350. Chữa bệnh lấy lý khí làm đầu, mà dùng thuốc lấy thông đường làm chủ yếu
Thanh - Vi Hiệp Mộng
"Y luận tam thập thiên - Dụng dược tất tiên thông lộ"
Câu này nêu lên ý nghĩa trọng yếu, chữa bệnh phải chiếu cố nguyên khí trước tiên, thực là lời bàn có kinh nghiệm. Người ta lấy khí huyết làm gốc. Khí lấy thông làm thuận. Huyết lấy hòa làm quý. "Một khi có phật uất, mọi bệnh sẽ sinh ra". Họ Vi bàn rằng: 365 khiếu ở con người, khiếu thông thì khí thuận. Khí thuận thường cùng lưu thông với trời đất, mà vãng lai tương ứng với nhau, đẹp ở bên trong, thư sướng ra tứ chi, sinh phát ở sự nghiệp, cho nên chữa bệnh phải lý khí trước tiên, mà dùng thuốc lấy thông đường làm chủ.
Bởi vì kinh lạc người ta không thông thì sự chuyển vận không nhanh nhẹn, thuốc không phát huy hết công năng.
Sự thông đường của thang thuốc tả khỏi phải nói, đến như thang thuốc bổ như Tứ quân phải dùng Phục linh, Tứ vật tất phải dùng Xuyên khung, Lục vị địa hoàng tất phải dùng Đan bì, Trạch tả, đều lấy thông làm bổ.
Nói thật chí lý, rất là thấm thìa.
351. Khí lấy thông làm bổ - Huyết lấy hòa làm bổ.
Đương đại - Bổ Phụ Chu
"Bồ Phụ Chu y liệu kinh nghiệm - Bát pháp vận dụng"
Câu này nêu việc bồi bổ khí huyết, là một bí quyết tổng kết kinh nghiệm lâm sàng quý báu của Bồ Phụ Chu tiên sinh.
Khí cơ quý ở chỗ điều thuận - huyết lưu thông quý ở chỗ hòa lợi.
Bổi bổ khí huyết cần phải trong Bổ có Khai, trong tĩnh có động mới hợp với bản tính của khí huyết.
Một vị bổ không đúng chỗ, bổ nhớt chỉ tổ làm trở ngại khí cơ, sáp trệ sự lưu thông của huyết, không đạt được mục đích bổ ích. Vì vậy bổ khí nên phối ngũ với vị thuốc lý khí, bổ huyết nên phối ngũ với thuốc hòa huyết mới là bí quyết bổ ích xác thực, có ý nghĩa chỉ đạo rất trọng yếu.
(Xem thêm: Công bổ)
352. Khí huyết đều trọng yếu. Bổ khí đứng trước bổ huyết. Âm dương đều cần thiết. Dưỡng dương đứng trên phép tư âm.
Minh - Lý Trung Tử
"Y tôn tất độc. Thuỷ Hỏa âm dương luận”
Lý Trung Tử là một nhân vật đại biểu của học phái Ôn bổ. Câu này thể hiện tư tưởng học thuật của ông coi trọng dương khí.
Ông cho rằng khí huyết đều trọng yếu. Âm dương đều cần thiết. Nhưng trong quan hệ âm dương hỗ căn và cùng chuyển hoá lẫn nhau, lại lấy Dương khí càng trọng yếu hơn. Ông nêu thí dụ rằng "vật không sinh từ âm mà sinh từ dương, thí dụ như Xuân Hạ sinh mà Thu Đông sát vậy. Lại như cỏ cây hướng về phía mặt trời thì tươi tốt, cái hoa nở ở nơi ấm lạnh kín đáo thì ẻo lả... đấy là do không có Hỏa mà ức chế thuỷ. Không như thế thì không thể bình được. Nói rõ tác dụng trọng yếu của Dương khí để duy trì sinh mạng con người. Lý luận này của họ Lý nhằm phê phán những thầy thuốc đương thời sự thiên lệch "cứ lăm le Tư âm, sợ sệt khi Ôn bổ", trong lý luận của Đông y không để mất đi một tư tưởng học thuật trọng yếu, được đời sau noi gương và phát huy.
