Thanh - Du Căn Sơ
“Trùng đính thông tục Thương hàn luận
- Biểu lý hàn nhiệt
Hỏi sự hàn nhiệt của bệnh nhân là một nội dung trọng yếu của Vấn chẩn. Câu nói trên nêu lên yếu điểm để phân biệt Biểu chứng, ố hàn là bệnh nhân có cảm giác hàn lạnh do ngoại tà xâm phạm Biểu phận, dương khí bị lấn át, cơ biểu mất sự ấm áp gây nên. Đương nhiên biểu chứng ố hàn phần nhiều kèm theo phát nhiệt, đối với lý hàn chứng chỉ hàn không nhiệt có chỗ khác nhau.
62. Rêu lưỡi có dính một phần trắng, thì bệnh cũng dính một phần thuộc Biểu
Thanh - Ngô Khôn An
“Thương hàn chỉ trưởng - Sát thiệt biện chứng pháp"
Rêu lưõi trắng chủ Thái dương biểu chứng, đó là phong hàn không giải, là chứng tà chưa vào lý, như vậy phù hợp với thực tế lâm sàng, Cần nêu rõ đó chỉ là phản ánh rêu lưỡi trắng của một chủ bệnh. Ngoài ra như chứng Thiếu dương bán biểu bán lý và chứng lý hư hàn nói chung cũng hiện ra rêu lưỡi trắng rõ rệt, lâm sàng nên kết hợp với các tình huống khác để chẩn đoán tật bệnh.
63. Mạch Phù ở phía trước là bệnh ở Biểu, mạch Phù ở phía sau là bệnh ở Lý.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Kim quĩ yếu lược - Tạng phủ kinh mạch tiên hậu bệnh mạch chứng"
Câu này ý nói mạch Phù xuất hiện ở bộ vị phía trước Quan chủ bệnh ở Biểu, xuất hiện ở bộ vị phía sau Quan chủ bệnh ở Lý. Lý do phía trước Quan thuộc Thốn bộ, thuộc Dương chủ Biểu, cho nên Thốn mạch Phù là bệnh ở Biểu, đó là hiện tượng chính khí chống trọi tà khí ở Biểu, mạch phần nhiều Phù mà có lực. Phía sau Quan thuộc Xích bộ, thuộc Âm chủ Lý, nói chung tình huống mạch ở Xích bộ nên Trầm, nếu Xích mạch xuất hiện hiện tượng Phù, đa số là Thận âm bất túc, hư dương biểu hiện Phù ra ngoài, vì thế chủ bệnh ở Lý mạch phần nhiều Phù mà vô lực. Trọng Cảnh lấy mạch Phù xuất hiện ở bộ vị khác nhau làm điểm chẩn đoán phân biệt biểu, lý chứng, nêu ra qui củ cho hậu học.
64. Phong là đứng đẩu trăm bệnh. Hàn là khí tàn hại.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư -Truyền trung lục - Biểu chứng thiên"
Nói lên đặc điểm gây nên bệnh của hai loại ngoại tà phong và hàn. Phong đứng đầu lục dâm. Các tà khí hàn - thấp - táo - nhiệt phần nhiều đều dựa vào phong mà xâm phạm cơ thể, như ngoại cảm phong hàn - phong thấp - phong nhiệt v.v… cho nên phong tà thường là vai trò dẫn đầu của ngoại tà gây nên bệnh. "Cốt không luận - sách Tố Vấn" nói "Phong - là cái bắt đầu của trăm bệnh". "Phong luận - sách Tố Vấn" cũng nói: "Phong - là cái đứng đầu trăm bệnh... đều là nêu đặc điểm ấy
"Hàn là khí tệ hại" là nói hàn làm thương người rất khốc liệt, tính nó ngưng trệ chủ về đau. Trúng phải hàn tà thường dẫn đến thân thể người ta bị bệnh đột ngột, hại người không nhỏ. Sách "Y thuần dắng nghĩa" nói: "Hàn, là âm khí, tức là cái khí túc xái, hàn khí trúng người tai vạ rất lớn"... cũng là nêu lên một đặc điểm do Hàn tà gây bệnh.
