Xem thêm: Phép chữa bệnh (Y gia quan miện)Phép chữa bệnh (Y hải cầu nguyên)
Bệnh nhẹ
thì chữa bằng cách phát tán. (Phát tán thì giải hết tà khí). Bệnh nặng thì chữa
bằng cách tước bớt (tả). (Bệnh nặng thì làm cho nhẹ bớt đi). Khí huyết suy nhược
thì chữa bằng cách bồi bổ;hình thể suy nhược phải ôn bổ phần khí, tinh khí hao
kém thì chữa bằng những vị thuốc hậu vị. (Vệ khí để làm ấm áp da thịt, kín lỗ
chân lông, coi việc đóng mở, cho nên vệ khí ấm thì hình thể đầy đủ. Thận chủ thủy,
tiếp nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ, mà tích lại, cho nên ngũ tạng thịnh
thì thận mới có thể tả ra được, do đó tinh khí hao kém thì dùng hậu vị để bổ
ngũ tạng).
Bệnh ở bộ
phận trên thì nhân đó mà làm cho mửa vọt ra; bệnh ở bộ phận dưới thì phải khơi
dần làm cho tiêu đi; bệnh trướng đầy ở bộ phận giữa thì có thể tả hạ, tà ở
ngoài biểu thì có thể giầm nước nóng cho đổ mồ hôi, tà ở bì phu thì có thể dùng
phép phát hãn, cho nó tiết hết ra ngoài. Bệnh thế nguy cấp có thể xét chứng trạng
mà chế phục ngay, chứng thực thì có tả hoặc tán. Quan sát xem bệnh ở phần âm
hay ở phần dương để phân biệt chứng cương. Dương bệnh chữa ở âm, âm bệnh chữa ở
dương. (Tức là theo âm dẫn dương, theo dương dẫn âm, lấy hữu chữa tả, lấy tả chữa
hữu).
Xác định
bệnh tà ở khí hay ở huyết, còn bệnh về huyết lại hại đến khí, bệnh về khí lại hại
đến huyết, cho nên huyết thực thì nên dùng phép tả huyết, khí hư thì nên dùng
phép đạo dẫn [61].
Theo sự
biến hóa của quy luật bình thường và khác thường để tổng hợp phân tách, xem xét
sự biến hóa kỳ diệu của nó, để biết cái yếu lĩnh. Nếu muốn biết cái yếu lĩnh ấy
thì chỉ có cách nghiên cứu khí sắc và mạch. (Đây là nói sở dĩ biết được khí của
tứ thời ngũ hành, biết được cái yếu lĩnh kỳ diệu của sự biến chuyển ấy là phải
nghiên cứu khí sắc và mạch).
Sắc ứng
với mặt trời, mạch ứng với mặt trăng. Thường tìm được cái yếu lĩnh của sắc và mạch
tức là phần cốt yếu của sự xem bệnh. (Nói rằng mạch ứng với mặt trăng, sắc ứng
với mặt trời là cái mức độ để xem sắc mạch, thường tìm cái bất thường của sắc
và mạch. Đó là cốt yếu để chẩn đoán người bình thường).
Người thầy
thuốc kém bô bô cho là bệnh có thể công, cho nên bệnh cũ chưa khỏi, mà bệnh mới
đã phát sinh. (Nói thầy thuốc kém không biết lo liệu đúng việc, chữa không đúng
bệnh, thì tai hại càng tăng).
Mấu chốt
cực kỳ trọng yếu trong công tác chẩn trị là ở chỗ không được nhầm lẫn sắc và mạch,
vận dụng sắc và mạch rất giỏi mà không mảy may nghi hoặc, đó là nguyên tắc rất
lớn trong công tác chẩn trị. (Đây là nói sắc với mạch ứng với bệnh rõ ràng
không sai, chỉ nên vận dụng phép tắc mà không làm rối loạn tức là nguyên tắc lớn
“chữa bệnh phải quan sát kỹ càng”).
Có thần
khí thì tiên lượng là tốt, không có thần khí thì tiên lượng là không tốt. (Đây
là nói rõ, phép chữa bệnh lấy sắc mạch là cực kỳ trọng yếu mà điểm trọng yếu thứ
nhất là ở chỗ có thần khí mà thôi).
Có bệnh,
chẳng phải sinh ra từ mảy mún bên ngoài mà là do dương khí của ngũ tạng suy kiệt,
gây nên thủy khí đầy tràn ở bì phu, mà chỉ có âm khí là thịnh nhất. m khí ở một
mình bên trong thì dương khí càng hao bên ngoài. m thịnh dương suy, thủy khí
tràn đầy, mình mẩy sưng phù không thể mặc được quần áo. Những loại bệnh này đều
là chứng chân tay bị phù thũng, mạch cấp sác ảnh hưởng đến trung khí mà thở gấp,
đấy là âm khí đối kháng ở trong mà thủy khí hiện ra ở ngoài, phương pháp chữa bệnh
này như thế nào? (Bệnh không phải sinh ra từ mảy mún là nói sinh ra ở bên
trong, âm khí thịnh bên trong dương khí kiệt hết không vào được trong bụng, cho
nên nói dương khí của ngũ tạng kiệt hết. Tân dịch là chất nước, âm khí súc tích
bên trong, thủy khí trướng đầy công lên phế, phế khí bị cô lập, thận thủy bị
làm hại, con không cứu được mẹ, âm tinh hao tổn ở ngoài, thì tam tiêu bế tắc
tràn đầy, thủy đạo không thông. Thủy khí đầy ở bì phu, mình mẩy phù thũng cho
nên mới không mặc quần áo được. Phàm những loại bệnh này đều là mạch ở chân tay
sác cấp mà động đến bên trong mạch. Phế động là nói khó thở mà ho, nói như thế
tức là thủy khí đối kháng ở trong màng bụng, phù thũng thể hiện bên ngoài thân
thể, muốn xét đến tận nguồn gốc có được không).
Muốn trị
bệnh này để bình phục thủy khí, nên căn cứ vào bệnh tình nặng hay nhẹ, để khu
trừ hết những nước đọng bên trong người, làm như gọi bệnh nhân, lắc tay lắc
chân nhè nhẹ cho dương khí dần dần được tuyên thông. Mặc quần áo ấm áp để giúp
cho phần dương ở ngoài cơ thể, mà âm khí ngưng đọng dễ tan. Dùng phương pháp
chích lể, lể chỗ thũng, nặn cho ra nước, để khôi phục lại hình thể như c; hoặc
dùng phép khai Quỷ môn để mở lỗ chân lông, tả sạch bàng quang để làm cho âm
tinh bình phục trở lại. Dương khí của ngũ tạng được phân bố khắp, để sơ thông uất
tà của ngũ tạng. Như thế tinh khí tự sinh thành, hình thể tự cường thịnh, xương
cốt và bắp thịt gìn giữ được trạng thái bình thường, chính khí cũng khôi phục
bình thường. (Mạch phù ở biểu nên hãn, trầm ở lý nên hạ, nếu trừ được thủy tà
tích đọng lại đã lâu, lại vận động nhẹ chân tay để đạo dẫn, mặc áo ấm áp cho
lưu thông, chích lể tại chỗ thũng để khôi phục hình thể. Vì kinh mạch đầy thì mạch
lạc tràn ra, dùng phép chích lể để điều hòa kinh mạch, khai quỷ môn để ra mồ
hôi, khiết tỉnh phủ để lợi tiểu tiện, làm cho ngũ tạng dần dần bình phục. Dương
khí của ngũ tạng dần dần tỏa khắp để sơ thông ngũ tạng, tà khí hết mà tinh khí
tự sinh ra, hình thể tự sung thịnh, xương thịt cùng gìn giữ nhau chính khí sẽ
bình phục).
Công phạt
chứng bệnh không đáng công phạt là sai lầm lớn, làm cho rối loạn kinh mạch tạng
phủ, làm cho chân khí không thể khôi phục. Cho chứng thực làm chứng hư, lấy tà
khí làm chính khí. Châm kim không đúng phép là chỉ giúp cho tà khí gây hư hại
làm mất hết chính khí của người ta, làm cho chứng thuận thành chứng nghịch,
vinh vệ tán loạn. Chân khí mất rồi, chỉ còn một mình tà khí vướng ở trong, làm
tổn thọ mạng người, gây tai hại cho người bệnh không gì lớn bằng. Những người
thầy thuốc mà không biết đến “tam bộ cửu hậu” [62] này là không thể chữa khỏi bệnh
được. (Hiểu biết không được tinh tường, học thức chưa thấu đáo làm rối loạn
kinh mạch tạng phủ, hại đến chính khí nên hễ sờ đến là sai, làm sao chữa khỏi bệnh
được).
Bởi vì
không biết cách phối hợp tứ thời ngũ hành làm cho mất sự quân bình, không trị
tà khí mà công chính khí, làm tổn thọ mạng người. (Không những chỉ không biết
tam bộ cửu hậu là có hại. Nếu không biết quy luật của tứ thời ngũ hành cũng làm
hại đến sinh mạng).
Tà mới cảm
vào chưa có chỗ nhất định, trước phải đẩy nó ra, đẩy nó ra thì khỏi. Đón tà mà
tả nó đi, bệnh sẽ khỏi ngay. (Đó cũng là giải thích cách bổ tả trong sách Châm
kinh).
Trời rét
không nên châm. (Vì huyết ngưng đọng mà vệ khí chìm).
Trời ấm
không ngần ngại châm, khi mới có trăng non không dùng phép tả, khi trăng tròn
không dùng phép bổ, khi bóng trăng tối không dùng phép châm. (ý nói phép châm
phải tùy theo thời tiết của thiên nhiên). Bởi vì thân thể đã hư lại gặp phải hư
tà tặc phong của thiên nhiên xâm phạm, hai cái hư cảm ứng nhau, tà khí có thể
xâm phạm đến gân cốt, lại vào sâu thêm một bước, có thể tổn hại đến ngũ tạng.
(Vì hư lại cảm hư là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” với nhau).
Người thầy
thuốc mà biết được khí hậu biến hóa để chữa bệnh thì có thể cứu vãn kịp thời,
không để tổn hại nghiêm trọng. (Phải biết để cứu vãn thì khỏi, chớ nên làm tổn
thương). Cho nên nói không thể không biết đến sự kiêng kỵ của thiên thời. (Phạm
điều kiêng kỵ của thiên thời sẽ sinh bệnh, cho nên cần phải hiểu biết).
Hư tà là
tặc phong hư tà của bốn mùa tám tiết. (Hư tà tặc phong của bốn mùa tám tiết là
hư tà từ chỗ phương hư đến xâm nhập nhân thể mà sinh bệnh).
Chính tà
là con người dùng sức quá, mồ hôi ra, lỗ chân lông hở, gặp phải hư phong. Chính
tà trúng vào thì nhẹ, cho nên đa số thầy thuốc đều không biết bệnh tình của nó,
không thấy được hình dung của nó. (Chính tà là tà không phải từ chỗ phương hư
mà đến, vì nó trúng vào người nhẹ, cho nên không biết được bệnh tình, không thấy
được hình dung của nó).
Thầy thuốc
giỏi cứu bệnh từ lúc bệnh mới chớm nở, trước hết phải thấy cho được khí của tam
bộ cửu hậu, điều hòa cứu chữa từ lúc bệnh chưa nguy. Thầy thuốc kém cứu bệnh
khi bệnh đã hình thành, cứu bệnh khi bệnh đã nguy. Cứu bệnh khi bệnh đã hình
thành là nói không biết chỗ trái nhau của tam bộ cửu hậu rồi nhân đó mà làm cho
bị nguy.
Trị chứng
bại chỉ lấy một kinh Dương minh là tại sao? Kinh dương minh là nguồn gốc dinh
dưỡng của ngũ tạng lục phủ. (Kinh Dương minh là mạch của vị, là nơi chứa thủy cốc).
Kinh
Dương minh chủ việc tư nhuận dinh dưỡng tôn cân, tôn cân chủ việc gắn bó các khớp
xương lưu lợi. (Tôn cân là đường gân ở trên dưới xương mu, trong chòm lông mu,
trên chằng với ngực bụng, dưới suốt đến xương hông, xương cùng, lại qua lưng bụng
lên đầu gáy cho nên nói là tôn cân chủ việc gắn bó các đốt xương mà làm cho các
khớp xương lưu lợi, thắt lưng là khớp xương lớn, co duỗi được nên cũng được gọi
là cơ quan).
Mạch
Xung là nguồn gốc của 12 kinh mạch. (Sách Linh khu nói: “Mạch Xung là cái bể của
12 kinh mạch”).
Chủ việc
tưới bón thấm nhuần các thớ thịt, cùng với Dương minh hợp ở Tôn cân. (Như trên
đã nói thì đường gân mọc đứng ở hai bên rốn, trên dưới xương mu mới chính là
tôn cân. Mạch Xung theo bụng đi lên sát cạnh rốn, hai bên cách 5 phân đồng thân
thốn. Mạch Dương minh cũng theo sát cạnh rốn đi lên cách mỗi bên 1 tấc rưỡi đồng
thân thốn, mạch tôn cân thì ở giữa cho nên nói là cùng kinh Dương minh hợp với
tôn cân. Vì mạch Xung là nguồn gốc của 12 kinh mạch, cho nên chủ việc tưới bón
thấm nhuần các thớ thịt).
m dương
kinh tổng hội ở tôn cân, lại hội ở Khí nhai, mà kinh Dương minh thì thống lĩnh
tất cả, đều thuộc về mạch Đới, liên lạc với mạch Đốc. (Tôn cân hội ở giữa xương
mu, từ trên đi xuống cho nên nói là âm dương tổng hội ở tôn cân. Tôn cân đi sát
dưới rốn, hợp ở xương mu, kinh Dương minh giúp đỡ ở ngoài, mạch Xung ở giữa cho
nên nói là hội ở Khí nhai mà kinh Dương minh chủ trì tất cả, Khí nhai là chỗ động
mạch hai bên âm mao. Mạch Đới khởi đầu từ sườn cụt, quanh mình một vòng mà liên
lạc với mạch Đốc. Mạch Đốc khởi đầu ở trên, dưới huyệt Quan nguyên đi theo bụng,
cho nên nói đều thuộc về mạch Đới, liên lạc với mạch Đốc. Ba mạch Xung, Nhâm, Đốc
cùng khởi đầu một chỗ mà đi riêng cho nên lời văn trong Nội kinh có thêm bớt dẫn
vào).
Cho nên
kinh Dương minh hư thì tôn cân buông lỏng, mạch Đới không thu dẫn được làm cho
hai chân bại không cử động được. (Mạch Dương minh từ hõm vai xuống mé trong vú,
xuống sát rốn, giữa huyệt Khí nhai. Một chi mạch của nó khởi đầu từ cửa miệng
dưới dạ dày, đi theo trong bụng, xuống đến trong Khí nhai mà hợp, lại đi xuống
xương đùi, đến Phục thỏ đi xuống vào xương bánh chè, xuống mé ngoài chân, xuống
mu bàn chân vào trong khe ngón giữa. Chi mạch của nó đi xuống chỗ cách đầu gối
ba tấc mà rẽ xuống đi vào mé ngoài khe ngón chân giữa, cho nên kinh Dương minh
hư thì tôn cân buông lỏng. Mạch Đới không thu dẫn mà chân bại không sử dụng được).
Không
nên châm khi bệnh nhân say quá, nếu không thì làm cho khí huyết rối loạn; không
nên châm khi bệnh nhân giận quá, không thì làm cho khí trong người nghịch lên;
không nên châm khi người nhọc mệt quá (vì kinh khí đang bốc lên); Không nên
châm cho người mới ăn no (vì khí đầy thịnh). Không nên châm cho người đói quá
(Vì khí bất túc). Không nên châm cho người khát quá (vì huyết mạch khô). Không
nên châm cho người đang kinh sợ quá (Vì thần đang bốc ra ngoài). (Đây là nêu
lên những trường hợp không được khinh suất trong việc châm, và là ý nghĩa căn bản
của việc cấm châm).
Có bệnh ở
tiêu (ngọn hiện tượng) mà trị ở tiêu, có bệnh ở bản (gốc bản chất) mà trị ở bản,
có bệnh ở bản mà trị ở tiêu, có bệnh ở tiêu mà trị ở bản. Cho nên trong việc chữa
bệnh có khi chữa ở tiêu mà kết quả, có khi chữa ở bản mà đạt yêu cầu, có khi chữa
theo lối chính trị mà bệnh khỏi, có khi chữa theo lối phản trị mà bệnh lành. (Nắm
chắc tình hình của bệnh, biết được đại thể của bệnh thì dù áp dụng phương pháp
chính trị hay phản trị đều chữa được cả).
Cho nên
biết được nguyên tắc nghịch trị, tòng trị thì trong việc trị liệu sẽ nắm vững một
cách chính xác mà không phải nghi nan; cho nên trong tình trạng bệnh nặng nhẹ
hoãn cấp, biết rõ được tiêu bản thì chữa vạn bệnh đều khỏi cả. (Lý lẽ không
nghi ngờ, kiến thức sâu rộng thì không phải hỏi ai mà làm là đúng).
Không hiểu
tiêu bản tức là làm càn. (Kiến thức còn thiển cận, lý lẽ chưa cao sâu, việc làm
hay sai trái cho nên hễ hạ thủ là làm sai).
Lý lẽ
nghịch tòng tiêu bản của âm dương tuy nhỏ mà rất to, chỉ nói một lời mà biết được
cái hại của trăm bệnh. (Biện biệt được âm dương, biết được lẽ nghịch thuận,
phép tắc rõ ràng, kiến thức tinh vi thì việc tuy nhỏ mà lợi to, do đó mà làm
sáng tỏ thêm, cho nên nói: “Chỉ một lời mà biết được cái hại của trăm bệnh”).
Từ ít đến
nhiều, từ hẹp đến rộng, có thể nói một mà biết được cả trăm. (Nói ít có thể thấu
suốt được nhiều, nói hẹp mà có thể liệu biết được rộng, thì có thể nói một điều
mà lĩnh hội được trăm điều).
