Thuốc thanh nhiệt tả hỏa

Định nghĩa

  • Thanh nhiệt tả hỏa là những thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc nhiệt độc phạm vào phần khí, hay kinh dương minh gây sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hồngsác. 

Đặc điểm

  • Đa số có tính hàn, quy kinh phế vị.

Tác dụng

  • Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng thần kinh, vận mạch (ôn nhiệt phạm khí, hay dương minh kinh chứng)
  • Sinh tân chỉ khát: làm bớt khát nước do sốt cao. 

Cách dùng

  • Là thuốc chữa triệu chứng, phối hợp với thuốc trị nguyên nhân (thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp)
  • Người thuộc hư chứng, phối hợp với thuốc bổ. 

Kiêng kỵ 

  • Tỳ vị hư hàn

Các vị thuốc


Thạch cao (Bạch hổ, băng thạch)

  • Gypsum Fibosum
  • Thành phần: chủ yếu là calci - sunfat ngậm nước (CaSO4. 2H2O)
  • Tính vị quy kinh: Vị ngọt, cay, đại hàn - Phế vị. 
  • Công năng chủ trị : Tả hoả, trừ phiền chỉ khát. 
  • Dùng sống để uống: Chữa sốt cao, khát nước, ho do phế nhiệt, vị hoả gây nhức đầu, đau răng.
    Dùng ngoài nung cho mất nước (CaSO4. 2H2O): Chữa lở loét, eczema, vết thương nhiều mủ. Tây y dùng bó bột.

  • Liều dùng: 12 - 80g/24h dạng bột hay mài với nước, hoặc hoà vào thuốc thang đã sắc mà uống. Không dùng lửa sao, sấy trực tiếp, thạch cao bị mất nước khi uống sẽ gây tắc ruột chết người. Rắc ngoài không kể liều lượng

Chi tử (dành dành)


  • Chi tử mọc ở núi gọi là sơn chi tử - Gardenia florida L = Gardenia jasminoides Ellis Họ cà phê - Rubiaceae 
  • Bộ phận dùng: Quả chín của cây dành dành
  • Tính vị quy kinh: tinh đắng - hàn - Can phế vị
  • Công năng chủ trị: Tả hoả, lương huyết, lợi niệu

Dùng sống hoặc sao vàng để tả hoả: Sốt cao vật vã, hoàng đản, đau mắt đỏ do can hoả (dùng lá tươi đắp mắt)
Sao cháy để chỉ huyết: viêm dạ dày, chảy máu dạ dày (uống với nước gừng), sốt cao chảy máu (nục huyết, tiện huyết, xuất huyết. . . ) 
  • Liều lượng cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống


Trúc diệp


  • Cây tre - Bambusa, cây vầu - Phyliostachys. họ lúa (Poaceae)
  • Bộ phận dùng: Lá non (tươi, khô) hoặc búp tre (trúc diệp quyển tâm)
  • Tính vị quy kinh: Tính cay đạm, hàn - Tâm, phế, vị
  • Công năng chủ trị: Tả hoả, trừ phiền. 

Sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, nôn mửa, trằn trọc, mất ngủ. 
Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng, viêm phế quản
  • Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hoặc xông


Hạ khô thảo


  • Hạ khô thảo bắc – Trung quốc - Prunella vulgris L. họ Bạc hà - Lamiaceae. 
  • Hạ khô thảo nam (cải trời, cải ma) - Blumea subcapitata DC. , họ Cúc - Asteraceae. 
  • Bộ phận dùng 

Hạ khô thảo bắc: Dùng hoa và quả 
Hạ khô thảo nam: Toàn cây, trị vẩy nến, lợi tiểu, viêm gan mãn
  • Tính vị quy kinh: tính đắng cay, hàn - Can đởm
  • Công năng chủ trị

Thanh can hoả, hoạt huyết, lợi niệu
Hạ sốt, cao huyết áp, viêm gan virus, đau mắt kèm đau nửa đầu (thong manh)
Rong huyết, chấn thương (đắp ngoài), lao hạch, giải dị ứng
Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu
  • Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống
  • Kiêng kỵ: Âm hư, ăn kém


Thảo quyết minh (Hạt muồng, đậu ma)


  • Cassia fora họ Vang (caesalpiniaceae)
  • Bộ phận dùng: Hạt của cây Thảo quyết minh
  • Tính vị quy kinh: Mặn, bình - Can thận
  • Công năng chủ trị: Bình can, nhuận tràng. 

Sao vàng: Nhuận tràng, chữa táo bón
Sao cháy: Bình can: chữa đau đầu, hoa mắt, mất ngủ do cao huyết áp, đau mắt đỏ do can hoả và hạ sốt 
Lá tươi sát ngoài chữa hắc lào
  • Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hãm uống


Tri mẫu


  • Anemarrhena asphodeloides Bge. họ Tri mẫu - Asphodelaceae
  • Bộ phận dùng: Thân rễ
  • Tính vị quy kinh: tính đắng, hàn - Phế, vị, thận
  • Công năng chủ trị: Tả hoả, tư âm, nhuận trường

Hạ sốt, khát nước (do sốt cao kéo dài, tiêu khát)
Chữa ho khan, nhức xương, triều nhiệt, mồ hôi trộm, đại tiểu tiện không lợi
  • Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống