Biện chứng tạng phủ

21. Tâm là gốc của sự sống - nơi biến hoá của Thần, làm đẹp ở mặt, làm đầy đủ cho huyết mạch.

22. Phế là gốc của khí – nơi ở của phách, làm đẹp ra lông, đầy đủ ở lớp da.


23. Thận chủ vé Chập (kín đáo) gốc của sự đóng kín, nơi ở của tinh, vẻ đẹp ở tóc, làm đầy đủ xương.

24. Can là gốc của bãi cực, nơi ở của hồn, vẻ tươi ở móng tay chân, làm đầy đủ ở gân.

25. Tỳ - Vị - Đại trường - Tiểu trường - Tam tiêu - Bàng quang là cái gốc của kho đụn, nơi ở của Doanh... vẻ tươi ở môi và bốn xung quanh, làm đầy đủ ở Cơ.


“Tố Vấn - Lục tiết tạng tượng luận" 

Nhóm kinh văn này khái quát công năng sinh lý chủ yếu của năm Tạng sáu Phủ và hiện tượng đặc trưng phản ánh ra ngoài thể biểu, đó là bộ phận trọng yếu về lý luận tạng tượng của y học cổ truyền. Trương Cảnh Nhạc nói: Tạng ở bên trong thể hiện hình ra bên ngoài cho nên gọi là tạng tượng. Nhóm kinh văn này giải thích như sau: "Tạng Tâm là căn bản của sinh mạng, là chủ tể của hoạt động tinh thần", tinh khí của nó chủ yếu biểu hiện rõ rệt ở sắc mặt, làm đầy đủ huyết mạch.

Tạng Phế là căn bản của Khí, là nơi chứa phách, tinh khí chủ yếu của nó chủ yếu phản ánh ra bì mao.

Tạng Thận là chủ tể của tinh khí ẩn náu, là căn bản cửa sự cất giữ, tinh khí của ngũ tạng cất chứa ở đó, tinh khí của nó chủ yếu phản ánh lên tóc ở đầu, nuôi dưỡng đầy đủ xương tuỷ. Tạng Can là chủ tể của sự vận động là nơi sản sinh ra mệt nhọc quá sức, là nơi chứa hồn. Tinh khí của nó biểu hiện rõ rệt ở các móng tay chân, làm đầy đủ nuôi dưỡng gân.

Các cơ quan Tỳ, Vị, Đại Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang là căn bản sự cất giữ thuỷ cốc ở trong cơ thể, là nơi sản sinh ra doanh khí, cho nên gọi là "khí" (dụng cụ). Những cơ quan này có thể đem thuỷ cốc chia thành hai bộ phận tinh vi và cặn bã, đưa tinh vi đến chân tay trăm khớp, đẩy cặn bã ra ngoài cơ thể. Những tinh khí của các cơ quan tàng khí ấy chủ yếu phải tới môi miệng bốn xung quanh, nuôi dưỡng dồi dào cơ bắp toàn thân.

Căn cứ vào lý luận tạng tượng có thể hiểu được tình huống bệnh biến của Tạng Phủ, tạo nên cơ sở biện chứng và định tính của bệnh. Ví dụ như tạng Thận "vẻ tươi ở tóc", "Đầy đủ ở xương" nói lên tóc và khớp xương trên sinh lý có quan hệ chặt chẽ với Thận, tất nhiên trên bệnh lý cũng có quan hệ. Từ hiện tượng bệnh biến ở tóc và ở xương có thể suy đoán được bệnh biến của tạng Thận, các tạng khí khác cũng suy diễn như thế.

Có thể thấy học thuyết Tạng tượng là cơ sở lý luận biện chúng luận tri, là nội dung cơ bản cho biến chứng Tạng Phủ.


26. Não là phủ của Nguyên thần

Minh - Lý Thời Chân 
"Bản thảo cương mục - Tân di" 

Danh ngôn này là do Lý Thời Chân nêu ra - nói lên công năng của Não là chủ thần minh, cũng là chỉ đại não là chủ tể của ý thức tinh thần và tư duy hoạt động của con người, thật là cống hiến to lớn của họ Lý. Sách "Nội kinh” từng có quan điểm "Đầu là phủ tinh minh" nhưng chưa được coi trọng, người ta nắm ngay lý luận "Tâm chủ thần minh", "Tâm là chức quan quân chủ" để chỉ đạo. Tiếp theo là sự phát triển của y học hiện đại, học thuyết "Não là phủ nguyên thần" được thừa nhận, và cũng được Đông y coi trọng trong lâm sàng.

