Home
»
Phương tễ
»
Những bài thuốc nhuận táo
Những bài thuốc nhuận táo
- Bài thuốc Nhuận táo là những bài thuốc chữa chứng do bên ngoài táo khí gây nên hoặc bên trong âm hư nội nhiệt, sinh chứng khô táo, do chứng táo có nội táo và ngoại táo nên những bài thuốc chia ra hai loại chữa chứng Nội táo và Ngoại táo
- Táo khí dễ hóa nhiệt, chứng nhiệt lại dễ làm tổn thương tân dịch nên trong những bài thuốc nhuận táo cần phối hợp các vị thuốc ngọt, hàn thanh nhiệt dưỡng âm, vì thế những bài thuốc nhuận táo dễ ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ vị cho nên không nên dùng đối với chứng đàm thấp ngưng trệ ở trung tiêu hoặc tỳ vị hư hàn, tiêu hóa rối loạn.
Ngoại táo
- Là những bài thuốc chữa chứng ngoại cảm do lương táo hoặc do ôn táo gây nên, bệnh do:
Lương táo
- Thường vào mùa thu cảm lạnh, phế khí không tuyên thông thường thấy các triệu chứng ho, tắc mũi, đau đầu, sợ lạnh, ngực sườn đau tức, môi họng khô, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Thường dùng các vị thuốc: Hạnh nhân, Tô diệp, Cát cánh, Tiền hồ, Đạm đậu xị, Thông bạch. Bài thuốc tiêu biểu là Hạnh tô tán.
Ôn táo
- Thường gặp hơn do mùa thu khí hậu khô ráo ít mưa, con người dễ cảm ôn táo, làm tổn thương tân dịch của phế, thường gặp các chứng đau đầu, ho khan, ít đờm, suyễn tức khó thở, mồm khát, lưỡi khô.
- Phép trị: thanh nhuận phế táo.
- Thường dùng các vị thuốc: Tang diệp, Sa sâm để dưỡng âm thanh nhiệt. Tiêu biểu là bài Tang hạnh thang, Thanh táo cứu phế thang.
Nội táo
- Nội táo có thể do tạng phủ tân dịch không đầy đủ hoặc do cảm phải ôn tà làm tổn thương tân dịch gây nên
Nếu gây tổn thương ở phần trên (phế) xuất hiện các chứng ho khan, họng khô hoặc ho ra máu do phế âm bị tổn thương
- Phép trị là thanh táo nhuận phế
Nếu táo ở phần giữa (trung tiêu) xuất hiện là chứng dễ đói, mồm khô khát, hoặc nấc cụt, ợ khan là do âm vị tổn thương
- Phép trị là sinh tân dưỡng vị
Nếu táo ở hạ tiêu xuất hiện chứng tiêu khát, họng khô hoặc táo bón, các chứng thận âm hư
- Phép chính chữa nội táo là tư dưỡng âm dịch
Các vị thuốc thường dùng là
Bài thuốc thường dùng
- Dưỡng âm thanh phế thang, Bách hợp cố kim thang, Mạch môn đông thang, Tăng dịch thang