65. Ngoại nhân gây bệnh Phong chiếm phần nhiều. Nội nhân gây bệnh. Hỏa rất ác liệt.
Thanh - Phí Bá Hùng
"Y thuần dắng nghĩa - Hỏa"
Phong đứng đầu trăm bệnh - đứng đầu lục dâm, là nhân tố gây bệnh chủ yếu để gây nên bệnh ngoại cảm. Các tà khí hàn - thấp - táo - nhiệt đều dựa vào phong mà xâm phạm con người, như ngoại cảm phong hàn - phong nhiệt - phong thấp v.v.. Thậm chí tiên hiền còn nói: "Phong là nguồn gốc của trăm bệnh".
"Ngoại nhân gây bệnh, phong chiếm phần nhiều", tức là nêu lên nhân tố gây bệnh chủ yếu của bệnh ngoại cảm, còn như "Nội nhân gây bệnh, hỏa rất ác liệt" là một câu nói lên tính chất nghiêm trọng do Hỏa gây bệnh, là câu nói thiết thực. Hỏa là dương tà, tính nó bốc lên, thường có thể quấy nhiễu thẩn minh ở trên, xuất hiện các chứng nặng như cuồng táo làm bừa, hôn mê nói sảng, cho nên nói "các loại táo cuồng lung tung đều thuộc Hỏa "tức là ý đó. Hỏa tà còn dễ sinh phong động huyết tạo nên các chứng Can phong như chân tay co giật, cổ gáy cứng đơ, uốn ván cho đến các chứng bức huyết đi bừa như thổ, nục, tiện huyết... Ngoài ra hỏa nhiệt vào huyết còn có thể gây nên loét thịt thành mủ thành ung. Có thể thấy hỏa với các bệnh tà khác tạo nên hậu quả tương tự "hỏa rất ác liệt". Đan Khê từng nói: "Hỏa gây bệnh tác hại rất lớn, biến hoá rất nhanh, xu thế lan rộng cái chết rất tàn bạo", có thể là dẫn chứng chắc chắn.
66. Ngoại phong có từ ngoại cảm. Nội phong có từ nội thương.
Thanh - Hà Mộng Giao
"Y biển - Tạp chứng - Trúng phong"
Đến thời Kim Nguyên mới bàn về "nội phong". Vương Lý là người đầu tiên sáng tạo ra thuyết Chân trúng, loại trúng, cho rằng Loại trúng không phải từ ngoại phong gây nên, tức ý nói nội phong ngày nay.
Trương Cảnh Nhạc chủ trương nội phong do "nội thương tích tổn gây nên” lý luận khá thực tế.
Tóm lại, do ngoại tà gây bệnh gọi là Ngoại phong, cũng gọi là Chân trúng. Không do ngoại tà mà phát bệnh gọi là Nội phong còn gọi là Loại trúng. Từ lâm sàng theo dõi, thì bệnh này chiếm đa số là Nội phong.
67. Tổn thương do phong, phần trên bị trước. Tổn thương do thấp, phần dưới bị trước.
“Tố vấn – Âm dương ứng tượng đại luận”
Câu này qui nạp đặc điểm bộ vị gây bệnh của hai loại ngoại tà phong và thấp, trờ thành câu nói kinh điển. Phong là dương tà, tính nó nổi lên trên, cho nên người mắc phải thường là bộ phận đẩu mặt phía trên cơ thể, nên nói "phía trên cao điên, chỉ có phong là có thể tới". Thấp là âm tà, tính nó nặng đục, dễ dẫn xuống dưới, cho nên người mắc phải thì trước tiên là bộ phận dưới, chi dưới và chân bị bệnh.
Kinh nghiệm lâm sàng khá nhiều tật bệnh ở đầu mặt như đau đầu, phù thũng v.v... xác thực đa số do phong tà gây nên. Cũng như vậy, các bệnh ở chi dưới như phù thũng chứng Tý cũng phần nhiều do thấp tà gây nên. Đó là từ đậc điểm chủ yếu của hai loại ngoại tà phong và thấp quyết định.
68. Phong thắng thì động. Nhiệt thắng thì thũng. Táo thắng thì khô. Hàn thắng thì phù (nổi). Thấp thắng thì nhu tiết, quá lắm thì thuỷ bế mu chân sưng.
“Tố vấn – Lục nguyên chính kỷ đại luận”
Giới thiệu đặc điểm năm loại tà khí gây bệnh, rất có ý nghĩa xét chứng tìm nguyên nhân trong lâm sàng. Phong đứng đầu lục dâm, biến hoá đi khắp nơi, cho nên sau khi phạm vào cơ thể thường biểu hiện bệnh biến lung tung không cố định, nơi đau không cố định.