(Xem thêm: Những bài thuốc chữa khí huyết hợp làm một)
353. Vì khí bệnh mà liên can đến huyết, trước hết hãy chữa khí. Vì huyết bệnh mà liên can đến khí, trước hết hãy chữa huyết.
Minh - Lý Trung Tử
"Y tôn tất độc - Biện trị đại pháp luận"
Chứng trạng tật bệnh xuất hiện có trước có sau. Nhưng bệnh phát trước là Bản, bệnh phát sau là Tiêu. Chữa bệnh phải tìm từ Bản, có nghĩa là phải chữa bệnh phát trước. Từ Khí bệnh mà liên can đến huyết, biểu hiện các chứng trạng đều là Huyết, nhưng Khí bệnh vốn là bệnh nguyên phát, là bệnh Bản, chỉ có trước tiên chữa tốt bệnh nguyên phát thì cái bệnh kế phát là Huyết bệnh tự nhiên cũng tốt.
Cùng lý lẽ ấy, từ huyết bệnh mà liên can đến khí, nên trước tiên chữa huyết. Điều này thể hiện tinh thần nguyên tắc chữa bệnh phải tìm từ Bản.
354. Khí thực thì nên thanh nên giáng. Khí hư thì nên bổ nên ôn.
Minh - Lý Trung Tử
"Y tôn tất độc - Biện trị đại pháp luận "
Câu này nêu nguyên tắc chữa hai chứng Hư, Thực ở khí phận. Khí thực phần nhiều thuộc bệnh biến do nhiều nguyên nhân dẫn đến khí cơ úng trệ, thăng giáng mất bình thường, trong đó chứng khí nghịch càng gặp nhiều nhất. Như ở Phế thì mất chức năng tuyên giáng, Phế khí nghịch lên, phát sinh khái suyễn thở dốc. Ở Vị thì mất sự hòa giáng, phát sinh nôn oẹ ợ hơi. Ở Can thì Can khí nghịch lên, phát sinh đầu đau mà trướng, mặt mắt đở, điều trị nên lý khí giáng nghịch.
Một phương diện khác "Khí hữu dư sẽ là Hỏa" cho nên chữa chứng khí thực nên sử dụng cả phép thanh. Khí hư là chỉ nguyên khí hư suy, công năng của Tạng Phủ giảm yếu, vả lại "Khí bất túc sẽ là hàn" cho nên chữa chứng khí hư nên sử dụng phép ôn bổ
355. Bệnh ở Khí phận chỉ cần lưu hành khí, không cần bệnh nhẹ dùng thuốc nặng khuấy động đến huyết. Bệnh ở huyết phận thì phải chữa kiêm cả khí, vì khí lưu thông huyết cũng lưu thông.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Lâm chứng chỉ nam y án - Chư thống - Hoa Ngọc Đường án"
Đây là tổng kết một số kinh nghiệm chữa chứng đau của Diệp Thiên Sĩ. Đối với chứng đau họ Diệp tích luỹ kinh nghiệm rất phong phú. Ông từng nêu ra lý luận "Bệnh mới mắc tại kinh, mắc đã lâu vào lạc". Nói lên điều trị chứng đau cần phân biệt 10 bệnh tại Khí hay tại Huyết, rồi sau mới phân biệt điều trị.
Bệnh ở Khí phận chỉ cần hành khí tán kết mà giảm đau không cần phải gia thêm thuốc Huyết phận, tránh được sự dẫn tà vào huyết, không vướng vào sự khuấy động huyết phận.
Bệnh ở Huyết phận thì nên hoạt huyết thông lạc đồng thời kiêm cả hành khí. Bởi vì Khí là soái của Huyết, khí hành thì huyết hành, gia các vị thuốc hành khí thì có lợi cho việc lưu thông huyết và thông lạc, nghiệm thấy lâm sàng như vậy rất tốt.