Vương Thanh Nhậm đời Thanh chỉ rõ: "Sự nhạy bén minh mẫn không ở Tâm mà ở Não" (Y lâm thác ngộ - Não tuy thuyết). Ông nói: "hai tai thông lên não, thu nhận nghe được là từ não" và "hai mắt như sợi dây nối dài tới não, cho nên nhìn được mọi vật là do não". "Trẻ em không có tính ghi nhớ là vì não tuỷ chưa đầy. Tuổi cao không có tính ghi nhớ, là vì não tuỷ rỗng không dần dần". Những luận thuật ấy là những gạch đậm về "não là phủ của nguyên thần" cũng là chỗ dựa cho lý luận của học thuyết Bổ tuỷ ích não.


27. Thận chủ xương. Răng rụng thì Thận suy.

Can chủ cân, ngoại Thận không cương là Can suy.

Tỳ chủ nhục, lưỡi không biết mùi vị là Tỳ suy.

Tâm chủ mạch, móng tay chân không tươi là Tâm suy.

Phế chủ bì mao, nhiều vệt nhăn hằn sâu là Phế suy.




Thanh - Trình Hạnh Hiên 
"Y thuật - ngũ Tạng ngoại hình" 

Danh ngôn này nói lên mối quan hệ giữa năm Tạng với những khí quan ở thể biểu, từ bên trong để suy đoán bên ngoài, có thể dò biết được bệnh biến hư suy của năm Tạng. Một số nội dung với học thuyết Tạng tượng trong sách "Nội kinh" không nhất trí lắm, xem như lời nói của cá nhân, nhưng thực ra không phải là vô lý.

Họ Trình cho răng "Răng là nơi tụ hợp của xương", "Thận chủ về Răng" cho nên từ chỗ răng rụng có thể biết được chỗ suy của Thận khí. "ngoại Thận - bộ phận sinh dục của nam giới - là nơi tụ hợp của Gân", "Gan chủ về cân" cho nên ngoại Thận không cương cứng (Dương suy) là do Can khí hư suy. Thuyết này với lý luận, "ngoại Thận là chủ của Thận" không nhất trí, nhưng tiền âm xác thực là nơi tụ hợp của tông cân, đường kinh mạch của tạng Can rõ ràng là tuần hành ở ngoại âm. Cho nên hai thuyết này có thể cùng tồn tại, nêu lên căn cứ lý luận bàn về tạng Can chữa chứng Dương nuy.

"Lưỡi là nơi tụ hợp của thịt", "Tỳ chủ về thịt" cho nên lưỡi không biết mùi vị, có thể biết là Tỳ suy yếu. Câu này với lý luận "lưỡi là mầm của Tâm" không nhất trí, nhưng xét về hình tượng của lưỡi, nói "thịt là nơi tụ hợp" cũng có chỗ phù hợp. Vả lại "lưỡi là ngoại hậu của Tỳ, cho nên qua bệnh biến của lưỡi, có thể suy đoán được hư suy của tạng Tỳ, vô luận là từ lâm sàng hay lý luận đều có lý của nó.

"Móng tay chân là nơi tụ hợp của mạch", "Tâm chủ mạch" cho nên móng tay chân không tươi là biểu hiện của Tâm huyết hư suy, thuyết này với lý luận "móng tay chân là bộ phận thừa của Gân" và "vẻ tươi của Can biểu hiện ở móng tay chân" cũng có thể tồn tại, bởi vì trên lâm sàng, xác thực móng tay chân không tươi là biểu hiện Tâm huyết bất túc.

"Vết nhăn là nơi tụ hợp của bì mao", Phế chủ bì mao" cho nên "vết nhăn phần nhiều hằn sâu" nói lên Phế hư suy, đối với biểu hiện lâm sàng cần biết "đó là lẽ thường của tuổi già cái biến của tuổi trẻ", có chỗ bổ sung cho học thuyết Tạng tượng trong sách "Nội kinh”. 


28. Răng là bộ phận thừa của Xương.

Tóc là bộ phận thừa của Huyết.