Suy điều
nông mà biết điều sâu, xét điều gần mà hiểu điều xa, nói về lẽ tiêu bản tuy dễ
mà việc làm khó theo kịp. (Tuy sự việc rất sâu xa huyền bí, con người không thể
lấy thước đo được, chỉ lấy phần đại khái thiển cận mà thấu suốt được cả. Nhưng
lý lẽ tiêu bản tuy nói thì dễ mà kiến thức con người không thể theo kịp được).
Như bệnh
phát mà biểu hiện thực chứng hữu dư, đấy là do tà khí thịnh gây nên, tà khí là
bản mà các triệu chứng là tiêu, cần phải chữa bản trước, chữa tiêu sau; bệnh
phát, mà biểu hiện hư chứng bất túc, đấy là do chính khí hư yếu gây nên. Chính
khí là tiêu mà tà khí là bản, cần phải chữa tiêu trước mà chữa bản sau.
Cần phải
cẩn thận quan sát mức nặng nhẹ nông sâu của bệnh, phân biệt tiêu bản trước sau
một cách kỹ lưỡng rồi tiến hành trị liệu thích đáng. (Bệnh nhẹ nhiều hình chứng
dễ chữa, bệnh nặng ít hình chứng khó chữa. Xét rõ về tiêu bản, bất túc hay hữu
dư để tiến hành điều trị thích đáng).
Bệnh nhẹ
là hợp bệnh. Bệnh nặng là một kinh bị bệnh, đại tiểu tiện không thông trước rồi
mới sinh bệnh, phải chữa bản trước. (Hợp bệnh là các kinh mạch khác nhau cùng bị
chung một tà khí. Một kinh bị bệnh là không có khí khác cùng xen lẫn vào. Tính
bệnh nhiều thì cùng truyền sang nhau, truyền gấp thì cũng là chứng chết. Đó là
bàn về bệnh có tiêu bản, phép châm có thuận nghịch).
Thuốc có
độc hay thuốc không độc, cách uống có nguyên tắc nào không? Bệnh có chứng đã
lâu, có chứng mới phát, phương có đại phương tiểu phương, thuốc có vị độc vị
không độc, vốn là chế độ thông thường. Dùng vị thuốc rất độc để chữa bệnh, khi mười
phần đã khỏi sáu thì thôi, dùng vị thuốc độc vừa để chữa bệnh khi mười phần đã
khỏi tám thì thôi, thuốc không độc, mười phần khỏi chín thì thôi, không nên uống
nữa. Sau đó cần cho ăn loại ngũ cốc, ngũ nhục, ngũ quả, ngũ thái [63].. để điều
dưỡng làm cho chính khí khôi phục, tà khí sẽ hết. Không nên dùng thuốc độc quá
nhiều làm hại chính khí. (Thuốc rất độc tính mãnh liệt, làm tổn thương nhiều.
Thuốc độc ít, tính hòa bình làm tổn thương ít, thuốc độc vừa tính bình thường
kém thứ thuốc rất độc một bậc, hơn tính chất thuốc độc ít một bậc, thì sự tổn hại
có thể biết được cho nên đúng mức thì thôi, bệnh 10 phần khỏi được 6, 7 hoặc 8
phần thì thôi ngay. Nhưng thứ thuốc không độc tình tuy hòa bình mà dùng lâu và
nhiều thì khí sẽ bị thiên thắng, mà thiên thắng thì một bên sẽ bị suy, nên
không thể uống lâu được, bệnh 10 phần khỏi 9 thì thôi. Uống đến đúng mức thì
cho ăn đổi ngũ cốc, ngũ nhục, ngũ quả, ngũ thái, tùy sự thích hợp của ngũ tạng
mà ăn để điều dưỡng).
Nếu như
tà khí chưa hết thì lại uống như phép trên. (Phép ở đây là nói bốn mức độ như
trên, nếu tà khí chưa hết thì phải dùng lại lần nữa, nhưng độc ít hay độc nhiều
uống đến đúng mức thì thôi tất nhiên vô hại).
Trước
tiên phải biết vận khí thái quá hay bất cập thì không đến nỗi dùng nhầm thuốc
công phạt đánh vào chính khí hòa bình, không được dùng thuốc bổ cho chứng thực
làm cho chứng thực càng nặng thêm, không được dùng thuốc công cho bệnh hư làm
cho bệnh hư đã hư lại càng hư nặng, tạo thành cái tà “thịnh thịnh”, “hư hư” mà
khiến cho người ta phải vong mạng. (Không xét hư thực chỉ nghĩ đễn công kích
thì chứng thực lại thực thêm, hư lại hư nặng, mọi bệnh đều do đó mà nặng thêm,
chính khí ngày càng hao mòn, bệnh thế ngày càng nặng, tai họa chết non khó lòng
tránh khỏi).
Không
nên bổ nhầm làm cho tà khí mạnh lên, không nên tả nhầm làm cho chính khí tổn thất
mà làm cho người ta phải tử vong. (Cái gọi là đánh vào chính khí hòa bình (phạt
thiên hòa) là công chứng hư mà cho rằng thực, đó là làm cho tà khí mạnh thêm.
Không biết nội tạng đã hư mà công đó là làm cho chính khí tổn thất, chính khí tổn
thất đó là nguồn gốc dẫn đến chỗ chết).
Cho nên
con người phải thích ứng với thiên nhiên, làm cho kinh lạc sơ thông, huyết khí
điều hòa, khôi phục chỗ thiếu sót của nó, làm tương tự như người bình thường. Tốt
nhất là bồi dưỡng, điều hòa, kiên tâm trì chí, cẩn thận gìn giữ chính khí không
làm cho nó tiêu hao thì hình thể tự nhiên đầy đủ, sinh khí sẽ dồi dào. (Bệnh khỏi
rồi mà gầy, kinh lạc đã thông, khí huyết đã điều hòa, nên khôi phục cho tạng
nào chưa đầy đủ, làm cho bằng với các tạng đã đầy đủ, tất phải điều dưỡng, bền
lòng chờ đợi thì hình thể ngày càng khỏe mà sẽ hết gày).
Dùng thuốc
nhiệt tránh bệnh nhiệt, dùng thuốc hàn cần tránh bệnh hàn là thế nào? Đáp:
“Phát biểu thì không kiêng nhiệt, công lý thì không kiêng hàn”. (Mồ hôi tiết ra
cho nên dùng thuốc nhiệt không kiêng nhiệt, ỉa chảy cho nên dùng thuốc hàn
không kiêng hàn, đều là nói bất đắc dĩ mà phải dùng).
Cần phải
thuận theo sự ôn lương hàn nhiệt của bốn mùa, vi phạm sự cấm kỵ của bốn mùa mà
sinh bệnh thì phép chữa là phải dùng thuốc thắng được thời tiết. (Mùa xuân nên
dùng thuốc mát, mùa hè nên dùng thuốc lạnh, mùa thu nên dùng thuốc ấm, mùa đông
nên dùng thuốc nóng, đó là thích nghi với thời tiết. Dùng thuốc không thể không
thuận theo sự thích hợp đó. Nhưng phạm nhiệt thì lấy thuốc hàn mà chữa, phạm
hàn lấy thuốc nhiệt mà chữa, phạm khí mùa xuân nên dùng thuốc mát, phạm khí mùa
thu nên dùng thuốc ôn, đó là dùng thuốc để chiến thắng bệnh).
Đàn bà
có mang dùng thuốc độc thì như thế nào? Kỳ Bá: Ứng dụng đúng mục đích thì chẳng
những không hại gì đến thai mà cũng không hại gì đến mẹ. (Tức là người có bệnh
báng hòn cục, rắn đau không chịu nổi, thì phải chữa bằng thuốc phá tích, thuốc
trấn thống, bởi vì không cứu thì chết cả mẹ lẫn con, cứu là để cứu cho mẹ).
Bệnh
tích tụ nặng thì vì mục đích chữa bệnh, cũng có thể sử dụng thuốc độc. Nhưng cần
phải cẩn thận, khi bệnh đỡ quá 50% thì thôi không dùng nữa, nếu dùng quá nhiều
sẽ chết. (Bệnh đỡ quá 50% không đủ làm hại sinh mạng cho nên bệnh đỡ quá 50% thì
thôi, nếu dùng quá lệ là tận dụng hết độc khí của thuốc mà bên trong không còn
gì đáng công để đương đầu với thuốc thì sẽ tổn hại chân khí, cho nên nói dùng
quá sẽ chết).
Mộc khí
uất phải điều đạt can khí, hỏa khí uất phải phát tán hỏa nhiệt, thổ khí uất phải
dùng phương pháp hạ để chữa, kim khí uất phải làm cho tuyên thông phế khí, thủy
khí uất phải trục thủy để bẻ gãy cái thế xung nghịch, sau đó mới điều hòa khí của
ngũ tạng. (Điều đạt tức là làm cho mửa, phát tán tức làm cho phát hãn, ra mồ
hôi làm cho sơ tán. Hạ tức làm cho xổ. Tuyên thông là thấm tiết giải biểu, làm
cho lợi tiểu tiện. Trục thủy là ức chế cái thế xung nghịch. Sau rồi mới xem coi
khí hư thịnh thế nào mà điều lý cho thích đáng).
