Nguyên - Chu Đan Khê
"Đan Khê tâm pháp - Lục uất"
Câu này nói tác dụng trong quá trình phát bệnh do khí huyết bị phẫn uất và nêu ra cơ chế bệnh của Uất chứng. Khí huyết là những vật chất rất cơ bản để duy trì hoạt động của sinh mạng con người.
Khí quý ở sự điều hoà. Huyết lấy hoà làm thuận. Khí huyết xung hoà thì vạn bệnh không sinh ra, một khi bị phẫn uất, có thể dẫn đến khí, huyết, đàm, thấp, hỏa, thực bị uất mà gây bệnh. Đan Khê rất coi trọng quan điểm này, xếp vào loại cội rễ gây nên bệnh ở con người, thuộc một loại quan điểm học thuật trọng yếu.
131. Trăm bệnh sinh ra từ khí, giận thì khí dồn lên, mừng thì khí trùng xuống, buồn thì khí tiêu tán, sợ thì khí hạ xuống; hàn thì khí thu lại, nhiệt thì khí tiết, kinh thì khí loạn, mệt thi khí tiêu hao, lo thì khí kết.
“Tố vấn – Cử thống luận”
Một khi tình chí quá khích, nóng lạnh thiên thắng, mệt nhọc thái quá, đó là những nhân tố của cơ chế bệnh và một số chứng hậu do khí cơ mất điều hoà gây nên. Trong đó nổi bật tính trọng yếu của nhân tố tình chí. Các loại nhân tố gây nên bệnh chỉ ở trong tình huống tạo nên khí cơ mất điều hoà mới phát bệnh, cho nên nói "trăm bệnh sinh ra từ khí".
Gây nên bệnh lại còn có những đặc điểm cụ thể: Giận thì khí nghịch mà dồn lên, xuất hiện các chứng hậu Can khí nghịch lên như ẩu huyết, mặt hổng mắt đỏ, tai ù, đau đầu.
Mừng quá thì khí cơ tản mạn không thu lại được mà làm cho chí ý mất ổn định.
Buồn thì khí tiêu hao. Sợ thì tinh khí bị hãm xuống mà xuất hiện các chứng ỉa chảy, són đái và đới trọc. Hàn thì tấu lý bế tắc, sự vận hành của Vinh Vệ khí không lưu thông. Nhiệt thì tấu lý mở rộng, khí theo mồ hôi tiết ra. Sợ thì Tâm mất chỗ dựa, thần không nơi về cho nên nói là "khí loạn". Mệt nhọc quá thì suyễn thở và mồ hôi, khiến cho khí ở trong ở ngoài thoát ra nên gọi là "khí háo" Lo thì Tâm có chỗ ẩn, chính khí lưu lại không thông, cho nên nói là "khí kết".
Những lời nói trên có ý nghĩa tham khảo để chúng ta có nhận thức về bệnh biến của khí cơ.
132.Khí hữu dư liền là Hỏa.
Nguyên - Chu Đan Khê
"Đan Khê tâm pháp - Hỏa môn"
133.Khí bất túc liền là Hàn.
Nêu lên hậu quả do dương khí thiên thịnh suy gây nên đại biểu cho quan điểm giữa học phái Tư âm với học phái Ôn bổ, nhìn chung cố thể nói là hoàn thiện.
Khí chủ về sưởi ấm, bên ngoài giữ gìn thể biểu, bên trong ấm áp tạng phủ trăm khớp, đó là nói lẽ thường, tức là trạng thái sinh lý.
Nếu khí động thái quá hoặc bất cập thì có thể dẫn đến trạng thái bệnh lý.
Khí hữu dư tức là dương khí thiên thịnh, có thể xuất hiện cơ năng hưng phấn dẫn đến các loại Hỏa chứng.
Khí bất túc tức là dương khí thiên suy, có thể khiến cho cơ năng giảm sứt, xuất hiện các trạng thái hư hàn
134. Bệnh ở Khí phần di chuyển không tại chỗ. Bệnh ở Huyết phần chìm lắng không di chuyển.
Nêu lên đặc điểm chúng hậu để phân biệt bệnh ở Khí phần hay ở Huyết phần và căn cứ vào đặc điểm bệnh lý khác nhau của khí huyết.
Khí thuộc dương chủ động, hình thức vận động cơ bản là chu lưu tạng phủ, kinh lạc, thăng giáng vào ra trên toàn thân, một khi bệnh tà xâm phạm khí phận thì khí cơ sẽ theo sự vận động mà di chuyển không tại chỗ, biểu hiện là lúc có lúc không, di chuyển không cố định, nói chung thuộc công năng bị trở ngại.
