Công dụng khác nhau
Hậu phác hoa và Đại đại hoa đều có phát ra
sinh khí, nên hay lý khí và khoan trung, sơ uất, giáng nghịch. Nhưng hậu phác
hoa đắng, cay, ôn, công dụng thiên về lợi thấp khoan trung, hóa thấp, giải uất,
kiện tỳ chỉ thống. Khi chữa nặng về tỳ, vị kinh.
Đại đại hoa vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, công
dụng thiên về lý khí, khoan hung, sơ can, hòa vị. Điều trị nặng về can vị kinh.
Chủ trị khác nhau
1
- Hậu phác hoa chủ trị thấp uất,
khí trệ, hung cách, trướng muộn.
Đại đại hoa chủ trị can uất, khí trệ, hung bĩ
muộn.
Hậu phác hoa công dụng thiên hóa thấp, khoan
trung giải uất, dùng chữa các chứng bệnh: thấp uất, khí trệ, hung cách, trướng
muộn. Trong lâm sàng thường dùng cùng với hoắc cánh, tô ngạch, mộc hương, chỉ
xác.
Đại đại hoa công dụng thiên về sơ can, lý
khí. Dùng chữa các chứng can uất, khí trệ gây chứng ngực bĩ, cách sinh phiền muộn.
Lâm sàng thường dùng phối hợp với hợp hoan hoa, tiểu thanh bì, hương phụ, uất
kim, toàn phúc hoa, qua lâu xác.
2
- Hậu phác hoa chủ trị thấp trở,
khí trệ, trong bụng đầy, nôn mửa.
Đại đại hoa chủ trị can, vị không hòa nhau,
cương dạ dày bụng trướng đau, nôn mửa, ít ăn.
Hậu phác hoa hóa thấp, khoan trung, trị thấp
trở khí trệ, trung mãn, nôn mửa, ăn nạp được ít, lâm sàng thường dùng cùng với
toàn phúc hoa, giả thạch bội lan, hoắc cánh, cốc suyên phối hợp.
Đại đại hoa sơ can, hòa vị, dùng chữa các chứng:
can, vị bất hòa, cuống dạ dày, bụng đau, trướng đầy,nôn mửa, ít ăn. Lâm sàng
thường dùng phối hợp với hợp hoan hoa, sài hồ, sinh khương, bán hạ, phục linh,
hoàng cầm.
Đặc thù chữa trị
khác nhau.
Hậu phác hoa không phải là vị thuốc chuyên lý
vị. Nay thường dùng chữa đàm trở, tâm lạc, hung, tý, can uất, hư nhiệt mất ngủ,
tỳ hư uất, kinh nguyệt nhiều, can uất, huyết trệ kinh bế đều có dùng hậu phác
hoa.
Đại đại hoa trên vào kinh quyết âm, dưới vào
xung nhâm. Cho nên nay dùng chữa khí huyết lưỡng hư, đầu nhức, can uất, khí trệ,
xung nhâm không đều, mất ngủ, thoát thai, đều phải dùng đại đại hoa điều trị.