Bệnh
thái quá thì dùng thuốc ức chế lại để bẻ gãy cái thế, cũng là tả bệnh thái quá.
(Bệnh thái quá phải lấy vị mà tả, như vị mặn tả thận khí, vị chua tả can khí, vị
cay tả phế khí, vị ngọt tả tâm hỏa).
Lục khí
thiên thắng mà sinh bệnh, khi còn nhẹ thì tùy theo nó mà trị, khi đã nặng rồi
thì chế ước nó đi. Do phục khí mà sinh bệnh thì khí hòa hoãn thì làm cho bình ổn,
khí mạnh dữ thì phải tước đoạt bớt, đều là phải tùy theo khí thiên thắng mà làm
yên phần khí bị khuất phục, chẳng cứ mức độ thế nào lấy hòa bình được là thôi,
đấy là phép tắc chữa bệnh. (Chữa các bệnh này, chẳng cứ là mức độ thế nào, chỉ
lấy khí được bình hòa làm tiêu chuẩn, đấy là nói phục khí sinh bệnh và cũng có
phép chữa về bệnh ấy).
Khí bốc
lên cao thì nén xuống, khí hãm xuống dưới thì nâng lên, thế hữu dư thì phải bẻ
gãy, thế bất túc thì phải bổ hư, bổ trợ thêm cái có lợi cho chính khí, điều hòa
bằng những vị thuốc thích hợp tất phải làm cho chủ khách được yên ổn và thích ứng
với hàn ôn. Khí giống nhau thì dùng cách nghịch trị, khí khác nhau thì dùng
cách tòng trị. (Khí bốc lên cao thì nén xuống, nghĩa là chế bớt cái mạnh quá.
Khí hãm xuống thì nâng lên nghĩa là giúp đỡ cái yếu. Cái hữu dư thì phải bẻ gãy
là làm cho cái mạnh dữ phải nhụt bớt. Cái bất túc thì bổ là bảo toàn nguyên
khí, tuy chế bớt cái thắng, giúp đỡ cái yếu mà khách chủ đều phải yên theo một
khí. Nếu sai mất lẽ thường thì bên trong dầm ngấm, bên ngoài lấn vào mà sinh ra
nguy hại. Giống nhau là khí hàn nhiệt ôn thanh cùng hòa hợp với nhau, khác nhau
là thủy, hỏa, kim, mộc, thổ không hòa hợp với nhau. Khí hợp nhau thì phải dùng
cách nghịch trị đối với cái mình khắc, khí không hợp với nhau thì phải dùng
cách tòng trị cái mình bị khắc. Đó là nói đại khái về cách chữa chủ khách).
Bệnh khí
ở chỗ cao thấp khác nhau, vị trí của bệnh có xa gần khác nhau, chứng trạng biểu
hiện có trong ngoài, biểu lý khác nhau, phương pháp trị có khinh trọng hoãn cấp
khác nhau, tóm lại là làm sao cho đúng chứng đúng bệnh là đạt tiêu chuẩn. (Bộ vị
của nội tạng có chỗ cao chỗ thấp, khí của lục phủ có nơi xa nơi gần, bệnh chứng
có phần biểu phần lý, dùng thuốc có vị nặng vị nhẹ để điều hòa cái nhiều cái
ít, cái nhanh cái chậm, làm cho dược khí đến tận chỗ phát bệnh là đúng mức,
không thái quá hay bất cập).
Thiên Đại
yếu nói: Cách chế ra phương bất quá là hai thứ “cơ phương” và “ngẫu phương” mà
thôi. Tức là thuốc chủ dược làm quân, thuốc giúp chủ dược làm thần, như quân dược
1 mà dùng thần dược 2 đó là quy chế cơ phương; như quân dược dùng 2 mà thần dược
dùng 4 đó là quy chế ngẫu phương; quân dược 2 thần dược 3 đó là quy chế cơ
phương; quân dược 3 thần dược 6 đó là quy chế ngẫu phương. (Cổ nhân gọi Cơ tức
là đơn phương, Ngẫu tức là phức phương. Cách chế ra đơn phương, phức phương là
cùng một nguyên tắc, đều có phương to phương nhỏ. Cho nên cơ phương thì quân dược
1 thần dược 2, quân dược 2 thần dược 4; ngẫu phương thì quân dược 2 thần dược
4, quân dược 3 thần dược 6. Bệnh có bệnh nặng bệnh nhẹ, khí có khí xa khí gần,
cách chữa có chữa mạnh chữa vừa cho thích đáng cho nên nói chế phương).
Cho nên
nói bệnh gần thì dùng cơ phương, bệnh xa thì dùng ngẫu phương. Phát hãn không
dùng cơ phương, hạ không dùng ngẫu phương. Bổ ở trên nên làm dần dần, bổ ở dưới
chữa ở dưới, nên làm cấp tốc. Gấp rút thì khí vị nồng hậu, thư hoãn thì dùng
khí vị đạm bạc, cho thích đáng để đạt yêu cầu. (Thuốc phát hãn không dùng cơ
phương vì khí không nên phát tiết ra ngoài, thuốc hạ không dùng ngẫu phương vì
thuốc độc công phạt nhiều mà gây tai hại, chữa trên bổ trên dùng thuốc tính cấp
thì thuốc không ở lại mà đi xuống hết, chữa dưới bổ dưới mà dùng thuốc tính
hoãn thì làm nê trệ đường lối mà dược lực suy kém. Chế ra phương có tính cấp mà
khí vị đạm bạc thì lực của nó ngang với phương có tính hoãn, chế ra phương có
tính hoãn mà khí vị nồng hậu thì thế của nó ngang với phương có tính cấp, như vậy
thời dùng hoãn phương mà không hoãn được, dùng cấp phương mà không cấp được,
dùng vị hậu mà không hậu được, dùng vị bạc mà không bạc được. Chế ra phương to
hay nhỏ không đúng cách, nhẹ hay nặng không đúng mức thì hư thực hàn nhiệt, tạng
phủ đều rối loạn, không dựa vào đâu để trị liệu, thì dù cho thần thánh cũng
không thể chữa khỏi bệnh được).
Bệnh ở gần
thì dùng cơ phương, ngẫu phương với liều lượng nhỏ, bệnh ở xa thì dùng thì dùng
cơ phương, ngẫu phương với liều lượng to, to thì số vị ít, nhỏ thì số vị nhiều,
nhiều thì 9 vị, ít thì vài vị. (Thang hay hoàn, nhiều hay ít đều như thế. Xa
hay gần là nói về bộ vị của tạng phủ, tâm phế là gần, can thận là xa, tỳ vị là ở
giữa. Ba kinh dương là tâm bào, đại, tiểu tràng và đởm cũng có xa có gần. Thân
thể chia làm ba phần, phần trên là gần, phần dưới là xa. Hoặc người có kiến thức
cao xa, vận dụng một cách quyền biến cho hợp lý thì dùng cơ phương mà phân lạng
chẵn, dùng ngẫu phương mà phân lạng lẻ. Như thế thì chỗ bệnh gần dùng ngẫu
phương mà liều dùng thì nhiều, chỗ bệnh xa thì dùng ngẫu phương mà liều dùng
thì ít, cho nên nói phương nhỏ thì số vị nhiều, phương to thì số vị ít).
Dùng cơ
phương không khỏi thì dùng ngẫu phương gọi là trùng phương, dùng ngẫu phương
không khỏi thì dùng vị thuốc phản tá để giúp vào cho chóng khỏi, tức là tính
hàn nhiệt ôn lương của vị thuốc cũng giống như tính hàn nhiệt ôn lương của bệnh.
(Dùng trọng phương không khỏi thà dùng khinh phương, dùng thuốc độc không khỏi
thà dùng thuốc lành, dùng đại tễ không khỏi thà dùng tiểu tễ, cho nên dùng cơ
phương không khỏi phải dùng ngẫu phương, dùng ngẫu phương mà bệnh còn thì dùng
thêm một vị phản tá tức là khí vị của thuốc giống như khí của bệnh để trừ bệnh
đi. Hàn với nhiệt, nhiệt với hàn đều trái nhau, nhiệt ít thì hàn có thể lấn át,
hàn ít thì nhiệt có thể thủ tiêu, hàn quá nhiệt quá thì ắt có thể cùng tranh chấp
với cái mà tính chất trái nhau, có thể dùng ngăn chống với cái mà khác khí với
nhau, âm bất đồng thì không tương ứng, khí bất đồng thì không tương hợp. Như vậy
thời lo ngại mà không dám công, công thì bệnh khí và dược khí chống đối nhau mà
tự sinh ra hàn nhiệt, rồi ngăn đóng vít chặt lại. Cho nên các bậc thầy gia thêm
vị thuốc trái tính mà đồng khí với bệnh vào làm cho thanh khí cùng tương ứng với
nhau, lại làm cho hàn nhiệt cùng tham hợp với nhau, trước khác nhau mà sau giống
nhau, thấm nhuần mà làm tan chất rắn, cái cứng cỏi phải gãy, cái mềm nhũn phải
tan. Đó là nói về phương pháp tổng quát không vượt ngoài cơ phương, ngẫu phương
mà tất nhiên phải thấu triệt ý nghĩa của việc chế phương).
BẢNG THẤT
PHƯƠNG CỦA LÝ ĐÔNG VIÊN
Đại phương: Quân 1, thần 3, tá 9, (Bệnh ở bộ vị xa dùng cơ phương, ngẫu phương chế theo đại phương mà uống. Đại phương thì số vị ít, ít thì chỉ vài vị. Can thận là ở bộ vị xa, dùng thuốc thang thuốc tán thì phải thường uống và uống nhiều).
Tiểu
phương : Quân 1,thần 2. (Bệnh ở bộ vị gần dùng cơ phương, ngẫu phương chế theo
tiểu phương mà uống, tiểu phương thì số vị nhiều, nhiều thì đến 9 vị. Tâm phế
là bộ phận gần, dùng thuốc thang thuốc tán cũng không ngại thường uống và uống
ít).
Hoãn phương:
(Chữa trên bổ trên, chế ra hoãn phương, hoãn thì khí vị đạm bạc, phép chữa cốt
tại hòa hoãn vì hoãn là chữa tận gốc).
Cấp
phương : (Chữa dưới bổ dưới, chế ra cấp phương, cấp thì khí vị nồng hậu, chữa
khách tà dùng cấp phương vì cấp thì chữa ngọn).
Cơ
phương: (Quân 1 thần 2 là cơ phương, quân 2 thần 3 cũng là cơ phương, vì dương
thuộc số lẻ).
Ngẫu
phương: (Quân 2 thần 4 là ngẫu phương, quân 2 thần 6 cũng là ngẫu phương, vì âm
số chẵn).
Phức
phương: (Cơ phương không khỏi dùng ngẫu phương là trùng phương, cũng gọi là phức
phương).
Cho nên
mọi bệnh khi phát sinh ra, có bệnh sinh ở gốc (bản), có bệnh sinh ở ngọn
(tiêu), có bệnh sinh ở trung khí. Có bệnh chữa ở gốc mà khỏi, có bệnh chữa ở
trung khí mà khỏi, có bệnh chữa cả ngọn lẫn gốc mà khỏi, có bệnh chữa theo lối
nghịch trị mà khỏi, có bệnh chữa theo lối tòng trị mà khỏi. Cho thêm vị thuốc
phản tá mà chữa là nghịch trị, dùng cơ phương ngẫu phương mà chữa là tòng trị,
bệnh hàn dùng thuốc hàn mà chữa, bệnh nhiệt dùng thuốc nhiệt mà chữa là nghịch
trị, tòng nghĩa là thuận. Trái với chứng chính là thuận trị, nếu thuận theo giả
chứng nghịch trị. (Thí dụ như các chứng hàn thịnh cách dương, chữa chứng nhiệt
dùng thuốc nhiệt; nhiệt thịnh thì cách âm, chữa bệnh hàn dùng thuốc hàn, dùng
trái gọi là nghịch, ngoài tuy là dùng lối nghịch trị mà trong chính là thuận,
thế là nghịch mà chính là thuận; nếu chứng hàn cách dương mà dùng thuốc hàn để
chữa, nhiệt cách âm mà dùng thuốc nhiệt để chữa, ngoài tuy là thuận mà đối với
trung khí thì chính là nghịch, cho nên phương thuận theo giả chứng lại chính là
nghịch).
Cho nên
nói: “Biết vận dụng tiêu bản thì chữa bệnh không gặp khó khăn, hiểu rõ phương
pháp tòng trị nghịch trị thích đáng thì khi xử lý bệnh tật sẽ được chính xác mà
không nghi vấn gì. Không biết lý lẽ ấy thì đừng nói đến việc chẩn đoán, chỉ tổ
làm rối loạn kinh sách mà thôi, cho nên thiên Đại yếu nói: “Thầy thuốc kém mới
biết được một vài nét thì đã hí hửng tự đắc, cho rằng bao nhiêu bệnh chứng mình
đã biết hết, nhưng kết quả là khi họ đoán bệnh nhiệt chưa dứt lời thì bệnh hàn
đã phát ra. Họ không biết được cùng một khí như nhau mà bệnh tật sinh ra có chỗ
thể hiện khác nhau, vì thế nên làm rối loạn phương pháp chẩn trị”. (Sự ứng dụng
của lục khí, người kém chỉ biết được nửa, khí hóa ở kinh Quyết âm, người kém
cho là hàn mà thực là ôn. Khí hóa ở kinh Thái dương người kém cho là nhiệt mà
thực là hàn. Do đó tham khảo thì dùng sai đường lối, cho nên sự học vấn, nhận
thức và áp dụng không đạt được một nửa. Trong một phương pháp tiêu với bản, hàn
với nhiệt khác nhau, nói bản phải xét tới tiêu, bàn về tiêu phải tìm đến bản.
Nói khí mà chưa biết hết tiêu với bản, luận bệnh mà chưa phân biệt được âm
dương, bụng nghĩ mơ hồ không rõ chân lý, việc chữa bệnh càng làm cho rối loạn
phương pháp, tức là bọn lang băm, lang thiếu trình độ).
Lý lẽ của
tiêu bản tóm tắt mà bao la, từ nhỏ đến to, có thể nêu một ví dụ mà biết rõ được
sự biến hóa của trăm bệnh. Cho nên hiểu biết được tiêu bản là dễ nắm vững mà
không gây tác hại, xét biết được cái nào thuộc bản, cái nào thuộc tiêu thì có
thể điều hòa được bệnh khí, biết chính xác được khí nào thắng khí nào phục là
có thể làm mẫu mực cho mọi người mà việc học vấn có thể hiểu được triệt để.
(Đây là nói 6 khí đều có theo tiêu bản mà chữa, mọi bệnh phải biết rõ tiêu bản
của nó).
Thiên Đại
yếu nói: “Cẩn thận tuân thủ theo cơ chế của bệnh, căn cứ vào quan hệ sở thuộc của
các chứng trạng xem có tà khí hay không tà khí, tất nhiên phải hết sức suy tầm,
nghiên cứu. Thịnh vì sao mà thịnh, hư vì sao mà hư, trước hết phân tách trong 5
khí, khí nào thiên thắng? Trong năm tạng, tạng nào thụ bệnh? Sau đó sẽ sơ thông
khí huyết làm cho nó điều đạt thông sướng mà trở lại bình thường”. (Lời của
thánh nhân rất là sâu xa, có tà hay không tà phải suy tầm, bệnh thịnh hay hư phải
phân biệt. Như uống thuốc đại hàn mà bệnh nặng thêm, uống thuốc nhiệt mà không
thấy nhiệt là không có hỏa. Nhiệt đến rồi nhiệt lại đi, ban ngày thấy ban đêm
phục, đêm phát ngày hết, do thời tiết mà kích thích là không có hỏa, cần phải bổ
hỏa. Lại như cho uống thuốc đại nhiệt mà bệnh nặng thêm, cho uống thuốc hàn mà
không hàn là không có thủy, nóng rồi lại thôi, chợt đến chợt đi, chập chờn qua
lại, lúc động lúc dứt là bệnh không có thủy, nên bổ thủy. Trong ngoài bất
thông, mửa vọt, ăn không vào là có hỏa; bệnh ọe mà mửa, ăn vào lại mửa ra là
không có hỏa. Cho uống thuốc hàn mà không hàn phải trách ở vô thủy, cho uống
thuốc nhiệt mà vô nhiệt phải trách ở vô hỏa. Cho uống thuốc nhiệt mà bệnh khỏi
không được lâu là phải trách ở tâm hư, cho uống thuốc hàn mà bệnh khỏi không được
lâu là phải trách ở thận suy. Có hỏa phải tả hỏa, không hỏa phải bổ hỏa, hư thì
phải bổ, thực thì phải tả, làm sao cho trên dưới không trở ngại, khí huyết được
lưu thông điều hòa, thì hàn nhiệt tự điều hòa, âm dương tự điều đạt. Đó là nói
bệnh có 19 chứng mà có phép chữa hay).
Xin cho
biết rõ ràng về nội dung cách chế phương là thế nào? Quân dược 1, thần dược 2,
đấy là cách tổ hợp một tiểu phương; quân dược 1, thần dược 3, tá dược 5 đấy là
cách tổ hợp một trung phương; quân dược 1, thần dược 3, tá dược 9, đấy là cách
tổ hợp một đại phương. Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn, bệnh
nhẹ cách chữa phải nghịch với bệnh khí, bệnh nặng cách chữa phải nương theo bệnh
khí. (Bệnh còn nhẹ là do nhân hỏa (thực hỏa) ở trong, gặp cỏ cây thì bốc cháy,
có thể lấy ướt át mà trừ được, có thể lấy nước mà tưới tắt, cho nên phải nghịch
với tính của nó để tiêu trừ; bệnh đã nặng là do Long hỏa ở trong, hỏa này gặp ẩm
ướt thì bốc lên, gặp nước thì bắt cháy, không biết tánh của nó mà còn dùng thủy
thấp để tả, sức bốc lên sẽ làm cho ngất trời, đến chừng thế cùng lực tận thì mới
thôi. Biết được cái tính chất trái thường của nó mà dùng hỏa để trừ nó đi thì
cái bốc cháy tự tiêu, sự bốc lên cũng tự hết. Nghịch trị là dùng thuốc hàn để
chữa nhiệt, dùng thuốc nhiệt chữa hàn. Tòng trị là dùng tính chất hàn nhiệt của
thuốc nương theo tính chất hàn nhiệt của bệnh mà chữa. Cho nên câu sau có nói:
Nghịch trị là chính trị, tòng trị là phản trị, tùy theo tình hình của bệnh mà
áp dụng tòng trị nhiều hay ít).