Huyết thuộc âm chủ tĩnh, nhu nhuận tứ chi trăm khớp. Nếu bệnh ở huyết phần, phần nhiều biểu hiện có bộ vị nhất định, chìm lắng không di chuyển, phần nhiều thuộc bệnh biến về khí chất.
Phân biệt được sự phát bệnh ở Khí phần hay ở Huyết phần, có ý nghĩa chỉ đạo trong dùng thuốc điều trị.
135. Khí thực thì thở phải suyễn thô, thanh âm mạnh mẽ. Huyết thực thì huyết phải ngưng tụ, phần nhiều rắn và đau.
Nêu lên đặc điểm lâm sàng thực chứng của khí huyết úng trệ.
Thực chứng do tà khí úng trệ, biểu hiện ra các chứng hữu dư, tất nhiên suyễn thở gấp gáp, thanh âm mạnh mẽ.
Thực chứng do huyết phận úng trệ, tất nhiên dễ bị ngưng tụ, huyết ứ gây đau, ngưng lại thành khối, tự nhiên rắn chắc.
136. Hình bị bệnh thì khí không bị bệnh, tuy gầy còm mà vô hại. Khí bị bệnh hình không bị bệnh, tuy béo mập mà đáng lo.
Hình bị bệnh là chỉ bề mặt hình thể có bệnh. Khí bị bệnh, là chỉ năm tạng bị bệnh. Câu này luận đoán "hình bị bệnh là nhẹ, khí bị bệnh là nặng", thực là lời nói khá từng trải.
Khí của năm tạng là cái gốc của chính khí cơ thể. Năm tạng không bị bệnh, thì tuy hình thể nhiễm bệnh vẫn có thể chống bệnh đuổi tà, cho nên "tuy gày còm mà vô hại". Năm tạng nếu bị bệnh, khí cơ trái ngược tuy hình thể béo mập cũng là bệnh nặng, người thầy thuốc không thể không biết.
137. Mạch bên phải bất túc, thuốc bổ khí dùng nhiều hơn thuốc bổ huyết. Mạch bên trái bất túc, thuốc bổ huyết dùng nhiều hơn thuốc bổ khí.
dẫn lời của Chu Đan Khê
Nêu lên điểm khám mạch ở bên phải bên trái thấy hiện tượng bất túc để chẩn đoán phân biệt sự hư tổn của khí, huyết. Đông y vẫn có lý luận trái là huyết phải là khí. Mạch tượng bên tay trái thể hiện bộ vị Tâm - Can - Thận là những tạng phần nhiều chủ về âm huyết.
Mạch tượng bên tay phải thể hiện bộ vị Phế - Tỳ - Mệnh môn, là những tạng phần nhiều chủ về Dương khí.
Tay trái mạch Hư, phần nhiều chủ huyết hư. Tay phải mạch Hư, phần nhiều chủ về Khí hư. Đương nhiên đây mới chỉ là bàn đại khái, không nên câu nệ.
(Xem thêm: Cách xem mạch
Dựa vào mạch để chẩn bệnh
Dựa vào mạch để dùng thuốc)
138. Mới bị bệnh thì bệnh ở Kinh. Bị đau đã lâu thì bệnh ở Lạc.
theo y án của Thiệu Tân Phủ
Câu này căn cứ vào thời gian bị đau mới hay đã lâu để nói lên cơ chế bệnh ở Khí hay ở Huyết khác nhau, để có phương hướng điều trị.
Trong đó câu "đã lâu thì bệnh ở Lạc" là họ Diệp sáng tạo đầu tiên nói lên bệnh lý biến hoá khi bệnh đã lâu, đó là một cống hiến lớn về lý luận Đông y của họ Diệp, được đời sau đối với bệnh trình khá dài tổng kết kinh nghiệm đề ra phép trị hoạt huyết hoá ứ rất quý báu. Diệp Thiên Sĩ cho rằng bệnh ở Kinh chủ khí, ở Lạc chủ huyết. Bệnh chứng đau "lúc bắt đầu là khỉ kết ở Kinh" bệnh thuộc Khí phần, tuỳ theo sự thúc đẩy di chuyển của thời gian mà "từ Kinh mạch tiếp đến Lạc mạch", "bị lâu tất phạm vào huyết lạc" bệnh tình đã can thiệp vào huyết phận.
