Hội chứng bệnh tạng phủ

A.  Hội chứng bệnh tạng Tâm:

I. Hư chứng:

1. Tâm dương hư - tâm khí hư:

    Là bệnh hay gặp người già lão suy do một số bệnh như thiểu năng mạch vành, mất mồ hôi mất tân dịch ảnh hưởng đến khí huyết.

   a. Biểu hiện lâm sàng:

-         Triệu chứng chung:  trống ngực thở ngắn tự ra mồ hôi, hoạt động lao động mệt bệnh tăng thêm.
-         Nếu tâm khí hư sắc mặt xanh, mệt mỏi vô lực, lưỡi nhạt, mềm bệu rêu trắng mạch hư: Nếu tâm dương hư người lạnh chân tay lạnh, sắc mặt xanh, lưỡi nhạt tím xám, mach nhược kết đại.
-          Nếu tâm dương hư thoát tự ra mồ hôi không ngừng chân tay quyết lạnh, môi xanh tím, thở nhỏ yếu, lưỡi tím xám mạch vi muốn tuyệt.

   b. Phương pháp chữa: Bổ ích tâm khí( tâm khí hư)Ôn thông tâm + (tâm+ hư) Hồi dương cứu nghịch (tâm dương hư thoát)

2. Tâm huyết hư và tâm âm hư:

    Là do sự sinh ra huyết giảm súthoặc mất máu, phụ nữ sau sinh, rong huyết, chấn thương.

a.    Biểu hiện lâm sàng:

-         Triệu chứng chung:Trống ngực hồi hộp dễ kinh sợ, Vật vã mất ngủ hay quên.
-         Nếu tâm huyết hư (kèm theo hiện tượng huyết hư): Hoa mắt chóng mắt sắc mặt xanh, môi nhợt lưỡi nhạt, mạch yếu.
-         Nếu tâm âm hư (kèm theo hiện tượng âm hư): Kèm sốt nhẹ tự ra mồ hôi, ngũ tâm phiền nhiệt miệng khô lỡi đỏ ít, mạch tế sác.

b.    Phương pháp chữa: Dưỡng tâm huyết an thần(tâm huyết hư) Tư dưỡng tâm an thần  âm (Tâm âm hư)

II. Thực chứng:

1.    Tâm hoả thịnh :

Do tình chí lục dâm hoá hoả ở bên trong cơ thể,do ăn đồ quá béo hoặc thuốc nóng gây ra

         Biểu hiện lâm sàng: vật vã không ngủ, khát lỡi đỏ họng khô miệng lở đau chảy mú cam, chất lưỡi đỏ mạch sác

         Phương pháp chữa: Thanh tâm tả hoả.

     2. Tâm huyết ứ đọng do trở ngại: do tâm khí hư, tâm + hư hoặc gặp lạnh, tình chí bị kích động, đàm ngưng tụ sinh ra chứng ứ đọng huyết ở tâm.

         a. Biểu hiện lâm sàng: Trống ngực đau vùng trước tim, lúc đau lúc không, đau lan lên vai. Nếu nặng chân tay lạnh, mặt môi móng tay xanh tím, lưỡi đỏ có điểm tím  mạch tế hoặc sáp.

         b. Phương pháp chữa: Thông dương hoá ứ nếu choáng nặng hồi dương cứu nghịch

3. Đàm hoả nhiễu tâm đàm mê tâm khiếu.

    Do tinh thần bị kích động dẫn đến khí kết lại sinh ra thấp, thấp hoá đàm gây trở ngại đến tâm

a.    Biểu hiện lâm sàng:

-         Tinh thần khác thường thần chí hỗn loạn.
-         Nếu đàm hoả nhiễu tâm thêm hiện tượng vật vã mất ngủ dễ kinh sợ miệng đắng nặng thì cười nói luyên thuyên thao cuồng rêu lưỡi vàng dầy mạch hoạt hữu lực. Nếu đàm mê tâm khiếu thêm hiện tượng đần độn, nói một mình nặng đột nhiên ngã lăn ra đờm khò khè rêu lưỡi trắng dầy, mạch trầm huyền hoạt

b.    Phương pháp chữa: thanh tâm tả hoả, đàm hoả nhiễu tâm) Trừ đàm khai khiếu( dàm mê tâm khiếu)


B.  Hội chứng bệnh tạng Can:

1.    Can khí uất kết:

Do tinh thần bị kích đông làm cho can khí uất lại dến đến khí huyết vận hành không thông xướng.

a.    Biểu hiện lâm sàng: đau mạng sườn ngực sườn đầy tức, PN kinh nguyệt khôg đều, rêu trắng mạch huyền.

