Công hiệu khác nhau
Xúc sa nhân cùng bạch đậu khấu công hiệu giống
nhau, đều dùng lý khí, ôn trung, hương thơm nên hóa thấp, khai vị tiêu thực.
Xét bên trong sa nhân hương thơm khí nồng, chuyên dùng chữa trệ khí ở trung và
hạ tiêu kiêm ôn phế chí khái, ôn tỳ chỉ tả, ấm thận, an thai, nặng chữa phế, tỳ,
thận kinh..
Bạch đậu khấu hương thơm khí thanh, thiên chữa
khí trệ ở thượng và trung hạ tiêu, càng hay ôn vị trị nôn, tán hàn, táo thấp,
hóa thấp, tiêu bí.
Chủ trị khác
nhau
1
- Xúc sa nhân chủ trị quản phúc
trướng mãn, thổ tả
Bạch đậu khấu lại chủ trị ế
cách.
Sa nhân cay, tán, ôn, thông, hương thơm lý
khí, khai vị tiêu thực, dùng chữa khí trệ ở tỳ vị hàn thấp, uất kết, quản phúc
trướng thống - nôn mửa, tiết tả.
Như "Cảnh nhạc toàn thư". Bài
hương sa chỉ truật hoàn (mộc hương, sa nhân, chỉ thực, bạch truật) trị chứng
khí trệ, ăn không tiêu, tâm hung đầy, phiền muộn, không thiết gì ăn uống.
"Bắc kinh thị trung thần dược thủ
sách". Bài Thương sa bình vị hoàn (sao thương truật, trích hậu phác, quất
bì, mộc hương, sa nhân, cam thảo) trị chứng tỳ hư, thương thực vị quản bất hòa,
nôn mửa, lộn xộn không yên ổn. "Dược tính luận” trị chứng lãnh hoạt hạ lý
không ngừng, hư đầy, dùng súc sa nhân, bào phụ tử, can khương, hậu phác, trần
quất bì, các vị bằng nhau, tán mạt, làm viên để dùng.
Bạch đậu khấu không những dùng chữa các chứng
bệnh hàn thấp, quản thúc trướng thống, thổ tả mà là một vị thuốc rất tốt để ôn
vị trị nôn - hóa thấp, trị bĩ, cũng dùng chữa chứng ế cách. Như "Nguy thi
gia tàng phương" - Thái thương hoàn (bạch đậu kháu, xúc sa nhân, trần bì,
đinh hương) trị khí cách, tỳ vị không muốn ăn.
2 - Sa nhân chủ khái nghịch, thượng khí
Bạch đậu khâu chủ thấp ôn.
Sa nhân cay, ôn, ích phế, tán hàn, hạ khí,
giáng nghịch, cho nên chữa được thương khí tán nghịch.
Như "Phổ tế phương" nhân sâm kha tử
hoàn trị chứng thương phong hoặc cảm khí lạnh vào phế kinh, nói không ra tiếng,
đờm dãi không lợi, ho, suyễn cấp suốt đêm ngày không ngớt, khạc ra đờm dính -
dùng ngay xúc sa nhân phối hợp với kha tử, hoắc hương, bạch dược tiễn, bạc hà,
cát phấn, ô mai, cam thảo.
“Loại chứng trị tài” - Sa chỉ nhị trần thang
(sa nhân, chỉ xác, bán hạ, trần bì, phục linh, cam thảo) gia sinh khương, sắc
thang uống trị chứng đàm bĩ trong vị quản, đàm khí không thông.
Bạch đậu khấu, hương thơm, cay, ôn, hòa vị
hóa trọc, hay hành trung thượng tiêu khí trệ. Nên dùng chữa các chứng ôn thấp
ngực bĩ, buồn nhuộm, không biết đói, sốt nóng. Như “Ôn bệnh điều biện” bài Tam
sa thang (hạnh nhân, bạch đậu khấu, ý đĩ nhân, hậu phác, bán hạ, thông thảo, hoạt
thạch, trúc diệp), trị chứng thấp ôn mới phát, tà còn ở khí phận, đầu nhức,
minh nặng nề, sắc mặt vàng nhạt, ngực muộn, không đói, sau buổi trưa hè sốt
nóng, lưỡi trắng, không khát, mạch huyền tế mà nhu.
3 - Sa
nhân chủ chữa ác trở thai động không yên
Bạch đậu khấu chủ trị ngược tật.
Sa nhân lý khí khoan trung, hòa vị an thai
cho nên chữa được chứng ác trở, thai động không yên. Như "Tế sinh
phương" bài Xúc sa tán (sa nhân tán mạt) thêm một ít nước gừng, đun nước
sôi xoa vào bụng - trị nhâm thần vị hư khí nghịch nôn mửa, không ăn được, chữa
bệnh động thai không yên, có thể dùng phối hợp với hoàng cầm, bạch truật.
Bạch đậu khấu, hương thơm, hoá thấp, đàm thấp
sinh ra ngược chứng - thường dùng bạch đậu khấu phối hợp với sài hồ, thảo quả,
hoàng cầm, hậu phác.
Đặc thù sử dụng
khác nhau
"Cá tiện phương" trị đàm khí cách
trướng - sa nhân giã nát, lấy nước củ cải tẩm thấu, sấy khô, tán mạt, mỗi lần uống
1 – 2 đồng, Thực viễn phí thang uống.
"Ôn ẩn cư phương" trị tử gian hôn vị,
dùng xúc sa nhân cả vỏ sao đen, lấy rượu nóng uống, không dùng nước cơm, nước
cháo uống.
“Thập tiện lương phương” đại tiện ra máu,
tương truyền đã ba đời. Dùng xúc sa nhân tán mạt sắc nước uống, uống đến khỏi
thì thôi.
“Bản thảo cầu nguyên". Xét bạch đậu khấu
hay hòa khí hàn nhiệt cho nên trong tễ thăng dương, trong tễ giáng thu cùng nói
sử dụng tễ thuốc hàn nhiệt đều có thể dùng được.
“Y học khởi nguyên" nói bạch đậu khấu chủ
trị mắt đỏ đau bạo phát, con ngươi trắng, hồng.
"Trừu hậu phương" chữa chứng hốt hoảng
nôn mửa, nhầm nhiều bạch đậu khấu rất tốt.