Nhiệt là dương tà, ẩn náu ở cục bộ huyết phận có thể dẫn đến nhọt sưng, sắc đỏ mà đau, khác với loại thuỷ thũng. Táo khí thanh túc, tính khô ráo, cho nên bệnh biến đa số biểu hiện là da dẻ khô ráo, môi khô táo bón.
Hàn là âm tà, tính ngưng trệ, nhiễm phải thì dễ mất sự phân bố tân dịch, thuỷ thấp ứ đọng mà thành phù thũng.
Thấp là âm tà, tính dồn xuống, là nguyên nhân chủ yếu của chứng ỉa chảy. Thấp quá nặng có thể dẫn đến tiểu tiện không thông, thuỷ thũng.
Đương nhiên động, thũng, khô, phù, thấp, tả v.v.. nguyên nhân sinh ra chứng bệnh không giới hạn ở năm loại tà khí trên đây, nó mới chỉ là những loại thường gặp khá nhiều mà thôi.
69. Thương hàn trúng phong, có Sài hồ chứng, chỉ thấy một chứng là dùng được, không cần đầy đủ.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Biện Thiếu dương bệnh mạch chứng tính trị"
Ở đây nêu ra việc phân biệt sử dụng Tiểu Sài hồ thang, thể hiện nguyên tắc chỉ đạo về luận trị chủ chứng của Trọng Cảnh.
Nói "Sài hồ chứng" là chỉ Thiếu dương bệnh có bốn chủ chứng lớn: Vãng lai hàn nhiệt - ngực sườn đầy tức - lìm lịm không muốn ăn - tâm phiền hay nôn. Ngoài ra có khi còn chứng trạng thứ yếu khác như trong ngực phiền mà không nôn, không khát, không đau bụng v.v... ở đây nêu ra đặc trưng ứng dụng Tiểu Sài hồ thang. "Chỉ thấy một chứng là dùng được" có nghĩa là chỉ cần thấy một chủ chứng là ứng dụng được, chứ không cần thiết phải đẩy đủ các chứng mới được dùng. Trên thực tế, tinh thần của câu nói này là nguyên tắc nắm vững chủ chứng mà có biện pháp điều trị, và có ý nghĩa phổ biến khi vận dụng đối với các kinh phương khác.
70. Thương phong nên xét tới kiêm chứng lục dâm.
Thanh - Lâm Bội Cầm
"Loại chứng trị tài - Thương phong luận trị"
Nói ỉên điểm cần chú ý khi chẩn đoán chứng ngoại cảm, là một kinh nghiệm bổ ích.
Nói chung, các chứng ngoại cảm đơn thuần như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp phần nhiều khá nhẹ, chỉ cần kịp thời trị liệu, trừ bỏ ngoại tà, phần nhiều thu hiệu quả nhanh. Điểm cần chú ý là chứng ngoại cảm đa số có kiêm chứng, như phong hàn kiêm thấp, phong nhiệt kiêm đờm, có khi còn kiêm cả các loại thực tích, khí hư, huyết hư v.v.. Khi trị liệu nếu không đồng thời chiếu cố đến những kiêm chúng ấy thì khó mà chữa khỏi ngoại cảm
71. Thương phong không phòng trước sẽ kết thành Lao.
Minh - Kỳ Thạch
"Lý hư nguyên giám - Hư chứng hữu lục nhân"
Câu này nêu quan điểm bệnh ngoại cảm dằng dai chữa không khỏi có thể dẫn đến chứng Lao, và nói lên một trong những nguyên nhân gây nên chứng Lao. Kỳ Thạch cho rằng âm huyết vốn hư, Phế có phục hỏa lại cảm nhiễm ngoại tà, ho lâu không dứt, thêm vào đó là điều trị không đúng lúc, lâu ngày Phế Thận đều hư sẽ trở thành Hư lao.
Nhắc nhở mọi người phải coi trọng khi điều trị một loại bệnh nhẹ như Thương phong, đề phòng sự phát triển trở nên bệnh nặng.