356. Những vị thuốc bổ khí có thể dùng liều cao, vị thuốc hành khí không được dùng liều cao.
Những vị thuốc bổ huyết có thể dùng liều cao, vị thuốc hành huyết không được dùng liều cao.
Thanh - Chu Thanh Dật
"Tĩnh yêm thuyết y - Khí huyết bệnh dụng dược khinh trọng luận”
Khí hư thì bổ khí. Huyết hư thì bổ huyết. Nhưng lâm sàng nói chung thường xen vào thuốc hành khí hoặc hoạt huyết, khiến cho Bổ mà không trệ, trái lại sẽ là bổ tác hại, bổ làm cho dính nhớt. Đây là kinh nghiệm lâm sàng mười phần quý báu. Nhưng nên chú ý các loại thuốc hành khí hoạt huyết chỉ nên dùng thang nhẹ nhàng không nên dùng liều cao. Họ Chu nói "không nhẹ không hay, không nhẹ không nhanh, không nhẹ không hoạt" là như thế. Dùng liều cao là làm sai ý muốn, mắc sai lầm khuấy động cướp quyền. Ví dụ như chứng Khí hư, chỉ nên trọng dụng thuốc bổ khí, và tham gia thuốc hành khí nhẹ nhàng, nếu dùng quá liều lượng, khó mà tránh khỏi làm hao thêm cái khí đã bị hư, tạo nên tình huống xấu. Cũng như vậy, chứng Huyết hư khó chịu đựng nổi những vị thuốc hoạt huyết liều cao; thuốc hoạt huyết cũng không nên dùng quá nhiều.
(Xem thêm: Bổ tả)
357. Chữa huyết thì phải điều khí
Thanh - Đường Dung Xuyên
"Huyết chứng luận - Tỵ nục"
Nêu lên tính trọng yếu khi chữa Huyết chứng nên điều khí, nói mối quan hệ chặt chẽ giữa khí và huyết. Họ Đường nghiên cứu sâu về Huyết chứng; câu nói này có ý nghĩa chỉ đạo chữa Huyết chứng trên lâm sàng. Khí huyết có quan hệ chặt chẽ, khí là soái của huyết, khí có công sinh huyết, hành huyết và thống huyết. Phát sinh Huyết chứng thường có liên quan tới bệnh biến của Khí phận như khí nghịch thì huyết thăng, huyết tràn lên phía trên, khí hư thì huyết thoát, huyết trào ra ngoài, điều trị nên phân biệt dùng các phép giáng khí, bổ khí. Người xưa nói "thấy huyết đừng vội trị huyết", cũng là có ngụ ý huyết bệnh thì trị khí. Đương nhiên, không chỉ có huyết chứng mới phải điều khí, đối với tất cả những bệnh biến về huyết phận như các chứng Huyết hư, Huyết ứ đều nên điều khí phận, đó là phù hợp quy luật chung.
358. Huyết hữu hình không thể sinh ra nhanh. Khí vô hình cần phải củng cố gấp.
Thanh - Trình Chung Linh
"Y học tâm ngộ - Y môn bát pháp"
Huyết hư nên dùng phép bổ huyết, đó là quy luật chung. Nhưng mất huyết lượng nhiều, khí theo huyết thoát, huyết mất sự thống nhiếp, nhiệm vụ cấp thiết là phải đại bổ nguyên khí, cố thoát phòng tai biến, nói chung phải uống Độc sâm thang là việc trước tiên. Lúc này nếu vẫn áp dụng phép bổ huyết, huyết thuộc hữu hình không sinh ra nhanh, rõ ràng đối với cấp cứu là quá chậm khó tránh khỏi biến chứng Thoát. Dùng phép ích khí ngoài tác dụng cố thoát, còn có thể bổ khí để sinh huyết, lấy cái vô hình để sinh ra cái hữu hình, cũng là lý lẽ dương sinh âm trưởng.
Sách "Lý hư nguyên giám" của Kỳ Thạch đời Minh cũng có câu nói tương tự: "Tinh huyết hữu hình không sinh ra nhanh, chân khí vô hình phải nên củng cố sớm"...