Móng tay chân là bộ phận thừa của Gân.


Minh - Trương Cảnh Nhạc 
"Loại kinh" lời chú giải trong sách “Tố vấn - Lục tiết tạng tượng luận" 

Ba câu này là chỉ thuộc tính sinh lý của răng, lông tóc và móng tay chân, từ đó mà suy tính bệnh biến của khớp xương, huyết dịch và gân, tiến lên một bước là cung cấp cho biện chứng sự thịnh suy tinh huyết của Can Thận.

Thận chủ xương sinh tuỷ, sự phát dục sinh trưởng của xương khớp phải nhờ vào sự đầy đủ tinh khí ở trong Thận. Răng là bộ phận nối tiếp của khớp xương, có cùng một nguồn gốc. Sự sinh trưởng của răng, sự lung lay và rụng của răng, đều có liên quan chặt chẽ đến thịnh suy của tinh khí trong Thận, cho nên thông qua tình huống của răng có thể suy đoán được tinh khí ở Thận thịnh hay suy.

Thẩm Kim Ngao đời Thanh viết trong "Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc" có nói "Răng là ngọn của Thận, là gốc của xương" cũng mang ý tứ tóm tắt như thế. Sinh trưởng của lông tóc phải nhờ vào tinh huyết. Thận chứa tinh. Tinh có thể hoá ra huyết, cho nên sự sinh trưởng hay rụng, mềm nhuận hay khô ròn của tóc đều có liên quan tới huyết dịch và Thận tinh, cho nên nói "Tóc là phần thừa của huyết".

"Lục tiết tạng tượng luận - sách Tố Vấn”“ viết: "Thận... vẽ tươi lên tóc". Qua tình huống đầu tóc có thể xem xét được sự thịnh suy về tinh khí và huyết dịch của Thận, như thấy chứng tóc khô ròn trong lâm sàng, hoặc tóc rụng sớm bạc sớm nói lên tinh khí ở trong Thận bất túc hoặc huyết hư.

Móng tay chân là chỗ tiếp nối của gân. ““Ngũ tạng sinh thành thiên - sách Tố Vấn" viết: "Hợp của Can là gân, vẻ tươi ở móng tay chân". Qua tình huống móng tay chân có thể suy đoán được tình huống Can huyết ở tạng Can. Can huyết đầy đủ, móng tay chân được nuôi dưỡng mà mềm mại hồng nhuận, trái lại thì móng tay chân mỏng manh khô ròn nứt gẫy. Lý luận "ba cái dư" của Trương Cảnh Nhạc làm đầy đủ cho kho báu về lý luận của Trung y.

29. Răng là phần thừa của Thận. Chân răng là đường Lạc của Vị.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Ôn nhiệt luận" 

Danh ngôn này nói lên mối liên hệ giữa răng, chân răng với mối liên lạc Thận và Vị đối với nguyên lý khám răng và chân răng trong Ôn bệnh.

Khám nghiệm răng trong Ôn bệnh do Diệp Thiên Sĩ sáng tạo đầu tiên, đối với việc lý giải cơ chế bệnh là tà nhiệt làm tổn thương Can Thận có giá trị chẩn đoán tương đương. Bởi vì chân răng và răng có quan hệ sinh lý nội tại giữa Thận và Vị. Thận chủ xương, răng là phần thừa của xương, cho nên căn cứ vào sự khô nhuận của răng kết hợp với phân biệt màu sắc và cáu răng có hay không, có thể nhận biết được chất dịch của Thận có tổn thương hay không. Mạch lạc của Vị liên lạc ở chân răng hàm trên, mạch lạc của Đại trường liên lạc ở chân răng hàm dưới.. đều thuộc Dương Minh cho nên căn cứ vào chân răng sưng đau, có xuất huyết hay không, có thể xét đoán được tình huống nhiệt nung nấu ở kinh Dương minh Vị.


30. Đầu là phủ tinh minh, đầu vẹo mắt trũng là tinh thần sắp bại hoại. Lưng là phủ của ngực, lưng gập vai rã là phủ sắp bị bại hoại. Thắt lưng là phủ của Thận, xoay chuyển không nổi là Thận sắp suy sụp. Gối là phủ của xương, phủ của tủy, không đứng lên được, đi lại chệnh choạng là xương sắp suy sụp.


“Tố vấn – Mạch yếu tinh vi luận” 

“ Năm tạng là cái sức mạnh của thân thể”. Năm tạng là cái căn bản về sức khỏe của cơ thể.

Đầu là phủ tinh minh, nếu đầu vẹo mắt trũng là biểu hiện tinh thần sắp bị cướp đoạt

Lưng là phủ của ngực nếu lưng gấp khúc vai rã ra là dấu hiệu hoạt động của Tâm Phế sắp bại hoại.

Thắt lưng là phủ của Thận, nếu xoay chuyển không dễ dàng, là biểu hiện tạng Thận sắp suy sụp.

Gối là phủ của Gân, nếu co duỗi khó đi lại lom khom cúi đầu là biểu hiện sự suy sụp của Gân.

Xương là phủ của tủy, nếu không đứng được lâu, đi lại thì lảo đảo là biểu hiện xương bị suy sụp.

Danh ngôn này nêu quan hệ chặt chẽ giữa đầu, lưng, thắt lưng, xương với Não – Tâm – Phế - Thận – Gân – Tủy. vì vậy khi công năng của năm tạng mất bình thường có thể biểu hiện các trạng thái hành động trái thường của các cơ quan tương ứng như đầu, lưng , thắt lưng và gối, rất có ý nghĩa trọng yếu đối với chẩn đoán vị trí và tính chất bệnh.

31. Các loại phong choáng váng đều thuộc Can.

32. Các loại hàn co rút đều thuộc Thận

33. Các loại khí phẫn uất đều thuộc Phế.

34. Các loại thấp sưng thũng đều thuộc Tỳ.

35. Các loại đau mụn ngứa đều thuộc Tâm.


"Tố Vấn - Chí chân yếu đại luận" 

Bệnh cơ 19 điều nổi tiếng trong sách "Nội kinh" là phương pháp căn cứ vào chứng hậu để tìm nguyên nhânỂ Đem một số chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng, căn cứ vào sự phân loại quy nạp gây nên bệnh của ngũ tạng lục khí, từ đó hình thành phương pháp biện chứng cơ bản cùa Đông y, trên lâm sàng biện chứng có tác dụng chọn giản đơn chống phức tạp.

Danh ngôn này là một bộ phận qui thuộc vào ngũ tạng, có thể hiểu là: Các loại do Phong gây bệnh mà thấy đầu choáng mắt hoa, chân tay thân thể run rẩy đều thuộc tạng Can. Các loại Hàn chúng gân mạch co rút khớp xương co duỗi không lợi đều thuộc Thận. Các loại suyễn thở gấp gáp, vùng ngực bĩ tắc đều thuộc tạng Phế. Các bệnh thuỷ thấp ứ đọng dẫn đến các chứng phù thũng trướng đầy đều thuộc tạng Tỳ. Các loại đau nhức mụn nhọt ngứa gãi đều thuộc tạng Tâm. Cần nêu rõ đây chỉ là những bệnh cơ nêu thí dụ trong sách "Nội kinh" chứ không phải toàn bộ nội dung học thuyết bệnh cơ. Chúng ta nên lĩnh hội thực chất tinh thần, xem như là mẫu mực tìm hiểu bệnh cơ khi tiến hành phân tích chứng hậu.

36. Phế hư dễ khái. Tâm hư dễ kinh. Tỳ hư dễ tả. Thận hư dễ di. Can hư bất ninh

Thanh - Trương Bình Thành 
“Thành phương tiện độc - Thu sáp chi tễ” 

Khái quát những chủ chứng dễ xuất hiện khi ngũ tạng hư suy, có tác dụng giản đơn tránh phiền phức. Khái thấu là chứng trạng rất thường gặp khi công năng của Phế mất bình thường, nếu Phế khí âm bất túc thì khí mất quy luật giáng xuống, lại nghịch lên mà Khái. Kinh quí là chứng trạng chủ yếu của Tâm hư rất thường gặp, hoặc là âm huyết bất túc, huyết không dưỡng Tâm, Tâm không làm chủ được gây nên, hoặc do dương khí hư tổn, vận chuyển huyết yếu ớt gắng sức lao động gây nên. Tiết tả là chứng chủ yếu do Tỳ mất vận chuyển bình thường, phần nhiều do Tỳ hư mất chức năng vận hoá, thủy cốc không tiêu hoá, trong đục không phân dồn cả xuống Đại tràng gây nên. Thận là cái gốc của sự bế tàng, Thận khí hư suy mất chức năng cố nhiếp, cửa tinh không bền thì di tinh. Bàng quang mất sự co thắt thì di niệu. Can là nơi chứa hồn, nếu Can huyết bất túc, hồn không chốn ở, dễ khiến kinh hãi hay mộng, nằm ngủ không yên, mộng du là những chứng trạng phần nhiều do thần hồn không yên.