72. Ngoại cảm nóng, rét không ngắt quãng. Nội thương nóng rét không cùng lúc.
Minh - Lý Dụng Tụy
"Chứng trị vậng bổ - Phất nhiệt chương"
Nêu ra đặc điểm khác nhau của chứng phát nhiệt (sốt) của ngoại cảm với nội thương, có thể dựa vào đó mà chẩn đoán.
Phát nhiệt ngoại cảm là do tà khí xâm lân gây nên, ngoại tà không trừ được thì phát nhiệt không lui, phần nhiều là sốt cao, hơn nữa phần nhiều kiêm chứng sợ lạnh, tắc mũi, mạch Phù v.v… cho nên nói "nóng rét không ngắt quãng".
Phát nhiệt nội thương phần nhiều do tình chí, ăn uống mệt nhọc là những nguyên nhân gây nên bệnh, cơ chế bệnh là âm dương khí huyết suy tổn hoặc công năng tạng phủ mất điều hoà. Biểu hiện lâm sàng phần nhiều là sốt nhẹ, lúc nhiệt lúc không hoặc giờ giấc sốt không nhất định, đa số không có kiêm chứng sợ lạnh, cho nên nói "nóng, rét không cùng lúc"...
73. Ngoại cảm ố hàn, tuy gần lửa to cũng không hết rét. Nội thương ố hàn, gặp ấm áp thì đỡ rét ngay.
Thanh - Cố Tùng Viên
"Cố Tùng Viên y kính - Cách ngôn vựng thoán"
Nêu lên đặc điểm lâm sàng biểu hiện khác nhau của chứng ố hàn do ngoại cảm và nội thương gây nên, có ích cho chẩn đoán phân biệt.
Ngoại cảm ố hàn là hàn tà bó ở ngoài biểu, cơ biểu mất sự ấm áp gây nên, thuộc Thực chứng, tà khí không rút thì chứng rét ấy không trừ được, tuy mặc áo quần, hướng vào lửa cũng không đỡ rét.
Nội thương ố hàn là do dương khí hư suy, không được vận chuyển ấm áp gây nên, thuộc Hư chứng, thích được Dương giúp đỡ, cho nên gặp ấm áp thì dễ chịu.
74. Mùa Hạ thử nhiệt phát từ Dương Minh
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ấu khoa yếu lược - Hạ nhiệt"
Nêu lên đặc điểm bệnh cơ của Thử ôn phát bệnh khá là toát yếu không rườm lời.
Thử là khí hỏa nhiệt, tính nó gay gắt, truyền biến rất nhanh, tà khí phần nhiều xâm nhập thẳng vào Khí phần của cơ thể mà không qua quá trình Vệ phần. Ngay từ đầu đa số đã thấy sốt cao, khát nước, mồ hôi ra nhiều, mạch Hồng Đại là những chứng hậu Dương minh nhiệt thịnh ... Đây là chỗ dựa trong việc dùng thuốc điều trị.
75. Trưởng hạ gặp thời tiết ẩm thấp, thì thử tất kiêm thấp
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
“Ấu khoa yếu lược - Hạ nhiệt”
Nêu lên một đặc điểm trọng yếu của Thử tà gây bệnh. Họ Diệp đầu tiên nói lên điểm này, công lao không nhỏ. Mùa Hạ ngoài khí hậu viêm nhiệt, thấp cũng là chủ khí của Trưởng hạ. Cho nên giáp ranh Trưởng hạ, phần nhiều mưa và ẩm ướt, nóng hun thấp động nóng nực kéo dài, do đó Thử tà gây bệnh thường có kèm thấp tà xâm phạm cơ thể. Đặc trưng lâm sàng là ngoài những chứng thử nhiệt như phát nhiệt phiền khát, phần nhiều kiêm chứng thấp ngăn trở như : tứ chi mỏi mệt, ngực bụng bĩ đầy, ỉa nhão không dễ.
