Công
hiệu khác nhau
Đại phúc
bì tức là vỏ binh lang, Cùng với binh lang khí vị công hiệu giống nhau, đều
dùng hạ khi thông trệ, lơi thủy, tiêu thũng.
Nhưng đại
phúc bì cay, hơi ôn, chất nhẹ. Tính nổi, hõan, hạ khí nhẹ vầ chậm, nó tán khí trệ vô hình. Binh lang đắng,
cay, hơi ôn, chất trọng, tính trầm và mạnh, phá khí rất nhanh, chuyên tả tích
trệ có hình rõ ràng, hay sát trùng.
Chủ trị khác nhau
1 - Đại phúc bì chủ trị cúc chứng bệnh khí trệ.
thấp, trở quản phúc đau, trướng đầy.
Binh
lang tiêu đàm tích.
Đại phúc bì tán ôn hành tán, hành
khí tán mãn hạ khí khoan trung. Nên dùng chữa các chứng: khí thấp trệ, quản
phúc trướng, mãn, thực tích không hóa được, tiện bí hoặc tiết tả không rõ rang.
Như "Ôn bệnh điều biện”, gia giảm bài chính khí tán (hoắc hương ngạch, hậu
phác, hạnh nhân, nhân trần, phục linh bì, trần bì, đại phúc bì, thần khúc, mạch
nha). Trị tam tiêu thấp uất, lên xuống không điều hòa, cuống dạ dày bụng trướng
đau, đại tiện không sảng khoái.
Binh lang không những chứa khí thấp
trở trệ, quản thúc đầy, trướng, đau, đại tiện không sảng khoái, mà còn hay tả
những tích tụ có hình nên dùng chữa các chứng tính, ngứa, mụn nhọt như “Phương
mạch chính tông” trị chứng thực tích phiền muộn, đầy, gây nên nhiều đàm diên, ẩu
thổ. Dùng binh lang phối hợp bán hạ, sa nhân, la bạc tử, mạch nha, can khương,
bạch truật, sắc nước uống.
"Loại chứng trị tài’ - bài Hóa
tích hoàn (tam lăng, nga truật, a ngùy, phù thạch, hương phuc, hùng hoàng, binh
lang, tô mộc,ngôn lăng tử, ngũ linh chi, dùng nước nhào viên) thống trị năm chứng
tích” Ngũ tích: Tích ở tâm là phục lương, Tích ở can là phí khí, Tích ở tỳ là
bĩ khí, Tích ở phế là tích bôn, Tích ở thận là bôn đồn, đâ thành hình và rất rắn.
"Ôn dịch luận” bài binh thược
thuận khí thang'' binh lang, thược dược,
chỉ thực, hậu phác, đại hoàng, sinh khương, sắc nước uống. Trị chứng hạ lỵ nhiều
lần, lý cấp, hậu trọng, bưa lưỡi vàng.
2 - Đại
phúc bì chủ thủy thũng, cước khí
Binh lang sắc mỗi loại trùng.
Đại phúc hành khí lợi thủy, dùng chữa
thủy thũng, phúc trướng, tiểu tiện không lợi. Có mang bị chứng thủy thũng, cước
khí, sưng, đau.
Như “Tam nhân phương” bài ngũ vị ẩm
trị bì thủy: 4 chân tay, đầu, mặt đều phù thũng, xem xét không thấy rõ ràng,
không sợ lạnh, bụng bình thường không suyễn, không khát, mạch phù.
"Cục phương” bài ngũ bì tán (ngũ gia bì, địa cốt bì, sinh
khương bì, đại phúc bì, phục linh bì) trị bốn chân tay phù đầy, tâm phúc cổ trướng,
thượng khí suyễn xúc, bụng, sườn như cái trứng, cử động, suyễn, yết ớt, mệt mỏi.
“Thánh huệ phương" trị cước khí,
phúc trướng, phù đầy, đại tiểu tiện bĩ sáp - dùng đại phúc bì, binh lang, mộc
hương, mộc thông, ức lý nhân, tang bạch bì, khiên ngưu tử, đều tán nhỏ, gừng
hành làm thang sắc thuốc uống.
Binh lang hạ khí lợi thủy, lại hay
sát trùng chẳng những dùng chữa thủy thũng, cước khi mà còn dùng trị các chứng
trùng; đối với các bệnh giun như: sán ở ruột. Tiền trung bệnh, ấu trùng, giun
đũa. Dùng một vị hoặc dùng phối hợp với các vị sát trùng như "Thánh huệ
phương" Trị các chứng giun ở tạng phủ lâu ngày không trừ được, tức thì
dùng binh lang, lấy hành, một thang sắc uống.
"Nội khoa học" bài Binh
lang thang (binh lang, hoàng bá, hoàng liên, lôi hoàn) sắc nước uống. Trị cốc chứng
ký sinh trùng trong đường ruột.
Đặc thù sử dụng khác nhau.
"Nhân trai trực chi phương". Trị lậu sang ác uế.
Dùng đại phúc bì nấu nước rửa.
Lâm
sàng: Binh lang làm sáng mắt.
"Bản
thảo cương mục” trị bệnh huyết lâm gây nên đau. Dùng binh lang một quả, lấy mạch
môn đông sắc nước lấy một bất nước mài bình lang, uống nóng lúc đói, ngày 2 lần.
"Y
tông kim giám" bài binh lang hoàn (binh hang, chi xác mỗi thứ 2 lạng, mộc
qua một lạng rưỡi, mộc hương một lạng, đại hoàng 4 lạng, tán nhỏ, luyện mật làm
hoàn to bằng hột ngô, mỗi lần uống 30 viên lúc đói với nước trắng, hoặc với rượu
trắng, trị thận hư du phong, thấy đùi, ống chân đỏ, sưng, hình như vân, chạy nổi
không cố định, đau nóng như bị nung.
"Thánh huệ phương" bài binh lang tán (binh lang 1 lạng, mộc
hương, cao lương khương, thanh quất bì, đào nhân, quế tâm mỗi vị một lạng rưỡi.
Trị bệnh mệt mỏi, kém ân, kém ngủ, tim đau, chân tay nghịch lãnh.