Chỗ kiên
thực phải tước phạt, có khách tà là phải khu trừ, vì lao lực nhọc mệt mà sinh bệnh
phải ôn dưỡng, uất kết phải tán ngay, lưu trệ phải công trục ngay, bệnh khô háo
phải tư nhuận, bệnh nguy cấp phải làm cho nó hòa hoãn, bệnh hao tán phải làm
cho nó thu liễm lại, bệnh suy tổn phải ôn bổ nó, bệnh ở thượng bán thân phải
làm cho mửa, bệnh ở hạ bán thân phải làm cho xổ, hoặc dùng cách xoa bóp, hoặc
dùng thuốc thang, thuốc nước, thuốc giầm, thuốc tắm, thuốc rửa, hoặc bức cho xuất
ra ngoài, hoặc đón chặn cơn phát bệnh, hoặc dùng lối mở cho thông, hoặc dùng
cách phát tiết, đều căn cứ theo bệnh tình mà quy định. (Tùy chứng hậu của bệnh
mà xử lý cho đúng là được).
Hoàng Đế
nói: “Thế nào là nghịch tòng? Kỳ Bá đáp: “Nghịch tức là lối chữa chính trị,
tòng tức là lối chữa phản trị. Dùng thuốc để chữa theo lối phản trị nhiều hay
ít là phải xem theo bệnh tình mà ấn định”. (Nói nghịch trị tức là chính trị,
tòng trị tức là phản trị. Trái với bệnh khí tức là dùng thuốc hàn để chữa bệnh
nhiệt, lấy thuốc nhiệt chữa bệnh hàn gọi là chính trị. Dùng thuốc thuận theo bệnh
khí tức là phản trị).
Hoàng Đế
hỏi: “Thế nào gọi là phản trị? Kỳ Bá đáp: Tức là dùng thuốc nhiệt mà uống mát,
dùng thuốc hàn mà uống nóng, dùng thuốc bế tắc để chữa bệnh bế tắc, dùng thuốc
thông lợi để chữa bệnh thông lợi, cần tìm nguyên nhân bệnh ở đâu để đánh ngay
vào chỗ chủ yếu của bệnh. Phải phân biệt thật giả, không bị hiện tượng giả tạo
làm nhầm lẫn. Các phương tễ phản trị thoạt đầu thấy sự hàn nhiệt của dược tính
tương tự với sự hàn nhiệt của bệnh tình, nhưng mà kết quả của nó thì lại trái
ngược và có thể áp dụng lối chữa ấy để trừ được tích trệ, để tiêu tan được chỗ
khối rắn, để hòa được khí huyết, có thể thu được kết quả chữa bệnh. (Dùng thuốc
nhiệt mà uống mát thì sau khi nuốt khỏi cổ là mát đã hết mà nhiệt tính lại dấy
lên. Dùng thuốc hàn mà uống nóng là vì trung tiêu đầy, hạ tiêu hư thì phải sơ
thông trung tiêu và bổ mạnh ở hạ tiêu. Uống ít thì ủng trệ, uống nhiều thì
tuyên thông, do đó trung tiêu đầy cũng tự giải được, hạ tiêu hư cũng tự khỏi,
đó là dùng thuốc bế tắc để chữa chứng bế tắc. Lại có khi bệnh đại nhiệt kết tụ ở
trong, ỉa chảy không cầm được, bệnh nhiệt thì chữa bằng thuốc hàn, bệnh kết tụ
thì phải trừ đi, dùng thuốc hàn để hạ, để tan kết tụ, để cầm ỉa, đó là dùng thuốc
thông lợi để chữa chứng thông lợi; dùng thuốc nhiệt chữa bệnh hàn cho uống nguội,
dùng thuốc hàn chữa bệnh nhiệt cho uống nóng, tuy ban đầu thì giống nhau nhưng
sau kết quả thì trái lại).
Điều hòa
khí huyết có thể thu được kết quả chữa bệnh là thế nào? Đáp: “Hoặc dùng lối
tòng trị hoặc dùng lối nghịch trị, hoặc nghịch với bệnh khí mà thuận với chính
khí, hoặc thuận theo bệnh khí mà nghịch với chính khí để sơ thông cơ chế của
khí âm dương, làm cho trên dưới điều hòa, đấy là lối chữa “điều hòa khí huyết”.
(Nghịch là nghịch lại bệnh khí để chữa thẳng (chính trị), tòng là thuận theo bệnh
khí mà chữa trái lại. Nghịch với bệnh khí để chữa thẳng là làm cho bệnh khí phải
thuận theo, thuận theo bệnh khí để chữa là làm cho nó được bình hòa, cho nên
nói là nghịch tòng, hạ là sơ thông phần khí, làm cho đường lối khai thông thì
khí cảm hàn nhiệt mà biến đổi).
Bệnh có ảnh
hưởng trong ngoài với nhau thì trị liệu như thế nào? Đáp: “Từ bên trong ảnh hưởng
ra ngoài thì căn bản là do bên trong, cho nên phải điều trị bên trong trước. Từ
ngoài ảnh hưởng vào trong thì căn bản là do bên ngoài, cho nên phải điều trị
bên ngoài trước”. (Đó là chữa từ gốc bệnh).
Bệnh từ
trong ảnh hưởng đến ngoài mà nặng về bên ngoài hơn thì trước phải trị bên trong
rồi sau mới trị bên ngoài; bệnh từ ngoài ảnh hưởng vào trong mà nặng về bên
trong thì trước chữa bên ngoài rồi sau mới chữa bên trong. (Tức là trước trừ tận
gốc, sau mới thanh trừ cành lá).
Đã không
phải từ bên trong, lại không phải từ bên ngoài, cho nên gọi là bất nội ngoại
nhân, chỉ nên chữa bệnh chứng chủ yếu. (Không phải từ bên trong, không phải từ
bên ngoài, là đằng nào cũng có một bệnh. Đó là nói về cách chữa biểu lý của bệnh
có 3 phép: Một tiêu bản, hai là tiền hậu (Trước sau), ba là chủ bệnh).
Nói
chung chữa bệnh hàn phải dùng thuốc nhiệt, chữa bệnh nhiệt phải dùng thuốc hàn,
thầy thuốc không thể trái với tiêu chuẩn trị liệu có tính chất nguyên tắc ấy mà
thay đổi cách chữa khác, nhưng có khi bệnh nhiệt cho dùng thuốc hàn mà nhiệt lại
tăng thêm, có khi bệnh hàn dùng thuốc nhiệt mà hàn lại tăng thêm. Chẳng những
hàn nhiệt vốn có vẫn không lui, trái lại bệnh mới lại tăng thêm, trường hợp này
thì cách chữa như thế nào? (Tức là chữa bệnh mà bệnh không lui, trái lại vì
dùng thuốc hàn thuốc nhiệt mà sinh ra bệnh hàn bệnh nhiệt mới). Kỳ Bá đáp: “Các
chứng cho uống thuốc hàn mà hóa nhiệt là âm bất túc, cần phải tư âm; cho uống
thuốc nhiệt mà hóa ra hàn là dương bất túc, cần phải bổ dương. Đó là theo thuộc
tính của nó. (Đây là nói bổ thêm nguồn của hỏa để tiêu trừ cái mây mù [64], làm
mạnh chân thủy để chế lại sự chói sáng, cho nên nói là tìm thuộc tính của nó.
Người thầy thuốc kém dùng thuốc nhiệt chữa bệnh hàn, dùng thuốc hàn chữa bệnh
nhiệt, chữa hàn mà hàn càng tăng, công nhiệt mà nhiệt càng dữ, nhiệt sinh ra mà
hàn ở trong vẫn còn, hàn sinh ra mà nhiệt ở ngoài chưa hết. Muốn công hàn thì sợ
nhiệt không dám dùng, muốn chữa nhiệt thì sợ hàn rồi lại thôi, tiến thoái lưỡng
nan, nguy nan đã đến, biết đâu được cái nguồn của tạng phủ có hàn nhiệt ôn
lương sở chủ. Vả lại chữa tâm không cứ phải chữa bằng nhiệt, chữa thận không cứ
phải chữa bằng hàn, trợ thêm cái dương khí của tâm dùng thuốc hàn cũng thông
hành được, làm mạnh chân âm của thận dùng thuốc nhiệt cũng có thể giảm được, hoặc
dùng thuốc nhiệt chữa bệnh nhiệt, dùng thuốc hàn chữa bệnh hàn là chữa đâu khỏi
đấy.
