Các phương pháp:
Sao: Sao trên miếng ngói: giúp cho khí của nó
Nướng: Nướng trên than để làm biến đổi mùi vị của nó
Lùi: Bọc cám mà lùi: Muốn cho nó vào tỳ kinh, hoặc bọc giấy ướt để lùi là muốn cho nó chín
Hong: Hong trên cánh xa lửa: Làm cho nó ráo mà không hại đến khí vị
Sấy: Dùng ngói để sấy mà dưới ngói không có lửa, càng làm cho nhuần thấm khí vị
Xào: Xào có trộn nước là làm cho nó càng nồng đậm thêm
Sao biến sắc: Sao cho nó thành màu đỏ sẫm, để làm yếu bớt tính của nó
Sao vàng: Sao vàng được chính sắc vàng, để làm thêm tính của nó
Sao vàng sẫm: Sao vàng xẫm để chế bớt tính mạnh của nó
Giấm nước sôi hoặc rửa nước sôi: Để khử tính độc của nó
Sao qua: Sao chỉ vừa ấm ráo thì thôi, là để nuôi thêm khí của nó
Rưới nước: Rưới nước vào cho hơi ướt để chế bớt sự khô ráo
Tẩm: Tẩm nhuận cho thuốc mềm
Ngâm: Ngâm lâu trong nước làm cho thuốc ướt đều, để biến đổi tính của nó
Chế với rượu: Để làm giảm bớt tính hàn, lưu hành tích trệ, để phát tán, đưa đi lên và đi ngang. Muốn cho nó vừa phải thì rửa qua, muốn hơn nữa thì giầm, muốn nhiều nữa thì nấu
Chế với gừng: Để phát tán, để tán hàn và bổ khí để cho thuốc chạy vào tỳ kinh, chữa mọi chứng đờm và trừ nôn ọe
Chế với muối: Để cho tính thuốc đi xuống, làm mềm chất rắn, giáng hỏa và cho thuốc chạy vào thần kinh
Chế với giấm: Để liễm đau, làm cho thuốc chạy vào can kinh
Chế với nước tiểu: Làm bớt tính mạnh của nó và làm cho nó chạy vào tâm kinh
Chế với nước vo gạo: Bỏ bớt tính táo, điều hòa trung tiêu, dẫn thuốc vào tỳ kinh
Chế với sữa: Làm thấm nhuần, giúp cho khí âm và huyết
Chế với mật ong: Làm hòa hoãn trung tiêu, bổ thêm cho khí, dẫn thuốc vào tỳ kinh, có thuyết cho rằng vào tỳ là ý nói có thể hòa hoãn để vào tỳ kinh
Chế với đất vách lâu năm: Làm cho ráo chất thấp để bổ trung tiêu
Sao với trấu, với cám: Để chế bớt tính hung dữ, không hại đến cách mô trên
Ngâm nước đậu đen hay nước cam thảo: giải độc
Bôi sữa dê hoặc mo lợn mà nướng: là làm cho nhuận táo, cho thấm vào xương
Bỏ cùi: Để khỏi trướng đầy
Bỏ lõi: Trừ buồn phiền (ngây ngất)
- Phàm bệnh ở trên đầu, mặt, đầu ngón tay, ngoài da thì thuốc sao với rượu để cho thuốc chạy lên
- Bệnh ở dưới cổ họng, trên rốn thì thuốc nên tẩm rượu
- Bệnh ở bộ phận dưới thì để thuốc sống mà dùng
- Muốn cho thuốc vừa thăng lên vừa giáng xuống thì dùng nửa sống nửa chín
- Như Đại hoàng, Tri mẫu, Hoàng bá phải chế với rượu là sợ lạnh làm hại dạ dày
- Cốt yếu là người khỏe thì dùng thuốc sống, người yếu thì dùng thuốc sao và thuốc sao chế phải khử hỏa độc, cất đi để dùng, nếu vừa sao xong mà dùng ngay thì chính là đem hỏa giúp cho hỏa, không thể được
Xem thêm: Bát pháp | Trung dược lâm sàng