76. Chứng Âm thử là do thử mà bị nhiễm hàn.
77. Chứng Dương thử là do thử mà bị nhiễm nhiệt
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Thử chứng"
Hai câu này nêu lên nguyên nhân bệnh khác nhau của Âm thử và Dương thử.Cho đến nay các thấy thuốc đều tôn sùng. "Âm thử" là chỉ mùa Hạ trời nóng nực lại ham mát hóng gió uống lạnh vô độ, trung khí hư ở trong đến nỗi tà khí phong hàn nhân chỗ hư xâm nhập gây bệnh. Tóm lại là tháng nắng bị hàn, bị bệnh ở thể tĩnh, chứng trạng biểu hiện chủ yếu là phát sốt sợ lạnh, không mồ hôi, mình nặng và đau, tinh thần mệt mỏi.v.v.. "Dương thử" chỉ mùa Hạ lại công tác dưới trời gay gắt hoặc đi đường xa cảm thụ phải khí viêm nhiệt oi nồng mà phát bệnh Thử. Tóm lại là tháng Hạ bị nhiệt, chứng trạng biểu hiện thường là sốt cao phiền khát, ra mồ hôi, mạch Hồng Sác v.v.. không khó phân biệt với chứng Âm thử.
78. Thử tà dễ vào Tâm kinh. Hàn tà xâm phạm Bàng quang trước tiên.
Thanh - Vương Mạnh Anh
"Ôn nhiệt kinh vĩ - Quyển 3"
Đây là quy nạp đặc điểm khác nhau của sự truyền biến bệnh do hai ngoại tà Thử, Hàn gây nên, nói lên tính quy luật rõ rệt.
Thử là hỏa tà. Tâm là hỏa tạng. Đồng khí tương cầu cho nên dễ vào Tâm, xuất hiện các chứng trạng của Tâm kinh như sốt cao, khát nước, tâm phiền, hôn quyết. Vương thị từng nói: "Phàm chữa trúng thử phải lấy các thuốc thanh Tâm làm quân" nên mới sáng tạo ra bài thuốc kiểu mẫu Thanh thử ích khí thang.
Trong lời văn có nói tới "Bàng quang" là chỉ kinh Túc Thái dương Bàng quang ở phần Biểu toàn thân, phên dậu của Lục kinh. Hàn tà từ ngoài xâm phạm, kinh này bị xâm phạm trước tiên xuất hiện những biểu chứng của Bàng quang như ố hàn, đau mình, mạch Phù.
79. Các loại rít khô cạn cứng ròn nhăn nheo đều thuộc táo.
Kim - Lưu Hoàn Tố
“Tố Vấn huyền cơ nguyên bệnh thiếu nhiệt loại"
Trong "Chí chân yếu đại luận - sách Tố Vấn" có quy nạp 19 điểm bệnh cơ trứ danh, là cơ sở biện chứng cho đời sau. Trong đó nêu ra các bệnh biến do lục khí gây ra như Phong Hàn, Thấp, Hỏa, Nhiệt... còn bỏ sót Táo khí.
Họ Lưu nhân đó bổ xung điều Táo khí này vào bệnh cơ, biểu hiện dũng khí sáng tạo cái mới, hoàn thiện nội dung 19 điều bệnh cơ và nhận thức về Táo khí. Câu này ý nói những bệnh biến thiếu ít tân dịch. Xuất hiện chứng trạng khô rít cạn ráo, da dẻ khô ráp biến thành cứng rắn nứt nẻ, đều do Táo khí gây bệnh, về sau Dụ Gia Ngôn lại nghiên cứu phát huy thêm bước nữa, khiến cho nhận thức và điều trị về bệnh cơ Táo khí càng đầy đủ hơn.
80. Táo ở ngoài thì bì phu nhăn nheo, ở trong thì tân dịch thiếu mà phiền khát, ở trên thì họng ráo mũi khô, ở dưới thì ruột khô táo bón.
Thanh - Uông Ngang
"Y phương tập giải - Phương thuốc nhuận táo"
Đây là quy nạp các loại chứng trạng ở các bộ vị biểu lý trên dưói do táo tà gây bệnh biểu hiện. Cung cấp cho biện chứng rất thiết thực.
Tính của táo khô, rít, dễ tổn thương tôn dịch. Kinh điển nói "Táo thắng thì khô" cho nên Táo tà làm hại người rất dễ hao tổn tân dịch. Ở bên ngoài thì khô rít thậm chí nhăn nheo nứt nẻ; ở bên trong thì miệng khát, Tâm phiền; ở phía trên thì họng khô mũi ráo, ở phía dưới thì ruột khô táo bón. Tóm lại hoàn toàn là một loạt hiện tượng khô cạn tân dịch rất dễ kết luận.