359. Người giỏi chữa huyết, không chữa cái huyết hữu hình mà tìm tư cái khí vô hình.
Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biện - Tạp thuyết - Trị huyết luận"
360. Huyết hư, bổ khí thì huyết tự sinh. Huyết trệ, điều khí thì huyết sẽ thông.
Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biện - Tạp thuyết - Huyết chứng luận"
361. Huyết cũ không bỏ đi, huyết mới không sinh ra được.
Thanh - Đường Dung Xuyên
"Huyết chứng luận - Thổ huyết"
Vả lại "Cái huyết này ở cơ thể, không thể làm thêm huyết tốt, mà trái lại trở ngại cho hoá cơ huyết mới” . "ứ huyết không lưu thông thì huyết mới không còn sinh lý cho nên nói "Huyết cũ không bỏ đi thì huyết mới không sinh ra được”. Câu này là cơ sở lý luận cho các chứng xuất huyết áp dụng phép hoá ứ.
362 . Đại cương về thông trị huyết chứng : Chỉ huyết là phép trọng yếu thứ nhất, Tiêu ứ là phép thứ hai, Ninh huyết là phép thứ ba, Bổ hư là phép thu họach công hiệu.
Thanh - Đường Dung Xuyên
"Huyết chứng luận - Thổ huyết"
Họ Đường nghiên cứu sâu về Huyết chứng, sáng tác "Huyết chứng luận", nêu ra "Đại cương thông trị về huyết chứng", có những phân tích sâu sắc về huyết chứng như sau: Chỉ huyết: Phàm huyết chứng phát đột ngột, tình thế nguy cấp "lúc này nguồn gốc của chứng huyết, không rỗi hơi nghiên cứu làm gì, chỉ lấy chỉ huyết là phép trọng yếu thứ nhất" nói là "giữ lại một phần huyết, tức là giữ được một phần sinh mạng". Phép chỉ huyết của họ Đường không phải chỉ nhằm vào loại thuốc thu rít mà là tìm tòi chữa từ gốc "Rút củi đáy nồi". Như chứng khí nghịch Hỏa thịnh thì điều trị bằng phép giáng khí tả Hỏa, đề xướng dùng Tả Tâm thang, nhất là chú trọng dùng một vị Đại hoàng. Mệt nhọc thương Tỳ, đề xướng dùng Quy Tỳ thang. Khí theo huyết thoát, đề xướng đùng Độc sâm thang.
Tiêu ứ : Sau khi huyết đã ngừng, cái huyết ly kinh chưa tràn ra hết thì thành ứ huyết không thể quay về đường cũ, đọng lại không đi, gây nên nguy hại, "hoặc úng mà phát thành nhiệt, hoặc biến mà thành lao, hoặc kết hòn, hoặc đau nhói" thậm chí làm cho huyết mới đi chẳng được yên, cho nên lấy tiêu ứ làm phép thứ hai, họ Đường nêu ra sử dụng Hoa Nhị thạch tán.
(Xem thêm: Các bài thuốc chính chữa hậu thiên khí huyết)
Ninh huyết : Sau khi chỉ huyết và tiêu ứ, còn sợ huyết lại trào động, không ở Kinh yên ổn, cho nên lấy Ninh huyết làm phép thứ ba. Ninh huyết cũng là nêu ra phép chữa từ gốc. Nói chung tìm tòi nguyên nhân nào gây nên động huyết để dùng các phép khu tà, điều khí, lương huyết, tả Hỏa, thanh Can, theo chứng mà chữa cho thiết thực. Nhưng họ Đường đặc biệt coi trọng điều lý khí cơ, ông cho rằng "sở dĩ huyết không được yên, đều là bởi khí không được yên làm yên khí tức là làm cho yên huyết".
Bổ khí : Tức là bổ huyết. Huyết mất đã nhiều, chưa bao giờ là âm không hư, vì vậy nên dùng bổ hư để thu công hiệu. Họ Đường nêu ra phép bổ huyết, chủ yếu là có thể ứng dụng sau khi tà khí đã quét sạch.
