Tác
dụng:
Các
thuốc hoá đàm nhiệt, đa số có tính hàn, dùng thích hợp với các bệnh ho suyễn
tức, nôn ra đàm đặc, vàng, hôi, hoặc các bệnh điên giản kinh phong có đàm ngưng
trệ. YHCT quan niệm đó là do đàm hoả thấp nhiệt, uất kết mà dẫn đến.
Đặc
điểm: Thường có tính hàn, dùng cho các chứng đàm
nhiệt.
Vị
thuốc:
Trúc nhự (tinh
tre)
Caulis
Bambusae in Taeniis
Dùng lớp vỏ
giữa, sau khi đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài ở thân cây tre Bambusa sp. Họ Lúa
- Poaceae.
Tính vị : vị
ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, can, vị.
Công năng: Thanh phế lợi đàm, thanh vị cầm nôn.
Chủ
trị:
- Chữa ho đàm nhiều do viêm phế quản, viêm
phổi (hay dùng cùng với bán hạ, trần bì)
- Chữa nôn nấc do vị nhiệt.
- Cầm máu do sốt cao gây chay máu: chảy máu
cam, nôn ra máu, rong huyết.
- An thai: do sốt cao gây động thai.
Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.
Kiêng
kỵ: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Khi dùng có thể dùng sống hoặc
tẩm nước gừng sao vàng và sắc uống.
Trúc lịch
Succus Bambusae
Là dịch chảy ra sau khi đem đốt các ống tre
tươi hoặc măng cành tre Bambusae sp. Họ Lúa - Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, tính đại hàn.
Quy kinh: vào tâm, vị.
Công năng: Khử đàm, khai bế, thanh nhiệt trừ phiền.
Chủ
trị:
- Chữa sốt cao, hôn mê co giật hoặc viêm
phổi dẫn đến ho hen, khó thở. Dùng trúc lịch, nước gừng mỗi thứ 5 - 10ml, uống
với nước sôi để nguội.
- Chữa sốt cao, bứt rứt khó chịu.
- Chữa sốt cao gây mất tân dịch gây phiền
khát.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.
Liều dùng: 5 - 10ml/ ngày.
Kiêng
kỵ: Nếu không có đàm nhiệt thì không được dùng.
Khi uống nên uống với nước gừng.
Thiên trúc hoàng (phấn nứa)
Concretio Silicea Bambusae
Là những cục bột màu trắng hoặc vàng
đọng lại trong ống cây tre hoặc nứa - Bambusa sp. Họ Lúa - Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: vào tâm, can.
Công năng: Thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần, đuổi phong
nhiệt.
Chủ
trị:
- Chữa sốt cao, hôn mê, vật vã, mê sảng.
- Chữa viêm phế quản, viêm phổi khó thở, đờm
khò khè.
- Chữa trẻ em sốt cao, hôn mê, co giật.
Liều dùng: 3 - 6g/ ngày dạng thuốc sắc; 1 - 3g/ ngày dạng thuốc
bột.
Kiêng
kỵ: Những người không có đàm nhiệt không nên dùng.
Qua lâu nhân
Semen Trichosanthis
Dùng hạt phơi sấy khô của cây qua lâu Trichosanthes
sp . Họ Bí - Cucurbitaceae.
Hiện nay qua lâu nhân là hạt phơi sấy khô của
nhiều loài Trichosanthes đều thuộc họ Bí. Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua
lâu còn cho nhiều vị thuốc khác như:
- Qua lâu bì (vỏ quả) Pericarpium
Trichosanthis: được dùng để chữa ho, thổ huyết, sốt nóng, khát nước. Ngoài
ra còn dùng chữa thuỷ thũng, hoàng đản.
- Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (rễ cây) Radix
Trichosanthis: Chữa sốt nóng, hoàng đản, miệng khô, hơi ngắn.
Tính vị : vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: vào phế, vị, đại trường.
Công năng: Thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, trị ho, nhuận tràng.
Chủ
trị:
- Chữa các chứng đàm nhiệt gây ho, chữa viêm
phế quản, giãn phế quản.
- Dùng khi lồng ngực đầy trướng buồn bực do
đàm nhiều trong phế quản.
- Nhuận tràng thông đại tiện: dùng khi đại
tràng táo kết.
- Tán kết tiêu ung thũng: dùng trong viêm
hạch, bướu cổ, mụn nhọt.
- Chữa hoàng đản nhiễm trùng.
Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.
Kiêng
kỵ: Không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy mãn tính, đờm sắc
trắng loãng.
Qua lâu phản ô đầu.
Chú thích:
Tác dụng dược lý: hợp chất saponin trong qua lâu nhân có tác dụng chống
ho, trừ đàm tốt. Thành phần dầu trong qua lâu nhân có tính chất nhuận tràng.
Bối
mẫu
Người ta
phân biệt ra 2 loại bối mẫu:
- Triết bối
mẫu (Bulbus Fritillariae thunbergii): Là tép dò khô của cây triết bối mẫu - Fritillaria
thunbergii (Mig. ) - Fritillaria verticillata Willd. Var. thunbergii
(Mig. ) Bak, thuộc họ Hành - Alliaceae.
- Xuyên bối
mẫu (Bulbus Fritillariae cirrlosac): Là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria
roylei Hook, hay bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D. Don - đều
thuộc họ Hành - Alliaceae.
Tính vị :
vị đắng, tính hàn.
Quy kinh:
vào tâm, phế.
Công
năng: Thanh táo nhuận phế, hoá đàm, tán kết
Chủ
trị:
- Chữa đờm
ho nhiệt, viêm phổi, viêm phế quản, họng rát, đờm nhiều, dính, khó khạc.
- Chữa ho,
lao hạch.
- Chữa mụn
nhọt, viêm tuyến vú, sưng tấy.
Liều
dùng: 4 - 12g/ ngày.
Kiêng
kỵ: Bối mẫu phản ô đầu.