37. Ưu sầu lo nghĩ hại Tâm. Cơ thể lạnh, uống lạnh hại Phế. Cáu giận khí nghịch, dồn lên không hạ xuống thì hại Can. Ăn uống mệt nhọc hại Tỳ. Ngồi lâu nơi đất ẩm, gắng sức tắm rửa hại Thận.

"Nạn kinh- Nạn thứ 49" 

Giới thiệu những nguyên nhân thường gặp trực tiếp làm hại năm Tạng. "Nạn kinh" nói là: "chính kinh tự mắc bệnh".

Lo nghĩ quá độ, khí uất không giải, vừa có thể tổn thương tâm thần lại vừa ngán ngầm hao âm huyết. Tâm mất sự nuôi dưỡng, đó là cài ý "làm hại Tâm".

Phế chủ bì mao, thể trạng bị lạnh lại thêm uống lạnh thì có thể làm thương Phế.

Quá giận thì khí nghịch lên trên, Can dương dãn ra đột ngột sẽ làm tổn thương Can. Ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá độ thì tổn hại Tỳ. Ngồi lâu ở nơi ẩm ướt, gắng gượng làm việc ra mồ hôi sau đó lại ngâm người trong nước thì tổn hại tạng Thận. Người học có thể căn cứ mà tìm nguyên nhân xét nguyên nhân mà luận trị. "Bách bệnh thuỷ sinh thiên - sách Linh khu" cũng có những câu tương tự, có thể tham khảo: "lo nghĩ thương Tâm; trùng hàn thương Phế; cáu giận thương Can; say sưa nhập phòng, ra mồ hôi lại gặp gió thương Tỳ; dùng sức quá độ, nếu nhập phòng, ra mồ hôi lại đi tắm thì thương Thận". 


38. Vị trí của Phế ở nơi rất cao, nhiễm tà thì Phế bị nhiễm trước

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Ấu khoa yếu lược - Phong ôn" 

Danh ngôn này nêu đặc tính sinh lý tạng Phế dễ bị ngoại tà xâm phạm. Phế ở vị trí Thượng tiêu, là hoa cái của ngũ tạng, cho nên nói "vị trí Phế ở nơi rất cao". Bên ngoài Phế lại hợp với bì mao, khai khiếu ra mũi. Phàm ngoại tà xâm phạm, do mũi mà vào, đều thuộc cửa ngõ của Phế, đặc điểm quyết định trước tiên là tổn thương Phế, qua ứng nghiệm lâm sàng, phù hợp với thực tế. 


39. Thể của Phế thuộc Kim, ví như cái chuông, chuông không gõ không kêu.

Thanh - Trình Chung Linh 
"Y học tâm ngộ - Y môn pháp luật" 

Đây là thủ pháp hình tượng để tỉ dụ đặc điểm sinh iý của tạng Phế nói lên nguyên nhân cơ chế bệnh khái thấu. Phế thuộc kim giống như cái chuông to, tà khí nội ngoại xâm phạm Phế thì giống như gõ vào chuông, gây nên khái thấu. Tà khí lục dâm phong - hàn - thử - thấp - táo - hỏa từ ngoài gõ vào thì kêu. Tình chí mệt nhọc, bị cái hỏa do ăn uống, xào rán từ bên trong công phá cũng kêu nói lên khái thấu là một loại phản ứng bệnh lý phát sinh để đuổi tà ở Phế kinh ra ngoài. Họ Trình chỉ rõ nguyên tắc điều trị khái thấu tức là "bỏ cái công cụ gõ ra tiếng kêu", tiêu trừ cái nguyên nhân gây bệnh. Trần Tu Viên viết sách "Y học tam tự kinh" cũng có câu nói: "Phế như cái chuông, gõ thì kêu" ý tứ cũng tương tự.
 