Họ Diệp đã ba lần nhắc nhở, chữa bệnh nên biện rõ bệnh tại kinh hay tại huyết, phép chữa hai loại ấy rõ ràng khác nhau. Bệnh ở huyết lạc, họ Diệp đề xuất phép dùng thuốc cay nhuận thông lạc với các loại Trùng để truy tìm đuổi tà, có đặc điểm mới mẻ cụ thể đến các đời sau rất tôn sừng. Rõ ràng là, cái họ Diệp bảo là Kinh là Lạc, không phải chỉ là nói bộ vị giải phẫu đơn thuẩn, đối với lời nói chung "Bệnh gây ra ở Lạc là nông" còn hàm ý nghĩa khác nhau. Nó vận dụng lý luận khí huyết để nói lên bộ vị nông sâu của bệnh, sự nặng nhẹ của bệnh tình và chỗ khác nhau của bệnh chứng, tiến lên cố phép chỉ đạo lâm sàng.
Đời sau căn cứ vào những kiến giải "bệnh lâu vào Lạc" để xây dựng những lý luận "đau lâu vào lạc" và "bệnh lâu nhiều ứ "suy rộng ra những chứng bệnh lâu ngày ngoan cố có nhân tố ứ huyết tồn tại, đề xướng ra phép chữa hoạt huyết hoá ứ, có thể nói thuyết này là một sự phát triển về lý luận Đông y.
139. Huyết là sự thai nghén của trăm bệnh.
Câu này nêu bật tính gây bệnh rộng rãi của Huyết phận rất có ý nghĩa lâm sàng. Họ Lý cho rằng: "Người ta biết là trăm bệnh sinh ra từ Khí mà không biết Huyết là thai nghén của trăm bệnh. Phàm các chứng hàn nhiệt, co quắp, tê đau ẩn chẩn, ngứa ngáy, hay quên, sợ sệt, mê muội, bĩ khối, đau đớn, long bế, di niệu v.v.. cho đến phụ nữ kinh bế, băng trung, đới hạ đều là huyết sinh bệnh".
Đan Khê từng nói: "Khi huyết xung hoà, vạn bệnh không sinh, một khi bị phẫn uất, mọi bệnh sẽ sinh ra". Con người ta, khí huyết, khí cơ bị rối loạn có thể gây nên bệnh. Huyết phận không điều hoà cũng có thể gây nên bệnh, hai cái này đều nên coi trọng.
140. Tất cả các chứng bất trị đều là lý do không khéo trừ ứ.
Nêu lên bệnh cơ ứ huyết ở một số tật bệnh ngoan cố, vạch ra một con đường điều trị tật bệnh khó khăn. Một số tật bệnh ngoan cố khó chữa, dùng các phép chữa thông thường không hiệu quả, thường là do ứ huyết tác quái cho dù không xuất hiện chứng trạng ứ huyết rõ rệt, mà sử dụng thuộc hoạt huyết hoá ứ cũng thu được hiệu quả như ý. Những năm gần đây, phép trị hoạt huyết hoá ứ, giải quyết được rất nhiều chứng bệnh khó khăn hiệu quả đáng mừng, đủ nói lên câu này của họ Đường có ý nghĩa thực tiễn.
141. Giao mùa phát bệnh là do ứ huyết
Đây là kinh nghiệm biện chứng độc đáo của Vương Thanh Nhậm. Mỗi khi gặp biến hoá của thời tiết mà phát bệnh là do ứ huyết tác quái. Suy nghĩ loại tật bệnh này lâu ngày không khỏi, trong lạc mạch có khả năng có ứ huyết gây nên. Nhưng Hư chứng cũng phát hiện khi thời tiết thay đổi hoặc nặng hơn, cho nên Diệp Thiên Sĩ lại có câu nói "Giao mùa bệnh tăng, nhất là thuộc hiện tượng Hư". Vì thế, loại bệnh biến này vẫn cần phân tích luận bàn cụ thể, không câu nệ hoàn toàn vào một thuyết ứ huyết.
142. Chữa huyết chứng, nên biết chỗ chủ yếu; mà lý do động huyết, chỉ là hỏa là khí thôi.
Câu này nêu bệnh nhân, bệnh cơ chủ yếu của Huyết chứng, có thể tham khảo. Họ Trương cho rằng nguyên nhân chủ yếu sinh ra huyết chứng là do hỏa với khí.
"Cho nên xét đến hỏa, chỉ cần xét có hỏa hay không có hỏa. Xét đến khí, chỉ cần xét thuộc khí hư hay khí thực". Rõ ràng là ông lấy có hỏa và không có hỏa, Khí hư với Khí thực làm cương lĩnh biện chứng Huyết chứng. "Có hỏa" vừa chỉ cái hỏa thực nhiệt lại có ngụ cả cái hỏa do âm hư. Hai cái hỏa này bức huyết đi bừa mà dẫn đến động huyết.
"Khí thực" là chỉ khí nghịch ở Tạng, huyết theo khí loạn mà nhầm Kinh đi càn.
