Cơ chế gây phù
Ptt: áp lực thủy tĩnh
Pk: áp lực keo
a: Ở phần mao động mạch → nước ra ngoài
b: nơi cân bằng áp suất
c: ở phần mao tĩnh mạch → nước vào trong
B. Cơ chế gây phù
I. Tăng áp lực thủy tĩnh:
Làm nước bị đẩy ra khỏi lòng mạch nhiều hơn lượng nước trở về do áp lực thẩm thấu keo của Protein.
Cơ chế này có vai trò quan trọng trong:
- Phù do suy tim phải (phù toàn thân, vùng thấp)
- Suy tim trái (phù phổi)
- Chèn ép tĩnh mạch (viêm tắc, có thai)
- Báng nước (cản trở hệ tĩnh mạch cửa, xơ gan)
- Phù đáy mắt (cao huyết áp)
- Đứng lâu (ứ trệ chi dưới)
- Thắt Garo
II. Giảm áp lực thẩm thấu keo huyết tương:
Áp lực thẩm thấu keo huyết tương do protein chi phối (vai trò của Albumin chiếm 80%). Khi áp lực này giảm, nước trong mạch bị áp lực thủy tĩnh đẩy ra nhiều gây phù.
Cơ chế này gặp ở mọi loại phù có giảm protein huyết tương:
- Suy dinh dưỡng
- Suy gan, xơ gan
- Thận nhiễm mỡ (đào thải nhiều protein)
- Suy kiệt (ung thư, bỏng…)
III. Tăng tĩnh thấp mạch (với Protein)
Protein thoát vách mạch ra ngoài gian bào, làm tăng áp lực thẩm thấu keo 2 bên triệt tiêu lẫn nhau, do đó áp lực thủy tĩnh tự do đẩy nước ra.
Cơ chế này tham gia trong các loại phù:
- Dị ứng (xuất hiện các chất gây tăng tính thấm thành mạch)
- Côn trùng đốt
- Viêm
- Phù phổi (do hít phải hơi ngạt chiến tranh)
IV. Tăng áp lực thẩm thấu:
Tạo ra môi trường ưu trương gây giữ nước. Cơ quan đào thải muối chủ yếu là thận (dưới sự điều hòa của Aldosterol) → loại phù này hay gặp trong:
-Viêm cầu thận
- Suy thận mãn (cấp)
- Hội chứng Cohn (tăng tiết aldosterol).
V. Tắc mạch bạch huyết:
Lượng nước ra khỏi mao mạch trở về bằng đường bạch huyết không đáng kể, vì vậy nếu ứ tắc gây phù thì có đặc điểm sau: phù chậm chạp, tổ chức xơ kịp phát triển nếu phù kéo dài
Cơ chế này gặp trong:
- Viêm bạch mạch kéo dài
- Tắc ống bạch huyết (giun chỉ,….)