Xem xét bốn phép, đều xoay quanh nguyên tắc chỉ huyết và phục hồi chính khí, tiền hô hậu ứng, chiếu cố cả tiêu bản đủ mở mang kiến thức cho hậu học.
363. Phàm Huyết chứng, tất cả lấy trừ ứ làm chủ yếu.
Thanh - Đường Dung Xuyên
“Huyết chứng luận - ứ huyết”
Câu này tham khảo với câu trên. Nêu lên một nguyên tắc trọng yếu chữa Huyết chứng. Đường Dung Xuyên là đại gia chữa Huyết chứng, lấy tiêu ứ làm cương lĩnh lớn thông trị Huyết chứng. Đó là cống hiến trọng yếu về lý luận chữa Huyết chứng của ông. Các chứng xuất huyết, đã ly kinh mà chưa rời cơ thổ, tức là ứ huyết, nó không hợp với loại huyết tốt. "Huyết cũ không rút, huyết mới không sinh ra". "Hoặc úng lại thành nhiệt, hoặc biến thành Lao, hoặc kết hòn cục, hoặc đau nhói, lâu ngày biến chứng chưa thể lường trước. Phải coi trọng việc tiêu trừ để tránh tai vạ về sau". Người đời sau đem lý luận này khái quát thành cụm từ "trừ ứ sinh mới".
364. Thổ huyết có 3 phép chủ yếu : Nên hành huyết không nên chỉ huyết, nên bổ Can không nên phạt Can, nên giáng Khí không nên giáng Hỏa.
Minh - Mậu Trọng Thuần
“Tiên Tình Trai - Y học quảng bút ký - Thổ huyết"
Câu này họ Mậu nêu ra quan điểm chữa chứng Thổ huyết, trở thành lời bàn trứ danh về lý luận Huyết chứng của Đông y. Nguyên vãn như sau:
Nên hành huyết không nên chỉ huyết: Huyết không theo kinh lạc, là do khí nghịch úng tắc ở trên. Hành huyết thì huyết sẽ đi theo đường kinh lạc, không làm ngừng mà tự ngừng. Nếu chỉ huyết thì huyết ngưng, huyết ngưng thì phát nhiệt, sợ ăn hình thành loại bệnh ngoan cố
Nên bổ Can, không nên phạt Can: Kinh nói: Năm Tạng chứa tính khí mà không tả ra. Can là chức Tướng quân, chủ về chứa huyết. Thổ huyết là do Can mất chức năng. Dưỡng Can thì Can khí bình mà huyết có chốn về. Nếu phạt Can thì Can hư không chứa huyết nữa, huyết càng chảy không ngừng.
Nên giáng khí, không nên giáng Hỏa : Khí hữu dư sẽ là Hỏa. Khí giáng tức là Hỏa giáng. Hỏa giáng thì khí không bốc lên. Huyết theo khí mà đi, sẽ không có cái lo huyết tràn lên khiếu trên nữa. Giáng Hỏa tất phải dùng thang thuốc hàn lương trái lại làm thương Vị khí. Vị khí tổn thương thì Tỳ không thống huyết được, huyết càng không trở về kinh".
Đạo lý nói như vậy là rõ, rất có giá trị tham khảo trong lâm sàng. Đương nhiên cũng không nên câu nệ, nếu như Thổ huyết đầy chậu đầy bát, tình hình nguy cấp, lúc này lại phải chữa Tiêu bệnh, nên lấy chỉ huyết làm chủ yếu.
Nếu như Can khí hoành nghịch hoặc Can Hỏa bốc lên dẫn đến thổ huyết lại nên lấy sơ tiết Can khí hoặc giáng liễm Can Hỏa làm chính trị, không nên câu nệ vào thuyết bổ Can. Mặt khác, Thổ huyết do khí nghịch gây nên thì nên giáng khí. Nếu do Hỏa nghịch gây nên lại nên giáng Hỏa. Giữa giáng Hỏa với giáng khí không nên lẫn lộn bàn chung đấy mới là vấn để cần nêu ra cụ thể.