"Khí hư” là chỉ nguyên khí bị tổn hại, huyết mất sự cố nhiếp gây nên
Danh ngôn này đối với hiện chứng điều trị Huyết chứng có ý nghĩa chỉ đạo nhất định.
143. Các chứng về Huyết, mình nóng mạch Đại là khó chữa, là hỏa tà thịnh vậy. Mình mát mạch tĩnh là dễ chữa, là chính khí hồi phục vậy.
Câu này là phương pháp phán đoán tiên lượng các loại thuận nghịch của huyết chứng, là câu nói khá kinh nghiệm. Sau các loại huyết chứng nếu quả là vẫn phát nhiệt như cũ, mạch Hồng Đại là biểu hiện hỏa tà vẫn thịnh, thuộc chứng hậu Nghịch, tiên lượng không tốt. Ngược lại, nếu nhiệt lúc mình mát, mạch đã hoà hoãn, là tà khí đã giảm, hiện tượng chính khí hồi phục là chứng hậu Thuận, tiên lượng tốt.
Sách "Mạch quyết" cũng nói: "Mũi ra huyết và thổ huyết thì mạch nên Trầm Tế. Đột ngột Phù Đại là rất nguy". Ý tứ gần giống với câu danh ngôn này.
144. Chứng huyết khô kinh bế, nên tìm ở cái nguồn sinh ra huyết cái nguồn là ở Vị. Mà các chứng ẩu huyết thổ huyết, nên tìm ở cái nguồn gây nên động huyết, nguồn ấy ở Tạng vậy.
Nêu lên bộ vị bệnh biến của chứng huyết khô kinh bế và các chứng ẩu huyết, thổ huyết, chỉ ra phương hướng điều trị. Vị là nguồn hoá sinh ra khí huyết, cho nên huyết hư khô kiệt dẫn đến kinh nguyệt đình bế, nên biết nguyên nhân bệnh và vị trí bệnh là ở Vị, phép trị nên dưỡng Vị để tư dưỡng nguồn sinh hoá.
Các chứng ẩu huyết thổ huyết phần nhiều bệnh ở tạng Can, như Can khí hoành nghịch phạm Vị mà động huyết, hoặc Can hỏa bốc lên mà bức huyết đi càn, cho nên nói "nguồn ấy ở Tạng". Đương nhiên, trên lâm sàng các chứng ẩu huyết, thổ huyết cũng do nguyên nhân khác, không nên câu nệ ở một Tạng.
145. Hạ huyết, trước ra phân sau ra huyết, đấy là viễn huyết. Hạ huyết, trước ra huyết sau ra phân, đấy là cận huyết.
Hai câu trên phân biệt đặc điểm chứng hậu của chứng hư hàn tiện huyết và thấp nhiệt tiện huyết, nói theo kiểu so sánh để dễ nắm vững. Chứng hạ huyết, phân ra trước, huyết ra sau, huyết ra từ bộ vị trên của Trực trường, do đó gọi là Viễn huyết, phần nhiều do Trung tiêu Tỳ khí hư hàn, mất chức năng thống nhiếp mà huyết thấm xuống gây nên bệnh, điều trị nên ôn Tỳ nhiếp huyết, cho uống Hoàng thổ thang.
Nếu ttước ra huyết sau ra phân là Cận huyết, phần nhiều do thấp nhiệt uẩn kết ở Đại trường, bức huyết đi xuống gây nên, điều trị nên thanh lợi thấp nhiệt hoạt huyết hoá ứ, cho uống Xích tiểu đậu đương qui tán.
Trên lâm sàng, ngoài những phán đoán bộ vị xuất huyết như trước phân sau huyết, trước huyết sau phân, lại nên chú ý đến mầu sắc của huyết khi đại tiện và tình huống toàn thân người bệnh.
Phàm hạ huyết loãng nhạt tía tối, đau bụng đại tiện lỏng mỏi mệt biếng nói, chân tay không ấm, phần nhiều thuộc Tỳ Vị hư hàn. Nếu đại tiện ra mầu đỏ tươi hoặc kiêm cả mũi, đại tiện bí kết hoặc không thoải mái, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Sác, có thể biết là thấp nhiệt hạ chú, hai trường hợp này không khó phân biệt.
146. Huyết làm trệ khí thì ngưng kết và đau. Khí nung nấu huyết thi hoá thành mủ.
Họ Đường cho rằng hình thành Nội ung là do ứ huyết hủ hoá mà ra. Câu này nhằm khái quát bệnh lý cơ chế. Ở tình huống sinh lý, khí huyết dựa vào nhau mà tồn tại, giúp đỡ nhau phát huy tác dụng, duy trì công năng chính thường của cơ thể.