40. Trăm bệnh sinh ra đều do Tỳ Vị suy.

Kim - Lý Đông Viên 
"Tỳ Vị luận – Tỳ Vị thắng suy luận" 

Danh ngôn này nói lên Tỳ Vị hư suy là do tác dụng quá trình phát bệnh ở cơ thể con người, đời sau tóm tắt là "nội thương Tỳ Vị, trăm bệnh từ đó mà ra", thể hiện quan điểm cơ bản học thuyết Tỳ Vị luận của họ Lý.

Lý Đông Viên là ty tổ của phái bổ Thổ, ông cho rằng Tỳ Vị là cái gốc của nguyên khí, nguyên khí là cái gốc của sức khoẻ. Tỳ Vị tổn thương thì nguyên khí suy, nguyên khí suy thì tật bệnh sinh ra, đây là luận điểm chủ yếu Nội thương học thuyết của họ Lý.

Theo lý luận Đông y, Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá của khí huyết, năm Tạng sáu phủ của cơ thể, tứ chi trăm khớp đều phải nhờ Tỳ Vị cung cấp tinh vi dinh dưỡng mới có thể duy trì được công năng sinh lý bình thường. Nếu do những nhân tố ăn uống nhọc mệt dẫn đến Tỳ Vị suy yếu, nguồn sinh hoá bất túc, nguyên khí hao tổn lớn thì mọi bệnh sẽ nẩy sinh.



41. Vị mạnh Tỳ yếu thì tiêu cốc mà đại tiện nhão, Tỳ mạnh Vị yếu thì biết đói mà kém ăn.

Thanh - Lâm Bội Cầm 
"Loại chứng trị tài - Âm thực chứng luận trị" 

Tỳ Vị tuy cùng chủ về tiêu hoá, nhưng công nãng và bệnh biến cũng có chỗ khác nhau.

Danh ngôn này quy nạp những bệnh biến khác nhau mà có những chứng trạng khác nhau của Tỳ Vị, nêu ra việc điều trị không giống nhau.

Tỳ chủ vận hoá. Vị chủ thu nạp. Khi Vị khí thịnh mà Tỳ khí yếu thì Vị có thể tiêu hoá đổ ăn mà Tỳ mất đi sự kiện vận thì đại tiện nhão. Khi Tỳ khí thịnh mà Vị khí yếu thì Tỳ tuy vận hoá được mà biết đói mà Vị thì ăn vào khó khăn.

Bệnh biến Tỳ Vị có khác nhau, dùng thuốc tự nhiên cũng không giống nhau, học giả phải phân biệt cẩn thận.
 

42. Can là tạng phong mộc, ưa điều đạt mà ghét ức uất

Minh - Trương Cảnh Nhạc 
"Chất nghi lục - Luận Can vô bổ pháp" 

Danh ngôn này nêu đặc điểm sinh lý của tạng Can, Can là cương tạng, chủ động và chủ thăng, phát bệnh dễ động phong như các chúng nhiệt cực sinh phong, Can dương hoá phong và huyết hư sinh phong v.v..

Sách nói: "Các loại phong choáng váng đều thuộc Can" tức là căn cứ vào điểm này, nên mới nói: "Can là tạng phong mộc". Can thuộc mộc, chủ sơ tiết. Trong ngũ hành, chỉ có mộc là có hiện tượng phơi phới, cho nên "ưa điều đạt mà sợ ức uất". 


43. Can là nguồn khởi bệnh, Vị là chỗ truyền bệnh

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
“Lâm chứng chỉ nam y án- Mộc thừa Thổ" 

Đây là chỉ cơ chế bệnh lý Can khí phạm Vị. Sách "Lâm chứng chỉ nam y án" rất coi trọng các chứng Can khí phạm Vị, Can Vị mất hoà. Thiết lập hẳn một môn "Mộc thừa thổ" vì cho đó là chúng hậu thường gặp trong lâm sàng. Can là chức quan Tướng quân, chủ về sơ tiết, ưa điều đạt mà ghét ức uất, Mỗi khi do tình tự không thoải mái dẫn đến Can khí uất kết, Can dương thượng cang. Can với Tỳ Vị vốn là quan hệ tương khắc, Can bệnh thường dẫn đến phạm Vị khắc Tỳ, gây nên các chứng kém ăn, bụng sườn trướng đầy, ợ hơi nuốt chua v.v. Họ Diệp còn nói "Can bệnh tất phạm Thổ đó là vũ cái thắng nó" ... Đó tức là ý nói "Can là nguồn phát bệnh, Vị ià chốn truyền bệnh".



