Tây qua và Tri mẫu


Công hiệu khác nhau

Tây qua và trị mẫu đều có công dụng thanh thử nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu tiện. Bệnh nhiệt, khô tân dịch miệng khát dùng thì có công hiệu - Nhưng tây qua ngọt, nhạt, nhiều nước mà hàn - Công dụng của nó chuyên thanh phế vị nhiệt thử, chỉ khát lại kiêm khả năng chữa đờm, lợi thủy.
Tri mẫu đắng, hàn tính nhuận, chẳng những thanh thực hảa ở phế vị mà còn tẩy nhiệt ở bàng quang, thanh tướng hoả tư thận táo, cho nên nếu phổi có phục nhiệt, cao nguyên không trị được thận táo, tân dịch ít, khí hóa không lợi, bàng quang nhiệt uất. Khí không hóa được chính là nguyên nhân làm cho tiểu tiện không lợi đều phải dùng đến tri mẫu, chứ không phải tri mẫu có công dụng thẩm được đàm mà chữa được.


Chủ trị khác nhau

1.      Tây qua chữa thử nhiệt
Tri mẫu chữa thực nhiệt ở phế vị

            Tây qua cam hàn nhiều nước giải được thử nhiệt cho nên có thể gọi là thang bạch hổ thiên nhiên vậy. Phàm các bệnh do thử nhiệt gây nên thân thể nóng phiền, khát, tiểu tiện không lợi. Tri mẫu thanh thực nhiệt ở phế vị. Vô thương phong ôn, thử nhiệt, mắc phải chứng ôn táo, hoả xuất phát ở bên trong. Phàm phế, vị có nhiệt đều phải dùng tri mẫu. Như “Ôn bệnh án yếu” trị bệnh thương hàn tà nhiệt bên trong rất thịnh răng lợi khỗ, táo, phiền khát đòi uống, mắt mờ môi se, tức thì phải dùng tri mẫu, thạch cao, mạch đông, cam thảo, nhân sâm sắc nước uống.
            “Chứng nhân mạch trị” bài trị phế gia thụ táo sinh ho suyễn, khi nghịch, dùng bài Tri mẫu cam cát thang gồm có tri mẫu, thạch cao, cát cánh, cam thảo, địa cốt bì, sắc nước uống.
            “Tế sinh phương” Bài Nhị mẫu thang gồm tri mẫu, bối mẫu, hạnh nhân, đình lịch, điềm lịch, bán hạ, quất hồng, cam thảo, gia một nhát gừng sắc nước uống, trị bệnh lao thực nhiệt. Mặt mắt đau khổ sở, ho suyễn cấp, phiền nhiệt, máu đỏ khớp xương đau đớn, lúc nóng, lúc rét.

2.      Tây qua chủ chữa nhiệt tà là khô tân dịch, miệng khát
                  Tri mẫu chủ trị tiêu khát

             Tây qua dùng chữa nhiệt thử bên ngoài, nên chỉ dùng chữa bệnh khô tân dịch, miệng khát, còn bệnh tiêu khát thì không dùng được.
            Tri mẫu thanh nhiệt, tư âm nên dùng chữa tiêu khát. “Y học trung tâm tây lục" bài Ngọc Dịch thang gồm có sinh sơn được, sinh  hoàng cầm, sinh kê nội kim (lụa mề gà để sống), cát căn, ngũ vị tử, thiên hoa phấn - sắc nước uống để chữa tiêu khát.

3.      Tây qua dùng chữa bệnh hoàng đản, thủy thũng đến bệnh tổn thương tân dịch, tân dịch ít tiểu tiện không lợi.

            Tri mẫu cùng cho phế, thận, bàng quang nhiệt uất – tân dịch thiếu, tiểu tiện không lợi.
            Tây qua thấm đàm lợi tiều, nhiều nước bọt, hàn dùng để dưỡng âm. Nên dùng cho các bệnh thiếu tân dịch, tiểu tiện thông lợi. Lại thích nghi dùng cho bệnh hoàng đàm tiểu tiện không lợi, ăn hoặc vắt nước uống đều được cả.
            Tri mẫu hạ thủy. Phế là nguồn nước ở thượng nguyên. Khát mà đòi uống. Mỗi khi thủy dạo không thông đều bàng quang không hòa được nguồn nước. Tiểu tiện bế hàn cho nên nước sung lên xung lên trôi nổi. Tri mẫu thanh phế kim nên tư nhuận được thủy để hóa nguồn nước. Thông điều được thủy đạo tất tiêu được thũng. Nếu hạ tiêu chân thủy không đủ, bàng quang khô kiệt không có âm thì cũng không có dương để hóa thì thủy liền sung lên (phiếm giật) trôi nổi mà gây ra bệnh thũng. Tri mẫu nhuận táo tư thận, thanh kim, tả hỏa, cho nên chủ trị được bệnh ấy. Bàng quang nhiệt mất khí hóa không được, tiểu tiện không lợi. Tri mẫu thấm nhiệt ở bàng quang, nên chữa được.
            Như đông viên chi thông quan hoàn gồm hoàng bá, tri mẫu, quế, trị tiểu tiện bất thường, kết thành trung mãn, bụng rắn như đá, chân, đùi chảy nước, đêm không ngủ được, không ăn uống được. Đông viên thấp thử bài đạo khí trừ táo thang, trị tiểu tiện không thông, gồm xích phục linh, hoàng bá, hoạt thạch, tri mẫu, trạch tả, đăng tâm sắc uống.

4.      Tây qua chữa bỏng
            Tri mẫu chữa cốt chứng

            Tây qua chữa khỏi bệnh bỏng bị thương vì tính nó lạnh, giáng hỏa nên khỏi được. Như "Hà Băc trung y dược tập biên” trị thương bỏng. Lấy một miếng dưa to bỏ hột. Dùng thịt dưa còn nguyên nước để vào trong bình thủy tinh đậy kín. Để khoảng từ 3 đến 4 tháng; đợi khi có vị chua như mơ mang ra dùng. Trước hết tưới vào chỗ đau. Sau rút nước ra lấy vải bông lọc cho trong sạch, chỉnh là nước dưa dùng để chữa thấp . Lấy nước đó đổ vào chỗ đau, mỗi ngày thay một hai lần. Hai lần thì khỏi vết thương bị bỏng. Nhiều lắm là một chu kỳ thì khỏi. Đối với bệnh bỏng ở độ hai. Với độ ba thì hai chu kỳ cũng khỏi.
            Tri mẫu dưỡng âm lại thanh được tướng hỏa.Dùng chữa các chứng âm hư, hỏa vượng cốt chưng, lao nhiệt như “Y tông kim giám". Bài Tri bá địa hoàng hoàn dùng chữa cốt chưng lao nhiệt, hư phiền, ra mồ hôi trộm, ngang thắt lưng và sống lưng đau nhức các chứng di tinh. "Vệ sinh bảo giám" - bài Tần bông miết giáp tán gồm sài hồ, miết giáp, địa cốt bì, tần bông, đương quy, tri mẫu tán mạt gia thanh hao, ô mai, sắc thang uống để chữa cốt chứng, lao nhiệt, gầy gò, môi hồng, má đỏ, mồi hôi trộm, ho suyễn.

Sử dụng đặc thù khác nhau

            Tây qua dùng chữa bệnh phát nhiệt ở bụng
            “Đa năng phương” trị bênh khảm giáp thũng thống. Dùng tri mẫu đốt tồn tính tán nhỏ bôi vào.