Sa sâm cùng Bách hợp


Công hiệu khác nhau

           Sa sâm cùng bách hợp, dưỡng âm, thanh phế, nhuận táo, chỉ thấu, công dụng tương tự như nhau. Cho nên các bệnh phế nhiệt táo, ho, thường dùng. Nhưng sa sâm sở trương ích vị, sinh tân, chỉ khát, kiêm thanh phế, khứ đàm, chỉ khái.
           Bạch hợp sở trường nhuận phế, chỉ huyết, kiêm thạch tâm an thần.


 Chủ trị khác nhau

   1 -    Sa sâm chủ phế nhiệt táo, khái, hư lao, cửu khái.
           Bách hợp chủ khái huyết, khạc huyết.
            Sa sâm ngọt, nhạt mà hàn, hay dưỡng âm, thanh phế khứ đàm, chỉ khái, cho nên chủ phế nhiệt, táo, khái đến hư lao cửu khái.
            Như "Ôn bệnh điều biện” Sa sâm mạch môn đông thang (sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, cam thảo, tang diệp bạch biển đậu, thiên hoa phấn) trị phế, vị, tân dịch táo thương, khuy tổn. Cổ khô, miệng khát khô khát, ít đờm, lưỡi đỏ, ít rêu.
           "Vệ sinh dị giản phương". Trị âm hư hỏa viêm, ho khan không có đờm, cốt chưng, lao nhiệt, da thịt khô táo, miệng đắng, phiền khát, Dùng bắc sa sâm phối hợp với mạch môn đông, chi mẫu, xuyên bối mẫu, hoài thục địa, miết giáp, địa cốt bì.
              Bạch hợp nhuận phế, chỉ huyết, không những chữa phế nhiệt, lao khái mà còn chữa lao thấu, khạc ra máu. Như "thận trai di thư” Bạch hợp cố kim thang (thục địa, sinh địa, quy thân, bạch thược, cam thảo, cát cánh, huyền sâm, bối mẫu, mạch đông, bách hợp) trị ngực nóng, ho, yết hầu đau, khác ra máu, sợ lạnh.
          "Tân cương trung thảo dược thủ san" trị chi khí quản khoáng trương, khái huyết, tức thì dùng bách hợp, bạch cập, cáp phấn, bách bộ, làm hoàn để điều uống.

2 -  Sa sâm chủ nhiệt bệnh thương âm

           Bách hợp trừ tâm hạ cấp mãn thống.
            Sa sâm thanh phế, sinh tân nhuận táo, cho nên chủ nhiệt bệnh thương âm, dẫn đến cổ khô, miệng táo, khát nước.
             Như "Ôn bệnh điều biện" ích vị thang trị ôn bệnh ở kinh dương minh, hạ hậu mồ hôi ra nhiều, vị âm thụ tổn, người không nóng, miệng khô, họng táo lưỡi khô, rêu ít, mạch không xác. Dùng sa sâm phối hợp với đội ngũ mạch môn, sinh địa, ngọc trúc.
             Bách hợp không những chữa nhiệt bệnh thương âm, còn thanh phế, nhuận táo, thông lợi đường tiết, hay trừ tâm hạ cấp, mãn, thống.
             Như "Thôi phương ca quát”  Thôi phương diệu dụng. Bạch hợp thang (bách hợp, ô dược) trị tâm, khẩu thống, chữa nhiều thuốc không khỏi.
              "Thiên phương đại toàn" “ Bách hợp chúc (bách hợp 60 khác, gạo nếp 100 khác, đường đỏ một ít, cùng cho vào nấu cháo, chín rồi cho thêm đường đỏ) mỗi ngày án một bận, chữa đau dạ dày, đau tim.

       3 -  Sa sâm chủ triêu khát

             Bạch hợp chủ bách hợp bệnh.
              Sa sâm ích vị, sinh tân, chỉ khát, dùng triêu khát. Thường cùng sinh địa, mạch đông, huyền sâm, thiên hoa phấn, hoàng kỳ, sơn dược.
             Bạch hợp là thuốc chủ yếu tư âm, thanh tâm, an thần.
             Như "Kim quỹ yếu dược” - Bách hợp địa hoàng thang (bách hợp, sinh địa hoàng trị bách hợp bệnh).
              Ý muốn ăn lại không thích ăn, thường thay đổi luôn. Muốn nằm chẳng được nằm, muốn đi chẳng đi được. Ăn uống cũng có lúc gặp bữa đẹp đẽ, hoặc không cần nghe nói thì tốt xấu, như lạnh mà lại không phải lạnh, như nóng mà không phải nóng miệng nóng, tiểu tiện đỏ, mạch hơi xác.

              Đặc thù sử dụng khác nhau

              "Hồ Nam dược vật chí” trị chứng sau khi đẻ không có sữa - Hạnh diệp, sa sâm căn 4 đồng, nấu với thịt lợn mà ăn.
              Đặc thù của bạch hợp – đã nói ờ mục bách hợp với bạch vi).