44. Thổ hư mộc tất lung lay

Thanh - Vưu Tại Kinh 
“Tĩnh Hương Lâu y án - Nội phong" 

Thổ là chỉ Tỳ. Mộc là chỉ Can. Lung lay là chỉ hoa mắt chóng mặt, chân tay mình mẩy run rẩy là các chứng trạng thuộc Nội phong. Đây là nêu lên một bệnh cơ Can phong hư động có thể làm chỗ dựa cho biện chứng.

Tỳ là nguồn sinh ra huyết. Can là tạng chứa huyết, hai tạng này quan hệ với nhau chặt chẽ.

Nếu Tỳ vận chuyển mạnh, có nguồn sinh huyết thì Can có cái mà chứa. Nếu Tỳ hư, nguồn sinh hoá thiếu thốn có thể dẫn đến Can huyết bất túc, huyết hư sinh phong nên có các chứng chóng mặt và run rẩy. Điều trị nên yên thổ dẹp phong, họ Vưu rất trọng dụng Quy Thược Lục quân tử thang. 


45. Cái hậu của Hạ tiêu, như cái gốc của địa thổ hoá sinh. Cái hậu của Trung tiêu, như cái lò bếp đun nấu thuỷ cố. Cái hậu của Thượng tiêu như cái thế giới của Thái hư thần minh.
Thanh - Từ Linh Thai 
“Tạp bệnh nguyên - Mệnh Môn" 

Danh ngôn này họ Từ giới thiệu cái "hỏa hậu" của Tam tiêu, tức là công năng khác nhau của dương khí. Họ Từ cho rằng: Mệnh môn là gốc của nguyên khí là mái nhà của Chân hỏa, "từ dưới mà thăng lên" sinh phát ra dương khí tam tiêu. Lời bàn về hậu của Hạ tiêu ở đây chỉ dương khí ở Hạ tiêu giống như thổ địa là cái nguồn của sinh hoá. Nêu ra "những sự thọ yểu sinh dục và tinh huyết dũng khiếp cho đến cơ sở chữa bệnh không cái gì là không từ đó mà ra". Cái hậu của Trung tiêu là chỉ dương khí ở trong Vị giống như cái nồi chõ nấu nhừ vận hoá tinh vi của thuỷ cốc, hoá sinh ra khí huyết. Cái hậu của Thượng tiêu như Thái hư, là chỉ khí của Tâm dương, như ánh sáng chói lọi trên không, thần minh thông suốt.

"Ngũ quan ổn định thì muôn vật đều thịnh”. Đoạn danh ngôn này khái quát công năng sinh lý về dương khí của Tam tiêu, nhận thức và điều trị tật bệnh ở Tam tiêu rất có giá trị tham khảo. 


46. Tạng Phủ ( tiểu nhi ) non yếu, dễ hư thực, dễ hàn dễ nhiệt.

Tống - Tiền Ất 
“Tiểu nhi dược chứng trực quyết - Tự” 

Nêu lên đặc điểm sinh lý, bệnh lý ở trẻ em, trở nên cơ sở lý luận trọng yếu của Đông y Nhi khoa học.

Tạng Phủ trẻ em, tuy hình thành mà chưa toàn vẹn, tuy toàn vẹn mà chưa khoẻ khoắn,thể trạng non yếu, hình khí chưa đầy đủ. Từ thể trạng cho đến công nãng sinh lý đều chưa đạt mức hoàn thiện cho nên nói là "Tạng Phủ non yếu". Từ chỗ hình khí chưa đầy đủ, cơ năng còn yếu, cho nên sức đề kháng với bệnh tật còn yếu, dễ phát bệnh, truyền biến nhanh, do đó mới nói "dễ hư dễ thực, dễ hàn dễ nhiệt". Có thể cung cấp tham khảo nhận thức về bệnh biến ở trẻ em.