Một khi huyết đi không thư sướng, sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của khí cơ, dẫn đến khí trệ huyết ứ gây rên đau. Bệnh lâu ngày thì khí uất hoá nhiệt, hun đốt làm huyết bại thịt nát, cuối cùng thành Nội ung hoá mủ.
147. Băng là chứng cấp - Lậu là Hoãn bệnh.
dẫn lời của Lý Thái Tổ
Chứng Băng lậu vốn thuộc một bệnh, nhưng xu thế bệnh thì có nặng nhẹ hoãn cấp khác nhau. Danh ngôn này nêu đạc điểm bệnh lý khác nhau của chứng Băng và Lậu.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư-Tân phương bát lược - Nhiệt lược"
Nêu lên hậu quả do dương khí thiên thịnh suy gây nên đại biểu cho quan điểm giữa học phái Tư âm với học phái Ôn bổ, nhìn chung cố thể nói là hoàn thiện.
Khí chủ về sưởi ấm, bên ngoài giữ gìn thể biểu, bên trong ấm áp tạng phủ trăm khớp, đó là nói lẽ thường, tức là trạng thái sinh lý.
Nếu khí động thái quá hoặc bất cập thì có thể dẫn đến trạng thái bệnh lý.
Khí hữu dư tức là dương khí thiên thịnh, có thể xuất hiện cơ năng hưng phấn dẫn đến các loại Hỏa chứng.
Khí bất túc tức là dương khí thiên suy, có thể khiến cho cơ năng giảm sứt, xuất hiện các trạng thái hư hàn
134. Bệnh ở Khí phần di chuyển không tại chỗ. Bệnh ở Huyết phần chìm lắng không di chuyển.
Minh - Từ Xuân Phủ
"Cổkim y thống đại toàn - quyển 7 - Phụ lục"
Nêu lên đặc điểm chúng hậu để phân biệt bệnh ở Khí phần hay ở Huyết phần và căn cứ vào đặc điểm bệnh lý khác nhau của khí huyết.
Khí thuộc dương chủ động, hình thức vận động cơ bản là chu lưu tạng phủ, kinh lạc, thăng giáng vào ra trên toàn thân, một khi bệnh tà xâm phạm khí phận thì khí cơ sẽ theo sự vận động mà di chuyển không tại chỗ, biểu hiện là lúc có lúc không, di chuyển không cố định, nói chung thuộc công năng bị trở ngại.
Huyết thuộc âm chủ tĩnh, nhu nhuận tứ chi trăm khớp. Nếu bệnh ở huyết phần, phần nhiều biểu hiện có bộ vị nhất định, chìm lắng không di chuyển, phần nhiều thuộc bệnh biến về khí chất.
Phân biệt được sự phát bệnh ở Khí phần hay ở Huyết phần, có ý nghĩa chỉ đạo trong dùng thuốc điều trị.
135. Khí thực thì thở phải suyễn thô, thanh âm mạnh mẽ. Huyết thực thì huyết phải ngưng tụ, phần nhiều rắn và đau.
Thanh - Từ Linh Thai
“Tạp bệnh nguyên – Hư Thực"
Nêu lên đặc điểm lâm sàng thực chứng của khí huyết úng trệ.
Thực chứng do tà khí úng trệ, biểu hiện ra các chứng hữu dư, tất nhiên suyễn thở gấp gáp, thanh âm mạnh mẽ.
Thực chứng do huyết phận úng trệ, tất nhiên dễ bị ngưng tụ, huyết ứ gây đau, ngưng lại thành khối, tự nhiên rắn chắc.
136. Hình bị bệnh thì khí không bị bệnh, tuy gầy còm mà vô hại. Khí bị bệnh hình không bị bệnh, tuy béo mập mà đáng lo.
Minh - Tôn Vãn
"Đan đài ngọc án - Chủ khí môn"
Hình bị bệnh là chỉ bề mặt hình thể có bệnh. Khí bị bệnh, là chỉ năm tạng bị bệnh. Câu này luận đoán "hình bị bệnh là nhẹ, khí bị bệnh là nặng", thực là lời nói khá từng trải.
Khí của năm tạng là cái gốc của chính khí cơ thể. Năm tạng không bị bệnh, thì tuy hình thể nhiễm bệnh vẫn có thể chống bệnh đuổi tà, cho nên "tuy gày còm mà vô hại". Năm tạng nếu bị bệnh, khí cơ trái ngược tuy hình thể béo mập cũng là bệnh nặng, người thầy thuốc không thể không biết.