365. Thực Hỏa thổ huyết, nên thanh nên giáng. Hư Hỏa thổ huyết, nên bổ nên hòa.
Thanh - Vương Húc Cao
"Vương Húc Cao yán- Thổ huyết”
366. Chữa băng có 3 phép : Lúc đầu thì chỉ huyết. Thời kỳ giữa thì thanh nhiệt lương huyết, để lọc cái nguồn. Thời kỳ cuối thì bổ huyết, phục hồi như cũ.
Thanh - Tiêu Canh Lục
"Nữ khoa kinh luân”
Đây là một tổng kết trứ danh về chữa chứng Huyết bằng thể hiện nguyên tắc "cấp thì trị tiêu, hoãn thì trị bản".
Băng lậu tuy thuộc một bệnh, nhưng phát bệnh có chia ra Hoãn Cấp. Huyết băng là chỉ xu thế cấp, là cấp chứng lượng xuất huyết lớn, nếu không nhanh chóng chỉ huyết có thể tạo nên Thoát chứng, cho nên thời kỳ đầu nên lấy chỉ huyết là nhiệm vụ trước tiên, cũng là ý nghĩa vít lấp dòng chảy, thể hiện tinh thần "cấp thì trị tiêu". Nguồn gốc bệnh này phần nhiều do huyết nhiệt phát sinh cho nên lại không thể dùng một vị thuốc cố sáp, mà nên áp dụng phép chữa thanh nhiệt lương huyết, để lọc sạch từ nguồn gốc, thể hiện nguyên tắc chữa bệnh tìm từ gốc. Thời kỳ cuối vì tiền đề là mất huyết, cho nên dùng phương pháp bổ huyết làm tốt về sau để phục vụ hồi như cũ. Phép ngăn lấp, thanh lọc và phục hồi như cũ là ba phép lớn để chữa Huyết băng, ba phép này không tách rời hoàn toàn. Phương Ước có nói: Nếu chỉ ngăn lấp dòng chẩy mà không thanh lọc cái nguồn thì cái thế làm cho trời quang không sạch hết. Nếu chỉ thanh lọc mà không phục hồi như cũ thì cô dương nổi lên không ngớt, không thể không xem xét.
Cần nói rõ thêm, chứng Huyết băng cũng có khi do khí hư mà phát sinh, thì lúc này thanh lọc cái nguồn lại không nên áp dụng phép thanh nhiệt lương huyết.
367. Thầy thuốc không biết phép chữa ở đường Lạc thì càng chữa càng vô cùng
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
“Lâm chứng chỉ nam y án - Chư ung"
Về bộ vị bệnh ở Lạc, họ Diệp cho rằng: "Tà không ở Biểu", "phát tán mà không khỏi", "Tà không ở Lý", "công mà không dồn được", “Bổ chính để đuổi tà, chính với tà cùng bám trụ thì vô ích".
Thầy thuốc không hiểu điều đó, "dùng thuốc hàn ôn khắc nghiệt, lý khí trục huyết, tất cả là chưa dành công phu giảng giải bệnh ở lạc" cho nên nói "càng chữa càng vô cùng".
Họ Diệp chữa bệnh ở Lạc, đề xướng cơ sở dùng thuốc cay nhuận để thông Lạc, dùng các vị thuốc như Tân giáng. Toàn phúc, Thanh thông, Đương quy, Đào nhân, Bá từ nhân v.v.. Nếu có âm hàn, lại kèm theo thuốc tân ôn.
Bệnh ở Lạc lâu ngày, không dùng thang thuốc mạnh thì vô hiệu, nêu ra phép dùng các thuốc sâu kiến len lởi, khoét sâu vào căn bệnh và nêu ra cách dùng thuốc viên theo cái ý từ từ "mưa đầm thấm lâu". Đủ thấy công phu của họ Diệp là sâu sắc, nếu nắm vững thì chữa bệnh ở Lạc không đến nỗi "càng chữa càng vô cùng".