Cơ chế tác dụng của thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm Nosteroid

Phần I: Tác dụng và cơ chế


cơ chế hạ sốt của Nsaid
  

Cơ chế

  • Chất gây sốt ngoại lai (vi khuẩn, độc tố, nấm,..) xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra các chất gây sốt nội tại. Chất này hoạt hóa men Cyclo-oxygenase (COX), làm tổng hợp Prostaglandin (E1, E2) từ acid arachidonic của vùng dưới đồi.
  • PG gây sốt do làm tăng quá trình tạo nhiệt (tăng rung cơ, tăng hô hấp, tăng chuyển hóa) và giảm quá trình thải nhiệt (co mạch da,..)
  • Thuốc hạ sốt do ức chế COX làm giảm tổng hợp PG do đó làm giảm quá trình gây sốt nên có tác dụng hạ sốt.

Đặc điểm

  • Không gây hạ thân nhiệt ở những người bình thường 
  • Chỉ điều trị triệu chứng


Cơ chế

  • Thuốc ức chế tổng hợp PG E, nên làm giảm tính cảm thụ của các ngọn dây cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như Bradykinin, histamin, serotonin.

Đặc điểm

  • Tác dụng giảm đau của NSAID liên quan mật thiết với tác dụng chống viêm. 
  • Tác dụng lên các cơn đau nông, nhẹ, khu trú hoặc lan tỏa như đau đầu, đau cơ, đau răng, đau khớp.
  • Tác dụng tốt với đau do viêm 
  • Không có tác dụng giảm đau nội tạng

cơ chế chống viêm của NSAID

Cơ chế

  • Ức chế Cyclooxygenase (COX), làm giảm tổng hợp PGE2 và F1α, là những chất trung gian hóa học của phản ứng viêm:
  • COX1 có mặt trong các tổ chức bình thường, là một men “quản gia” về cấu trúc, điều hòa các hoạt động sinh lý của hệ thống tiêu hóa, thận và nội mô mạch máu. Nếu COX1 bị ức chế sẽ gây tác dụng bất lợi trên các tổ chức bình thường như hệ tiêu hóa, thận và tiểu cầu.
  • COX2 hầu như không có mặt trong các tổ chức bình thường, mà được tạo ra do cảm ứng, chủ yếu tại các tổ chức viêm. Nếu COX2 bị ức chế sẽ kiểm soát được quá trình viêm mà không ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.

vai trò của cox1 và cox2

  • Làm vững bền màng lisosom (thể tiêu bào)→ ngăn cản giải phóng các enzim phân giải (hydrolase, aldolase, phosphatase,…) nên ức chế quá trình viêm. 
  • Đối kháng với chất trung gian hóa học của phản ứng viêm (do tranh chấp với cơ chất của enzym) 
  • Ức chế vận chuyển bạch cầu. Ức chế phản ứng kháng nguyên-kháng thể


cơ chế chống ngưng kết tiểu cầu của NSAID

Cơ chế

  • Màng tiểu cầu chứa nhiều Thromboxan synthetase A2 là enzym chuyển endoperocyd của PG 2/H2 thành Thromboxan A2 (chỉ tồn tại trong 1 phút) có tác dụng làm đông vón tiểu cầu. 
  • Ở tế bào nội mạc mạch lại có Prostacyclin synthetase là enzym tổng hợp PG I2 (prostacyclin) có tác dụng đối kháng với Thromboxan A2. Vì vậy tiểu cầu chảy trong lòng mạch bình thường không bị đông vón. 
  • Khi nội mạc mạch bị tổn thương, PGI2 giảm, mặt khác tiểu cầu tiếp xúc với nội mạc bị tổn thương sẽ giải phóng ra Thromboxan A2 đồng thời giải phóng ra các giả túc làm dính các tiểu cầu lại với nhau, đó là hiện tượng ngưng kết tiểu cầu làm cho máu đông lại. 
  • Aspirin ở liều thấp (0,3 -1g) ức chế mạnh cyclooxygenase của tiểu cầu, làm giảm tổng hợp Thromboxan A2 nên có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu. 
  • Aspirin ở liều cao (>2g) lại ức chế cyclooxygenase của thành mạch làm giảm tổng hợp PG I2 nên có tác dụng ngược lại, làm tăng kết tập tiểu cầu và tăng đông máu.

Phần 2: Tác dụng không mong muốn 

Rối loạn dạ dày-ruột

  • Thuốc ức chế PG (đặc biệt là PG E2, có tác dụng làm tăng tạo chất nhày) tạo điều kiện cho HCL và men Pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. 
  • NSAID hủy hoại tb biểu mô tiêu hóa (do t/c acid của thuốc), ức chế sự phân chia tb, thay đổi lưu lượng máu tới cơ quan tiêu hóa→giảm các chất cung cấp năng lượng cho các tb niêm mạc, hoạt hóa enzym 5-lipoxygenase, tăng các Leucotrien→hủy hoại tb biểu mô hệ tiêu hóa. 

Trên hệ tiết niệu

  • NSAID ức chế PGI2 ở thận→giảm lưu lượng máu nuôi thận→giảm mức lọc cầu thận→tăng tiết Renin→kích hoạt hệ RAA. 

Trên hệ huyết học

  • Hội chứng xuất huyết, kéo dài thời gian chảy máu. 

Thai phụ

  • Gây quái thai ở 3 tháng đầu, tăng thời gian mang thai ở 3 tháng cuối (PGE, PGF là chất gây co bóp tử cung), ảnh hưởng tới chức phận của thai nhất là trên tuần hoàn và hô hấp. 

Phần 3: Nguyên tắc sử dụng thuốc

  • Uống trong hoặc sau bữa ăn để tránh kích thích niêm mạc dạ dày. 
  • Không chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày-tá tràng. Trường hợp cần thiết phải dùng cùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
  • Điều trị kéo dài cần kiểm tra định kỳ (2 tuần 1 lần) công thức máu và chức phận thận. 
  • Dùng liều cao để tấn công và chỉ nên kéo dài 5-7 ngày, sau đó dùng liều thấp có tác dụng duy trì. 
  • Không phối hợp các thuốc NSAID với nhau vì làm tăng độc tính của nhau. 

Phần 4: Phân loại thuốc

  • Dẫn xuất acid salicylic: Aspirin 
  • Dẫn xuất pyrazolon: Phenylbutazon 
  • Dẫn xuất indol: Idometacin 
  • Dẫn xuất enolic acid: Piroxicam, Tinoxicam,.. 
  • Dẫn xuất acid propionic: Ibuprofen 
  • Dẫn xuất acid phenylacetic: Diclofenac,… 
  • Thuốc chống viêm ức chế chọn lọc COX-2: Meloxicam(mobic) 
  • Dẫn xuất para aminophenol: Paracetamol, Phenacetin,.. 
  • Dẫn xuất acid acetic: Ketorolac,…