137. Mạch bên phải bất túc, thuốc bổ khí dùng nhiều hơn thuốc bổ huyết. Mạch bên trái bất túc, thuốc bổ huyết dùng nhiều hơn thuốc bổ khí.
Minh - Uông Thạch Sơn
“Thạch Sơn y án - Doanh Vệ khí huyết luận"
dẫn lời của Chu Đan Khê
Nêu lên điểm khám mạch ở bên phải bên trái thấy hiện tượng bất túc để chẩn đoán phân biệt sự hư tổn của khí, huyết. Đông y vẫn có lý luận trái là huyết phải là khí. Mạch tượng bên tay trái thể hiện bộ vị Tâm - Can - Thận là những tạng phần nhiều chủ về âm huyết.
Mạch tượng bên tay phải thể hiện bộ vị Phế - Tỳ - Mệnh môn, là những tạng phần nhiều chủ về Dương khí.
Tay trái mạch Hư, phần nhiều chủ huyết hư. Tay phải mạch Hư, phần nhiều chủ về Khí hư. Đương nhiên đây mới chỉ là bàn đại khái, không nên câu nệ.
(Xem thêm: Cách xem mạch
Dựa vào mạch để chẩn bệnh
Dựa vào mạch để dùng thuốc)
138. Mới bị bệnh thì bệnh ở Kinh. Bị đau đã lâu thì bệnh ở Lạc.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Lâm sàng chỉ nam y án - Vị Quản thống"
Câu này căn cứ vào thời gian bị đau mới hay đã lâu để nói lên cơ chế bệnh ở Khí hay ở Huyết khác nhau, để có phương hướng điều trị.
Trong đó câu "đã lâu thì bệnh ở Lạc" là họ Diệp sáng tạo đầu tiên nói lên bệnh lý biến hoá khi bệnh đã lâu, đó là một cống hiến lớn về lý luận Đông y của họ Diệp, được đời sau đối với bệnh trình khá dài tổng kết kinh nghiệm đề ra phép trị hoạt huyết hoá ứ rất quý báu. Diệp Thiên Sĩ cho rằng bệnh ở Kinh chủ khí, ở Lạc chủ huyết. Bệnh chứng đau "lúc bắt đầu là khỉ kết ở Kinh" bệnh thuộc Khí phần, tuỳ theo sự thúc đẩy di chuyển của thời gian mà "từ Kinh mạch tiếp đến Lạc mạch", "bị lâu tất phạm vào huyết lạc" bệnh tình đã can thiệp vào huyết phận.
Họ Diệp đã ba lần nhắc nhở, chữa bệnh nên biện rõ bệnh tại kinh hay tại huyết, phép chữa hai loại ấy rõ ràng khác nhau. Bệnh ở huyết lạc, họ Diệp đề xuất phép dùng thuốc cay nhuận thông lạc với các loại Trùng để truy tìm đuổi tà, có đặc điểm mới mẻ cụ thể đến các đời sau rất tôn sừng. Rõ ràng là, cái họ Diệp bảo là Kinh là Lạc, không phải chỉ là nói bộ vị giải phẫu đơn thuẩn, đối với lời nói chung "Bệnh gây ra ở Lạc là nông" còn hàm ý nghĩa khác nhau. Nó vận dụng lý luận khí huyết để nói lên bộ vị nông sâu của bệnh, sự nặng nhẹ của bệnh tình và chỗ khác nhau của bệnh chứng, tiến lên cố phép chỉ đạo lâm sàng.
Đời sau căn cứ vào những kiến giải "bệnh lâu vào Lạc" để xây dựng những lý luận "đau lâu vào lạc" và "bệnh lâu nhiều ứ "suy rộng ra những chứng bệnh lâu ngày ngoan cố có nhân tố ứ huyết tồn tại, đề xướng ra phép chữa hoạt huyết hoá ứ, có thể nói thuyết này là một sự phát triển về lý luận Đông y.
139. Huyết là sự thai nghén của trăm bệnh.
Minh - Lý Diên
“Y học nhập môn – Tạp bệnh đề cương – Nội thương – Huyết”
Câu này nêu bật tính gây bệnh rộng rãi của Huyết phận rất có ý nghĩa lâm sàng. Họ Lý cho rằng: "Người ta biết là trăm bệnh sinh ra từ Khí mà không biết Huyết là thai nghén của trăm bệnh. Phàm các chứng hàn nhiệt, co quắp, tê đau ẩn chẩn, ngứa ngáy, hay quên, sợ sệt, mê muội, bĩ khối, đau đớn, long bế, di niệu v.v.. cho đến phụ nữ kinh bế, băng trung, đới hạ đều là huyết sinh bệnh".