Hoàng Đế
nói: “Uống thuốc hàn mà lại nhiệt, uống thuốc nhiệt mà lại hàn là tại sao? Kỳ
Bá đáp: “Chỉ đơn thuần chữa cái khí lấn mạnh mà xem nhẹ mặt hư của nó, cho nên
có cái kết quả trái nhau như vậy. (Vật thể có hàn nhiệt, khí tính có âm có
dương, va chạm đến khí lấn mạnh thì làm tăng thêm tác dụng của nó. Vả lại, can
khí ôn hòa, tâm khí nóng nảy, phế khí mát mẻ, thận khí lạnh lẽo, tỳ khí thì tổng
hợp các khí trên. Mùa xuân dùng thuốc thanh chữa can mà lại ôn. Mùa hè lấy thuốc
hàn chữa tâm mà lại nhiệt, mùa thu dùng thuốc ôn chữa phế mà lại thanh, mùa
đông dùng thuốc nhiệt chữa thận mà lại hàn, bởi vì bổ mạnh vào khí lấn thịnh
quá, bổ khí lấn thịnh quá thì khí hàn khí nhiệt của tạng tự nó sẽ nhiều ra).
5 vị sau
khi vào dạ dày, vì tính ưa thích của mỗi tạng khí mà có tác dụng điều trị, vị
chua vào can trước, vị đắng vào tâm trước, vị ngọt vào tỳ trước, vị cay vào phế
trước, vị mặn vào thận trước, tích lại lâu ngày thì có thể tăng cường các tạng
khí ấy. Đó là quy luật chung nhất của dược vật sau khi vào dạ dày, nó phát huy
tác dụng khí hóa. Nếu trường kỳ làm cho tạng khí tăng cường một cách phiến diện
là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chết non. (Vì vào can sinh ôn, vào tâm sinh nhiệt,
vào phế sinh thanh, vào thận sinh hàn, vào tỳ là nơi chí âm, là nơi tổng hợp tứ
khí, đều làm tăng thêm vị mà bổ ích cho khí. Cho nên mỗi vị tùy theo khí của bản
tạng của nó, uống Hoàng liên, Khổ sâm lâu ngày mà trái lại sinh ra nhiệt là loại
bệnh này, các vị khác cũng đều thế nhưng ý người khinh suất, không tinh tường đến
chứng hậu cho nên nói lâu ngày mà tăng thêm khí là lẽ thường của sự vật. Khí
tăng không ngớt, tạng khí thiên thắng thì có tạng khí thiên tuyệt thì lại có
khí chết đột ngột. Cho nên nói khí tăng lên mãi là nguyên nhân của sự chết non.
Vì thế, uống thuốc hàng ngày mà không đủ ngũ vị, không đủ tứ khí mà lại cứ uống
nhiều ngày, tuy ban đầu có bổ ích, nhưng dùng lâu sẽ chết non, là nghĩa như thế.
Bỏ không ăn cơm mà chỉ uống thuốc mà mau chết, tại sao vậy? Là vì không có vị của
ngũ cốc bồi bổ cho nên như thế. Lại chỉ ăn một thứ ngũ cốc cũng mau chết non).
Phân biệt
bệnh tật ở trong ngoài là làm sao? Kỳ Bá đáp: Phương pháp điều khí cần phải
phân biệt âm dương, xác định coi chúng ở trong hay ở ngoài, căn cứ vào vị trí của
bệnh. Ở trong thì trị trong, ở ngoài thì trị ngoài, bệnh nhẹ thì điều lý, bệnh
hơi nặng thì làm cho bình ổn, bệnh nặng lắm thì cướp đoạt, ở ngoài thì phát
hãn, ở trong thì hạ. Bởi vì hàn nhiệt ôn lương khác nhau mà làm giảm cái bệnh
thế sở thuộc, tùy theo sự thích nghi của nó. (Bệnh có trong ngoài, chữa có biểu
lý, chữa ở trong thì dùng phép nội trị mà điều hòa, chữa ở ngoài thì dùng phép
ngoài trị mà điều hòa. Ngoài ra, bệnh nặng thì dùng cách bình khí để điều hòa,
nặng quá không khỏi thì phải dùng cách cướp đoạt tà khí làm cho nó suy giảm đi.
Ví như khí Tiểu hàn phải dùng phép ôn hòa, khí Đại hàn phải dùng phép nhiệt để
chữa, khí lạnh nhiều phải dùng phép hạ để đoạt, tà không nặng lắm phải dùng
phép nghịch để trừ, trừ không hết thì phải tìm cái sở thuộc của bệnh để làm cho
bệnh thế tiêu dần, nếu bị cảm khí của Tiểu nhiệt thì dùng phép lương để hòa,
khí của Đại nhiệt nhiều thì dùng phép hàn để chữa, khí nhiệt nhiều thì dùng hãn
để phát ra. Phát ra không hết phải dùng phép nghịch để chế, chế mà tà không hết
thì phải tìm cái sở thuộc của bệnh mà làm cho bệnh thế giảm đi, cho nên nói là
hãn là hạ. Lấy sở thuộc của bệnh để làm giảm hàn nhiệt ôn lương, tùy chỗ của
nó).
Cẩn thận
tuân thủ theo phép tắc trên có thể chữa đâu khỏi đấy, khí huyết bình hòa thì sống
lâu. (Tuân thủ phép tắc để chữa, hễ làm là đúng cho nên có thể sử lý được mọi
việc, đó là phép tắc căn bản để bảo vệ khí huyết, là nguyên nhân làm cho chính
khí không hao kiệt).
Phàm trước
khi chẩn bệnh trước phải hỏi tỉ mỉ về sự thay đổi chức nghiệp, địa vị xã hội. Nếu
là người trước kia ở địa vị cao sang mà nay thấp hèn, tuy bệnh nhân không cảm
ngoại tà mà bệnh tật cũng có thể từ trong mà phát sinh, thứ bệnh này gọi là
“THOÁT DINH”. (Là vì tinh thần bị khuất, lúc sang thì được tôn quý, lúc hèn thì
phải nhẫn nhục, trong lòng mãi lưu luyến cái quá khứ, chí lo nghĩ kết lại trong
lòng, tuy không cảm phải ngoại tà mà bệnh từ trong sinh ra, huyết mạch hư giảm
cho nên gọi là thoát dinh).
Hoặc trước
kia giàu sang mà sau này nghèo khó, do đó mà phát bệnh gọi là “THẤT TÌNH”. Mấy
loại bệnh này là do khí của ngũ tạng uất kết lại, khí huyết không lưu thông kết
lại thành bệnh. (Giàu mà phóng túng đến khi nghèo thì mất hết của cải, trong
lòng thì uất kết khổ sở, bên ngoài thì luyến tiếc đồ đạc, lòng luôn luôn tưởng
nhớ, thần theo đó mà bốc lên đường vinh vệ, buồn cho nên lưu trệ, khí huyết
không lưu thông tích lại mà thành bệnh).
Thân thể
ngày càng gày mòn, khí hư tinh kiệt. (Khí huyết bức nhau, thân thể gày mòn cho
nên thân thể ngày càng gày sút, khí quy về tinh, tinh nuôi khí. Làm cho khí hư
không hóa tinh là vì tinh không có gì bồi bổ).
Bệnh thế
ngày càng nặng, dương khí tiêu tan, gai gai ớn lạnh, thường thường kinh hãi bất
an. (Bệnh thế lâu ngày, cốc khí hết, dương khí tiêu tan ở trong cho nên gai gai
ớn lạnh mà sợ hãi).
Bệnh thế
này sở dĩ ngày càng nặng là vì tình chí uất kết, bên ngoài thì hao tổn vệ khí,
bên trong thì vinh huyết bị tiêu hao. (Huyết do ưu sầu nung nấu, khí do bi
thương mà giảm đi, cho nên làm hao vệ khí ở ngoài, đoạt dinh khí ở trong. Tại
sao bệnh hóa ra lâu ngày? Là vì khí bị hao mà đoạt mất).
Thầy giỏi
mà không hỏi nguyên nhân bệnh, không hiểu bệnh tình đấy cũng là lỗi lầm thứ nhất
trong công tác chẩn trị.
Phàm khi
chẩn bệnh phải hỏi họ về tình hình ăn uống làm lụng nghỉ ngơi và hoàn cảnh xung
quanh thế nào. (Sự ăn uống làm lụng nghỉ ngơi mỗi nơi mỗi khác nhau cho nên phải
hỏi bệnh nhân).
Về mặt
tinh thần có những sự vui sướng đau khổ bất ngờ hay không, hoặc là trước vui
sau khổ? Bởi vì những nét sinh hoạt bất thường ấy đều có thể làm tổn hại đến
tinh khí, làm cho tinh khí suy kiệt, hình thể bại hoại. Mừng thì khí hoãn, buồn
thì khí tiêu, buồn thương ở trong thì tinh khí kiệt hết mà chết, cho nên tinh
khí kiệt hết thì hình thể bại hoại, tâm thần tan mất. Thầy kém chữa bệnh không
biêt bổ tả, không biết bệnh tình đến nỗi tinh ba ngày càng suy kém, tà khí sẽ
vây ráp, đó là lỗi lầm thứ hai trong công tác chẩn trị. (Không biết tình hình
khác nhau của sự mừng giận buồn vui, đại khái lúc nào cũng bổ tả thì khí tinh
ba của ngũ tạng ngày càng thoát hết, tà khí sẽ lấn vào mà thôn tính hết chân
khí).
