàng úa; hoặc mặt tái xanh không có sắc huyết; tóc khô vàng, móng tay khô trắng
  • tính nóng nảy hay nổi giận
  • hay khát mà không uống mấy (Sách nói: “chứng thuộc về huyết thì không hay uống nước”; lấy cớ rằng bệnh phát sinh ở hạ tiêu huyết phận; nhưng huyết cũng là thủy, thủy đã kém thời lẽ tất nhiên phải có khát)
  • hoặc phiền khát, uống vặt luôn, không đi lâu, trông lâu, ngồi lâu, đứng lâu được
  • ưa ăn đồ chua, đại tiện táo bón; trong mình có nơi bị tê liệt (các nơi bị đau đều ưa đấm bóp)

Chứng

  • Phần nhiều nóng âm hầm hập, chóng mặt, mắt mờ, nhức đầu, mình mẩy nặng nề, các khớp xương đau nhức, vọp bẻ, da thịt tê dại (bởi huyết hư); 
  • khí nghịch dồn lên nôn khan, 
  • chập chờn khó ngủ (do không có huyết hàm dưỡng tâm); 
  • mồ hôi trộm, sợ sệt, trong lòng xao xuyến; 
  • miệng thường ứa nước dãi, cổ khô, họng đau, hoặc trong cổ nghẹn hột mơ, thổ ra không được, nuốt vào không trôi.
  • Đàn bà thời phát sinh chứng kinh bế, huyết ít và kinh nguyệt không đều, hoặc kết thành hòn cục, v.v... Bệnh đêm nặng hơn ngày... Các chứng kể trên phần nhiều do bệnh ở huyết... Tỳ âm hư.

Phép chữa

  • Tâm Can huyết hư thời nên dùng những vị có tính chất nhu nhuận để bổ, như Đương quy, Sinh địaBạch thược, v.v... Nhưng dùng âm dược cần phải dùng kèm Dương dược để làm tá mới có thể sinh huyết được, như các vị Sâm, Kỳ, v.v... 
  • Lại nên chú trọng tới những thứ tinh huyết của loại “hữu tình” như Lộc nhung, Lộc giao, Hà xa và Nhân nhũ v.v... 
  • Tuy vậy, cũng cần phải chú trọng tới năm vị trong thức ăn hàng ngày, năm vị có điều hòa, huyết mới sinh ra được, đồng thời cũng phải lưu ý tới Vỵ khí để giúp thêm cho nguồn sinh hóa (Huyết bệnh kỵ dùng phong dược, vì nó có thể làm hao huyết)