Đan Khê từng nói: "Khi huyết xung hoà, vạn bệnh không sinh, một khi bị phẫn uất, mọi bệnh sẽ sinh ra". Con người ta, khí huyết, khí cơ bị rối loạn có thể gây nên bệnh. Huyết phận không điều hoà cũng có thể gây nên bệnh, hai cái này đều nên coi trọng.
140. Tất cả các chứng bất trị đều là lý do không khéo trừ ứ.
Thanh - Đường Dung Xuyên
"Huyết chứng luận - Thổ huyết"
Nêu lên bệnh cơ ứ huyết ở một số tật bệnh ngoan cố, vạch ra một con đường điều trị tật bệnh khó khăn. Một số tật bệnh ngoan cố khó chữa, dùng các phép chữa thông thường không hiệu quả, thường là do ứ huyết tác quái cho dù không xuất hiện chứng trạng ứ huyết rõ rệt, mà sử dụng thuộc hoạt huyết hoá ứ cũng thu được hiệu quả như ý. Những năm gần đây, phép trị hoạt huyết hoá ứ, giải quyết được rất nhiều chứng bệnh khó khăn hiệu quả đáng mừng, đủ nói lên câu này của họ Đường có ý nghĩa thực tiễn.
141. Giao mùa phát bệnh là do ứ huyết
Thanh - Vương Thanh Nhậm
"Y lâm cải thác - Thông khiếu hoạt huyết thang và các chứng điều trị"
Đây là kinh nghiệm biện chứng độc đáo của Vương Thanh Nhậm. Mỗi khi gặp biến hoá của thời tiết mà phát bệnh là do ứ huyết tác quái. Suy nghĩ loại tật bệnh này lâu ngày không khỏi, trong lạc mạch có khả năng có ứ huyết gây nên. Nhưng Hư chứng cũng phát hiện khi thời tiết thay đổi hoặc nặng hơn, cho nên Diệp Thiên Sĩ lại có câu nói "Giao mùa bệnh tăng, nhất là thuộc hiện tượng Hư". Vì thế, loại bệnh biến này vẫn cần phân tích luận bàn cụ thể, không câu nệ hoàn toàn vào một thuyết ứ huyết.
142. Chữa huyết chứng, nên biết chỗ chủ yếu; mà lý do động huyết, chỉ là hỏa là khí thôi.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Huyết chứng"
"Cho nên xét đến hỏa, chỉ cần xét có hỏa hay không có hỏa. Xét đến khí, chỉ cần xét thuộc khí hư hay khí thực". Rõ ràng là ông lấy có hỏa và không có hỏa, Khí hư với Khí thực làm cương lĩnh biện chứng Huyết chứng. "Có hỏa" vừa chỉ cái hỏa thực nhiệt lại có ngụ cả cái hỏa do âm hư. Hai cái hỏa này bức huyết đi bừa mà dẫn đến động huyết.
"Khí thực" là chỉ khí nghịch ở Tạng, huyết theo khí loạn mà nhầm Kinh đi càn.
"Khí hư” là chỉ nguyên khí bị tổn hại, huyết mất sự cố nhiếp gây nên
Danh ngôn này đối với hiện chứng điều trị Huyết chứng có ý nghĩa chỉ đạo nhất định.
143. Các chứng về Huyết, mình nóng mạch Đại là khó chữa, là hỏa tà thịnh vậy. Mình mát mạch tĩnh là dễ chữa, là chính khí hồi phục vậy.
Nguyên - Chu Đan Khê
"Đan Khê tâm pháp - Thổ huyết"
Câu này là phương pháp phán đoán tiên lượng các loại thuận nghịch của huyết chứng, là câu nói khá kinh nghiệm. Sau các loại huyết chứng nếu quả là vẫn phát nhiệt như cũ, mạch Hồng Đại là biểu hiện hỏa tà vẫn thịnh, thuộc chứng hậu Nghịch, tiên lượng không tốt. Ngược lại, nếu nhiệt lúc mình mát, mạch đã hoà hoãn, là tà khí đã giảm, hiện tượng chính khí hồi phục là chứng hậu Thuận, tiên lượng tốt.
Sách "Mạch quyết" cũng nói: "Mũi ra huyết và thổ huyết thì mạch nên Trầm Tế. Đột ngột Phù Đại là rất nguy". Ý tứ gần giống với câu danh ngôn này.