Người thầy
thuốc chẩn mạch giỏi tất nhiên phải biết phân tích so sánh cái thường, cái khác
thường, nắm vững sâu sắc sự biến hóa. Nếu như thầy thuốc mà không hiểu được lẽ
này thì sự chẩn đoán của họ sẽ không cao kiến, thứ chẩn đoán không cao kiến này
là cái lỗi lầm thứ ba trong công tác chẩn trị. (Trong mục Tòng dung luận nói:
“Mạch tỳ hư đi phù như mạch phế, mạch vị đi phù như mạch tỳ, mạch can đi cấp,
trầm, tán giống như mạch thận. Đó là sự rối loạn chốc lát của thầy thuốc, lấy
phương pháp phân tích so sánh mà phân biệt).
Chẩn bệnh
có ba loại tình huống cần phải chú ý, trước hết là phải hỏi địa vị xã hội của bệnh
nhân sang hay hèn, thứ đến hỏi tình hình thay đổi địa vị của họ như thế nào,
sau hết là tìm hiểu xem có mộng tưởng gì? (Sang thì hình vui chí vui, hèn thì
hình khổ chí khổ, vui khổ khác nhau cho nên trước hết phải hỏi đến).
Bởi vì
người trước kia vốn là quan sang tước trọng, nhất đán bị sa cơ thất thế, tuy
không bị trúng ngoại tà mà về mặt tinh thần đã bị tổn thương trước, uất ức
không thư thái làm cho thân hình bại hoại, thậm chí chết. Như trước kia là người
giàu có một mai lại nghèo nàn, tuy không bị ngoại tà làm tổn hại cũng có thể phát
sinh ra chứng lông da khô queo, gân mạch co quắp sinh ra bệnh bại sụi hoặc co
quắp. (Vì tà khí lưu lại ngũ ở tạng, bệnh có chỗ phát ra nên sinh như thế).
Những bệnh
như thế này, nếu thầy thuốc không có thái độ nghiêm túc, không thể thuyết phục
giáo dục để làm chuyển biến được tinh thần và ý thức của bệnh nhân, biểu hiện
cái nhu nhược bất tài thì không thể sử lý gì được, tình chí của bệnh nhân không
chuyển biến, trị liệu như thế này cũng không đem lại kết quả, không thể xử lý tốt
thứ bệnh này, đấy là cái lỗi lầm thứ tư trong công tác chẩn trị.
Phàm khi
chẩn trị bệnh tật tất phải hiểu rõ nguyên nhân phát bệnh và quá trình diễn biến
sau khi phát bệnh mới có thể xét biết gốc ngọn, nắm vững bệnh tình. Lúc bắt mạch
định bệnh cần chú ý sự quan hệ trong vấn đề nam nữ như sinh ly tử biệt, tình
chí uất kết, lo sầu, sợ hãi, mừng giận…đều có thể làm cho ngũ tạng rỗng không,
huyết khí ly tán. Nếu như thầy thuốc mà không biết điều này là cái lỗi lầm thứ
năm trong công tác chẩn trị. (Ly gián tình thân yêu, cắt đứt điều ưa thích, chất
chứa sự lo nghĩ, cố kết sự giận dữ. Ly gián tình thân yêu là mất hồn, dứt mất
điều ưa thích là mất khí, chất chứa sự lo nghĩ thì thần mệt, cố kết sự giận dữ
thì chí bị uất, lo sầu thì khí bế tắc mà không lưu thông, sợ hãi thì hoảng hốt
mà thất thần, giận dữ thì mê lẫn mà không chữa được, mừng vui thì sợ hãi mà khí
không tàng. Do đó mà sinh ra 8 chứng trên, cho nên ngũ tạng rỗng không, huyết
khí ly tán chỉ công phạt mà không hiểu rõ. Như thế thì nói làm sao được?).
Phàm khi
chẩn đoán lâm sàng mà không biết lẽ âm dương nghịch tòng đấy là nguyên nhân thất
bại thứ nhất trong công trị liệu.
Theo thầy
học nghề chưa tốt nghiệp, học thuật chưa tinh thông, nhắm mắt áp dụng ẩu các
phương pháp trị liệu, cho thuyết bậy bạ làm chân lý, khéo đặt tên bệnh để khoe
khoang bản thân, dùng càn biếm thạch làm cho thân thể về sau sinh tật, đấy là
nguyên nhân thất bại thứ hai trong công tác trị liệu.
Không
phân biệt các nếp sinh hoạt của người giàu sang, kẻ nghèo hèn, không hiểu rõ
hoàn cảnh cư trú tốt hay xấu, không chú ý đến sự ấm lạnh của thân thể, không
xét nét đến sự cấm kỵ trong ăn uống, không phân biệt đến tính tình dũng khiếp của
người, không biết ứng dụng phương pháp so sánh sự dị đồng để tiến hành phân
tích, những loại chứng như thế đủ làm cho mình bối rối rồi, còn lấy đâu để bàn
chuyện cao xa. Đấy là nguyên nhân thất bại thứ ba trong công tác trị liệu.
Chẩn
đoán bệnh mà không hỏi bệnh phát từ lúc nào? Về phương diện tinh thần có bị
kích thích hay không, về phương diện ăn uống có tiết chế hay không? Về sinh hoạt
khởi cư có thường vượt quy hay không? Hay là do ngộ độc? Những vấn đề này cần
phải chú ý trước hết. Không hỏi rõ ràng những điều ấy trước mà sờ tay bắt mạch
ngay, làm kiểu ấy là không có thể chẩn đoán ra được bệnh, buột miệng là nói bậy,
gọi bệnh là nói càn kiểu ấy là do nghề kém sẽ tạo thành hậu quả tai hại nghiêm
trọng. Đấy là nguyên nhân thất bại thứ tư trong công tác trị liệu.
(Nguyên
nhân thất bại thứ nhất là không biết lẽ âm dương thuận nghịch, lẽ âm dương thuận
nghịch không phải chỉ có một mối.
Mạch
Nhân nghinh ở tay trái là dương, mùa xuân hè đi mạch Hồng Đại là thuận, trầm tế
là nghịch.
Mạch Khí
khẩu ở tay phải là âm, về mùa đông đi Trầm Tế là thuận, Hồng Đại là nghịch.
Đàn ông
mạch tay trái to là thuận, đàn bà mạch tay phải to là thuận.
Bệnh ngoại
cảm thuộc dương, thấy dương mạch là thuận, thấy âm mạch là nghịch.
Bệnh nội
thương thuộc dương, thấy dương mạch là thuận, thấy âm mạch là nghịch.
Bệnh nội
thương thuộc âm, thấy âm mạch là thuận, thấy dương mạch là nghịch, còn như màu
sắc thấy ở trên ở dưới, ở bên phải bên trái, đều là những điều mấu chốt dễ đoán
bệnh, trên là nghịch dưới là thuận.
Đàn bà
bên phải là nghịch, bên trái là thuận).
(Nguyên
nhân thất bại thứ hai là không theo đúng phương pháp trị liệu của thầy dạy, bắt
trước tà thuật nhố nhăng, lấy cái sai làm đúng, dùng bừa biếm thạch).
(Nguyên
nhân thất bại thứ ba là không thích nghi với tình hình của bệnh nhân, không hiểu
rõ phương pháp so sánh phân loại bệnh).
(Nguyên
nhân thất bại thứ tư là không nghiên cứu nguyên nhân sinh bệnh, bắt mạch bừa
bãi, gọi tên bệnh là sai).
Người
thông minh không chủ trương để có bệnh rồi mới lo chữa bệnh, mà cần phòng bệnh
trước khi chưa có bệnh, việc trị nước cũng thế, không phải để cho có loạn rồi mới
nghiên cứu dẹp loạn, mà lúc chưa có loạn phải ngăn ngừa đừng để cho loạn lạc
phát sinh. Giả sử bệnh tật phát sinh rồi mới trị liệu, chiến loạn đã hình thành
rồi mới lo bình định thì có khác chi khát nước rồi mới nghĩ đến việc đào giếng,
chiến tranh đã bùng nổ rồi mới nghĩ đến việc chế tạo vũ khí, thế thì chẳng muộn
lắm sao?
Hình thể
yếu nhược, khí hư thì chết. (Vì trong ngoài đều bất túc).
Hình khí
hữu dư mà mạch khí bất túc thì chết. (Tạng suy cho nên mạch bất túc).
Mạch khí
hữu dư mà hình bất túc thì sống. (Tạng thịnh cho nên mạch khí hữu dư).
Cho nên
chẩn đoán phải có phương pháp, đứng ngồi phải có chừng mực. (Đứng ngồi có chừng
mực thì sức thở điều hòa, cho nên phương pháp chẩn đoán phải vận dụng như
trên).
Ra vào
phải có chừng mực để chuyển vận thần minh. (Tại sao nói sự đứng ngồi phải có chừng
mực? Là vì ra vào đi đứng thì thần minh sẽ tùy đó mà chuyển vận).
Cần phải
giữ sự thanh tĩnh, quan sát khí sắc hình thể, xét rõ khí hậu thời tiết, phân biệt
bệnh vị của ngũ tạng rồi sau mới xem mạch để định rõ sự sống chết.