81. Bệnh nặng cấp tính ở biểu lý - hàn nhiệt. Bệnh nặng mạn tính ở hư thực - hàn nhiệt.
Đương đại - Bồ Phụ Chu
"Y liệu kinh nghiệm - Y thoại"
Câu này nói lên yếu điểm biện chứng của tật bệnh cấp tính và mạn tính, là lời nói thu hoạch từ kinh nghiệm lâm sàng vài chục năm của Bồ Phụ Chu. Khi khám bệnh cấp tính trước tiên phải biện chứng có ngoại tà hay không, nếu có ngoại tà thì trước hết phải giải biểu, không có ngoại tà thì phải xem xét về nội thương. Biểu lý mà không rõ thì điều trị khó tránh sai lầm.
Bệnh mạn tính nói chung phần nhiều là Hư. Nhưng cũng có trường hợp thuộc Thực hoặc trong Hư kiêm Thực, lâm sàng cần phân biệt trước tiên để tránh được cái sai lầm "Hư hư thực thực". Còn như phân biệt hàn nhiệt thì vô luận là ngoại cảm hay nội thương cũng đều phải phân biệt rõ vì đó là yêu cầu cơ bản của biện chứng Bát cương.
82. Nội thương Tỳ Vị, là thương phần Khí. Ngoại cảm phong hàn, là thương phần Hình.
Kim - Lý Đông Viên
“Tỳ vị luận - Ẩm thực lao quyện sở thương thuỷ vì nhiệt trúng luận"
Câu này qui nạp đặc điểm gây bệnh của bệnh nội thương và bệnh ngoại cảm, có giá trị để chẩn đoán phân biệt.
Căn cứ vào quan điểm của Đông Viên, nội thương là phát từ bên trong, Tỳ Vị bị tổn thương, nguyên khí bị hại cho nên nói là "thương phần Khí". Bệnh ngoại cảm là cảm nhiễm ngoại tà, tổn thương thể biểu con người trước tiên, cho nên nói là "thương phần Hình".
Tóm lại, nội thương là chính khí bất túc gây nên. Ngoại cảm là phần biểu có thực tà. Nguyên nhân bệnh và cơ chế bệnh hai loại này khác nhau rõ ràng
83. Chứng Thấu do ngoại cảm thì đến đột ngột. Chứng Thấu do nội thương thì đến từ từ.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Khái thấu"
Nêu lên đặc điểm phát bệnh khác nhau của ngoại cảm và nội thương gây nên khái thấu, tức là sự hoãn, cấp của lúc bắt đầu phát bệnh.
Biện chứng khái thấu, đến Cảnh Nhạc mới là người đầu tiên phân biệt hai loại lớn Nội thương - Ngoại cảm, khá thiết thực ứng dụng trong lâm sàng. Ngoại cảm khái thấu phần nhiều là bệnh mới, phát bệnh đột ngột cấp tính, bệnh trình ngắn, thường kèm theo biểu chứng lục đâm, thuộc loại Tà thực. Nội thương khái khấu phần nhiều là bệnh đã lâu, phát bệnh từ từ mạn tính, bệnh trình dài, dễ tái phát có thể kèm theo hình chứng của nội tạng, phần nhiều thuộc loại tà Thực chính Hư.
84. Ngoại cảm đau đầu, thường đau liên tục. Nội thương đau đầu, lúc đau lúc ngừng.
Thanh - Cố Tùng Viên
"Cố Tùng Viên y kính - Cách ngôn vựng toàn”
Biện chứng đau đầu trước hết phải chia nội thương ngoại cảm. Nêu lên đặc điểm của hai loại phát sinh đau đầu, có thể làm cơ sở để chẩn đoán phân biệt. Đau đầu ngoại cảm là do lục dâm vướng mắc, khí huyết bị trở ngại "Bất thông tắc thống", thuộc Thực chứng. Đau đầu nội thương do Âm Dương thiếu kém, khí huyết không điều gây nên, phần nhiều thuộc Hư chứng, mỗi khi bị tình tự vướng mắc, do ăn uống, do nhân tố hoàn cảnh được cải thiện, cho nên nói "lúc đau lúc ngừng". Trên thực tế, đặc điểm hai loại chứng trạng này ở hai tình huống "đau liên tục không ngừng" và "lúc đau lúc ngừng" ... Rất có ý nghĩa để phân biệt ở một số loại bệnh ngoại cảm và nội thương.