144. Chứng huyết khô kinh bế, nên tìm ở cái nguồn sinh ra huyết cái nguồn là ở Vị. Mà các chứng ẩu huyết thổ huyết, nên tìm ở cái nguồn gây nên động huyết, nguồn ấy ở Tạng vậy.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Huyết chứng"
Nêu lên bộ vị bệnh biến của chứng huyết khô kinh bế và các chứng ẩu huyết, thổ huyết, chỉ ra phương hướng điều trị. Vị là nguồn hoá sinh ra khí huyết, cho nên huyết hư khô kiệt dẫn đến kinh nguyệt đình bế, nên biết nguyên nhân bệnh và vị trí bệnh là ở Vị, phép trị nên dưỡng Vị để tư dưỡng nguồn sinh hoá.
Các chứng ẩu huyết thổ huyết phần nhiều bệnh ở tạng Can, như Can khí hoành nghịch phạm Vị mà động huyết, hoặc Can hỏa bốc lên mà bức huyết đi càn, cho nên nói "nguồn ấy ở Tạng". Đương nhiên, trên lâm sàng các chứng ẩu huyết, thổ huyết cũng do nguyên nhân khác, không nên câu nệ ở một Tạng.
145. Hạ huyết, trước ra phân sau ra huyết, đấy là viễn huyết. Hạ huyết, trước ra huyết sau ra phân, đấy là cận huyết.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Kim quĩ yếu lược - Kinh quí thổ nục hung mãn ứ huyết bệnh mạch chứng trị"
Hai câu trên phân biệt đặc điểm chứng hậu của chứng hư hàn tiện huyết và thấp nhiệt tiện huyết, nói theo kiểu so sánh để dễ nắm vững. Chứng hạ huyết, phân ra trước, huyết ra sau, huyết ra từ bộ vị trên của Trực trường, do đó gọi là Viễn huyết, phần nhiều do Trung tiêu Tỳ khí hư hàn, mất chức năng thống nhiếp mà huyết thấm xuống gây nên bệnh, điều trị nên ôn Tỳ nhiếp huyết, cho uống Hoàng thổ thang.
Nếu ttước ra huyết sau ra phân là Cận huyết, phần nhiều do thấp nhiệt uẩn kết ở Đại trường, bức huyết đi xuống gây nên, điều trị nên thanh lợi thấp nhiệt hoạt huyết hoá ứ, cho uống Xích tiểu đậu đương qui tán.
Trên lâm sàng, ngoài những phán đoán bộ vị xuất huyết như trước phân sau huyết, trước huyết sau phân, lại nên chú ý đến mầu sắc của huyết khi đại tiện và tình huống toàn thân người bệnh.
Phàm hạ huyết loãng nhạt tía tối, đau bụng đại tiện lỏng mỏi mệt biếng nói, chân tay không ấm, phần nhiều thuộc Tỳ Vị hư hàn. Nếu đại tiện ra mầu đỏ tươi hoặc kiêm cả mũi, đại tiện bí kết hoặc không thoải mái, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Sác, có thể biết là thấp nhiệt hạ chú, hai trường hợp này không khó phân biệt.
146. Huyết làm trệ khí thì ngưng kết và đau. Khí nung nấu huyết thi hoá thành mủ.
Thanh - Đường Dung Xuyên
"Huyết chứng luận - Thổ Nùng"
Họ Đường cho rằng hình thành Nội ung là do ứ huyết hủ hoá mà ra. Câu này nhằm khái quát bệnh lý cơ chế. Ở tình huống sinh lý, khí huyết dựa vào nhau mà tồn tại, giúp đỡ nhau phát huy tác dụng, duy trì công năng chính thường của cơ thể.
Một khi huyết đi không thư sướng, sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của khí cơ, dẫn đến khí trệ huyết ứ gây rên đau. Bệnh lâu ngày thì khí uất hoá nhiệt, hun đốt làm huyết bại thịt nát, cuối cùng thành Nội ung hoá mủ.
147. Băng là chứng cấp - Lậu là Hoãn bệnh.
Thanh - Tiêu Lục
"Nữ Khoa kinh luân - Băng đái môn"
dẫn lời của Lý Thái Tổ
Chứng Băng lậu vốn thuộc một bệnh, nhưng xu thế bệnh thì có nặng nhẹ hoãn cấp khác nhau. Danh ngôn này nêu đạc điểm bệnh lý khác nhau của chứng Băng và Lậu.
Băng là đột ngột trút xuống nhiều, xu thế như núi lở, huyết như sóng dồn, tình thế kéo đến nguy cấp nghiêm trọng; không làm ngưng ngay có thể thành Hư thoát cho nên gọi là cấp chứng.
Lậu là dầm dề không dứt, lâu ngày không ngừng, xu thế bệnh còn hoà hoãn, thong thả điều trị cho nên gọi là Hoãn bệnh. Cần nêu rõ: Lậu lâu ngày không dứt cũng có thể nung nấu thành Băng đột ngột, cho nên cũng không nên coi thường.