Thương nhĩ tử cùng Tân di


Công hiệu khác nhau

Thương nhĩ tử (qủa ké) cùng với tần di đều là những vị thuốc vào phế kinh để tán phong, thông khiếu, khỏi ngạt mũi rất công hiệu. Những bệnh về mũi thường dùng đến các vị thuốc này. Nhưng thương nhi tử tính cay, đắng, ôn. Cay thi tán.. đắng thì táo thấp. Dùng tán phong trừ thấp có tác dụng mạnh hơn, vả lại có khả năng hoạt kinh lạc, chữa đau. Cho nên nó là thanh dược khu phong trừ thấp.
Tân di tính vị cay, ôn. Chất nhẹ, khí nổi đi lên. Thơm thi chạy suốt nên thông được lỗ mũi rất mạnh. Là vị thuốc chữa mũi. Tuy nó tán phong nhiệt, nhưng cơ lực giải biểu nữa.


Chủ trị khác nhau

1.      Thương nhĩ tử dùng chữa bệnh chảy nước mũi (tỵ uyên)
Tân di hay chữa các bệnh về mũi

Thương nhỉ tử chữa bệnh tỵ uyên mạnh hơn tân di. Hai vị này thường dùng phối hợp. Như Tế sinh phương- có bài Thương nhĩ tán gồm tân di, thương nhỉ tử, hương bạch chỉ, lá bạc hà - Dùng hành, chè tươi uống để điều trị sau khi ăn cơm.
Tân di là thuố chuyên trị về bệnh mũi, hay dùng nhiều trong các bệnh mũi sưng, tắc. Như “Mai thị nghiệm phương tân biên" có bài thuốc mũi tắc chẳng ngửi thấy hương vị gì, dùng bồ kết (tạo giác), tân di, thạch sương bồ, các vị tán mạt, nhẹ nhàng rắc vào trong mũi bị tắc. "Chứng trị chuẩn thằng” có bài khung khiến tán gồm tân di, xuyên khung, tế tân, mộc thông tán nhỏ. Mỗi lần dùng một ít, nhẹ nhàng rắc vào trong mũi bị tắc, khí thấp dễ dàng thay đổi. “Mậu thị phương tuyến" trị chứng trong mũi sưng hoặc mọc mụn ngứa, dùng tân di. Xuyên hoàng liên  sao qua, tán nhỏ dùng nước trắng uống.

2.      Thương nhĩ tử trị phong thấp, tý thống
Tân di trị phong hàn cảm mạo

Thương nhĩ tử là thánh dược khu phong, trừ thấp, dùng chữa chứng phong thấp, đau lê liệt. Như “Thực y tâm kinh” có bài trừ phong thấp tý tứ chi co quắp. Dùng thương nhĩ tử phối hợp với mộc qua, tán mạt sắc nước uống, bỏ bã công dụng ngang với cao hổ cốt.
Tản di cay tán. Dùng chữa bệnh ngoại cảm phong hàn gáy đau, nhức đầu, sợ lạnh, mũi tắc. Thường cùng phối hợp với tế tân, cảo bản phòng phong, khương hoạt, bạch chỉ, xuyên khung. Như "Tế sinh phương” có bài Tân di tán.

3.      Thương nhĩ tử trị đinh độc, ác sang
Tân di chữa bệnh phù, nốt nhỏ đen nổi lên mặt.

Thương nhĩ tử cay hay tán nhiệt, hoạt huyết, đắng hay táo thấp giáng tiết. Cho nên dùng chữa đinh độc, ác sang.
Như "Kinh nghiệm quảng tập" bài Thương nhĩ thang - Thương nhĩ tán mạt dùng hoàng tiểu xung phục, còn kiêm dùng với trứng gà thanh trừ chỗ bị bệnh hoạn.
Tân di trị bệnh phù, nốt nhỏ đen mọc lên mặt, cũng phối hợp với bạch chỉ, đan bì, xích thược lăng tiêu hoa để chữa.

Đặc thù sử dụng khác nhau.

Lâm sàng báo rằng: Thương nhỉ tử chữa được bệnh viêm má.
Thương nhĩ tử đun nước uống. Mỗi ngày 4 lần, uống luôn 3 ngày. Trẻ con 1 đến 2 tuổi, dùng 4 khắc rưỡi. Cứ thêm hai tuổi thì tăng thêm 4.5 khắc. Từ 14 tuổi đến 30 dùng 45 khắc. Chứng nhẹ thì 2 đến 3 khắc là khỏi. Nếu bệnh nặng thi phối thương nhĩ tử đảo diệp (lá cỏ) giã nhỏ đắp vào chỗ đau. Trị sốt rét Dùng thương nhĩ tử 90 khắc rửa sạch, giã nhỏ cho nước vào đun 15 phút, bỏ bã. đánh trứng gà từ 2 đến 3 qủa rồi cùng với thuốc đem đun chín lấy nước để chữa ruột là khỏi. Nếu một lần chưa khỏi, theo phương pháp trên chữa tiếp.
"Thiên kim phương” trị bụng to thủy sũng, tiểu tiện không lợi. Thương nhĩ tử đốt thành than, đình lịch tán nhỏ, hai vị bằng nhau. Mỗi lần dùng 2 đồng lấy nước uống, ngày 2 lần.
“Chủ thị nghiệm phương” trị bệnh sốt rét lâu không khỏi. Dùng thương nhĩ tử hoặc cân kinh (rễ cây hoặc cành cây) sấy khô tán nhỏ, tẩm rượu, dùng hồ viên bằng hột ngô to mỗi lần dùng 30 viên với rượu - ngày uống 2 lần. Để sống giã vắt lấy nước uống cũng được.