85. Chóng mặt đột ngột là do phong hỏa với đàm. Chóng mặt từ từ là do trên hư khí hãm.
Thanh - Trần Tu Viên
"Y học thực tại Dịch - Vấn chứng thi"
Nêu lên nguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh về hư thực của hai loại chóng mặt, có thể nói là sâu sắc. Chóng mặt đột ngột phần nhiều là Thực chứng, nguyên nhân bệnh không ngoài Can dương quá găng thuộc Phong hoặc do đờm thấp nghẽn ở trong, hoặc do phong hỏa xông lên, điều trị nên dồn bỏ tà khí. Chóng mặt từ từ phần nhiều do khí huyết bất túc, thanh dương không thăng, thuộc hư chứng, điều trị nên bổ ích khí huyết.
86. Can phong bốc lên đỉnh đầu, vốn thuộc Âm khuy. Đàm trọc dây dưa ở trung cung phần nhiều do Tỳ yếu.
Thanh - Vương Húc Cao
Vương Húc Cao yán- Can kinh đàm hỏa"
Nói lên nguyên nhân và cơ chế hai chứng Can phong và Đàm trọc, phù hợp với nhận thức lâm sàng. Can là tạng phong mộc - thể âm mà dụng dương. Nếu âm huyết bất túc, âm không hàm dương, phần nhiều dẫn đến Can phong nội động, Can dương găng lên, phạm tới đỉnh đầu ở trên gây nên chóng mặt, mắt hoa đầu trướng v.v… Tỳ chủ vận hoá, thăng thanh giáng trọc, là gốc của Hậu thiên. Nếu Tỳ hư mất kiện vận, thuỷ cốc không biến hoá được chất tinh vi, không phân bố được thuỷ thấp thì tụ lại mà thành Đờm, thành Ẩm dây dưa đến Trung quản dẫn đến các chứng nôn oẹ, trướng bụng, kém ăn v.v... Thẩm chứng cầu nhân có thể biết được cái gốc của hai chứng này.
87. Những chứng từ trong phát ra bất túc, kỵ thấy dương mạch như Phù - Hồng - Khẩn - Sác. Những chứng từ ngoài xâm nhập hữu dư, kỵ thấy âm mạch như Trầm - Tế - Vi - Nhược.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Mạch thần chương"
Mạch chứng tương phản là chứng nghịch. Trương Cảnh Nhạc nói "mạch như thế rất khó chữa" là một kinh nghiệm đáng học. Câu này tức là quy nạp hai loại mạch chứng thường gặp có tình huống trái ngược nhau, cần ghi nhớ. Phàm thuộc chứng nội thương hư tổn, kỵ thấy thực mạch (Dương mạch) như Phù Hồng Khẩn Sác. Trái lại phàm là chứng ngoại cảm thực tà, kị thấy hư mạch (Âm mạch) như Trầm Vi Tế Nhược. Hai loại tình huống này đều thuộc mạch chứng trái nhau. Thuộc nghịch chứng. Thầy thuốc cần thấu triệt, nhận rõ mà sử dụng thuốc.
88. Bệnh đột ngột (bạo) mà mạch Phù Hồng Sác là thuận. Bệnh lâu ngày mà Vi Hoãn Nhuyễn Nhược là thuận. Nếu bệnh mới mắc mà Trầm Vi Tế Nhược; bệnh lâu ngày mà Phù Hồng Sác Thực đều là nghịch.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Mạch thần chương"
Mạch chứng hợp nhau là chứng thuận, bệnh tuy nặng cũng dễ chữa. Mạch chứng trái nhau là chứng nghịch, bệnh khó chữa. Câu này qui nạp kinh nghiệm sự phán đoán mạch chứng thuận nghịch thực là trí thức thông thường. Nói chung, bạo bệnh, tân bệnh đều thuộc chứng hữu dư mạch nên thực như Phù - Hồng - Sác là mạch chứng hợp nhau là chứng thuận. Nếu trái lại thấy hư mạch như Trầm Tế Vi Nhược là thuộc mạch chứng trái nhau, là chứng nghịch. Cũng như bệnh lâu hư chứng thuộc bệnh bất túc, mạch nên có hiện tượng hư như Vi Hoãn Nhuyễn Nhược mới là mạch chứng hợp nhau, thuộc thuận chứng.
Nếu trái lại, thấy Phù, Hồng, Sác, Thực là thuộc nghịch chứng.