b.    Phương pháp chữa: sơ can giảiuất

2.    Can hoả thượng viêm: do cân khí uất hoá hoả, hay viêm ở trên, bức huyết ra ngoài mạch làm chảy máu

a.    Biểu hiện lâm sàng: hoa mắt chóng mặt ù taidễ cáu gắt, mặt đỏ mắt đỏ miệng đắng, tiểu vàng có khi ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam lưỡi đỏ, rêu vàng mạch huyền sác .

b.    Phương pháp chữa: Thanh can hoả

3.    Thấp nhiệt kinh can: do thấp nhiệt bên tronglàm khí kinh can bị ứ trệ dấn đén sơ tiết của can và tiết mật của đởm bị trở ngại là chứng kinh can thấp nhiệt.

a.    Biểu hiện lâm sàng: mạng sdườn đau tức da vàng tiểu tiện ngắn đỏ, phụ nữ ra khí hư vàng hôi, ngứa âm đạo, nam giới tinh hoàn sưng đau rêu vàng dày mạch huyền sác.

b.    Phương pháp chữa: thanh thấp nhiệt kinh can đởm.

4.    Can phong nội động: do sốt cao co giật. can thận âm hư can + nổi lên thành phong hoặc can huyết hư không nuôi dưỡng được cân mạch gây ra.

a.    Biểu hiện lâm sàng: Sốt cao co giật, hôn mê, cứng gáy tay chân co quắp, chất lưỡi đỏ mạch huyền sác: Can dương vượng: Can + thượng xung nhức đầu chóng mặt ù tai hay cáu gắt mất ngủ hay quên chất l]ỡi đỏ ít tân dịch mạch huyền sác: Chứng trúng phong đột nhiên ngã, lưỡi cứng, nói khó liệt ẵ người, có khi hôn mê bất tỉnh: Cân huyết hư sinh phong đau đầu chóng mặt chân tay co quắp , sắc mặt vàng kinh nguyệt ít nhạt màu lưỡi nhạt rêu ít mạch huyền tế

b.    Phương pháp chữa: Thanh nhiệttức phong( sốt cao co giật) Bình can tức phong (Can + vượng) Dưỡng huyêt tức phong ( can huyết hư sinh phong).

5.    Hàn trệ kinh can:

Hàn xâm nhập vào kinh can làm khí ngưng trệ không thông.

a.    Biểu hiện lâm sàng: Đau bụng vùng hạ vị, lan xg tinh hoàn, tinh hoàn xưng to, xa xuống, rêu lưỡi trắng, chất nhuận mạch chầm huyền

b.    Phương pháp chữa: Tán hàn noãn can

C.  Hội chứng bệnh tạng Tỳ:

I.Hư chứng

1. Tỳ khí hư:

    Do tạng người yếu lao đọng quá súc ăn uống kém dinh dg gây ra. vì tỳ có chức năng kiện vân, chủ thăng khí thống huyết nên tỳ hư có biểu hiện LS rất phog phú. BHLS: ăn kém tiêu hoá kem người mẹt mỏi vô lực thở ngắn ngại nói sấưc mặt vàng hay trắng.

a. Nếu tỳ mất kiện vận: Đầy bụng ăn xong càng đầy đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt bệu rêu trắng mạch hư.

b. Nếu tỳ hư hạ hãm: ỉa chảy lỵ mán tính sa trực tràng, dạ con chất lưỡi nhạt mạch hư nhược.

c. Nếu tỳ hư ko thống huyết: đại tiện ra máu, hinh nguyệt quá nhiều, rong kinh, chất lưỡi nhạt mạch hư nhược.

+)Phương pháp chữa: kiện tỳ ích khí( Tỳ mất kiện vận)ích khí thăng đè ( tỳ hư hạ hãm)Kiện tỳ nhiếp huyết ( Tỳ hư ko thống huyết).

2. Tỳ dương hư:

    Do tỳ khí hoặc ăn nhiều đồ lạnh làm tổn thương + khí của tỳ.

a.     Biểu hiện lâm sàng: Trời lạnh đau bụng, đầy bụng có lúc giảm, chườm nóng đỡ đau, ỉa chảy người lạnh tay chân lạnh lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm trì.

b.    Phương pháp chữa: Ôn trung kiệntỳ.

II. Thực chứng:

1.    Tỳ bị hàn thấp: do ăn phải đồ lạnh hay gặp mưa lạnh, ẩm thấp gây bệnh cho tỳ làm cho tỳ mất CN vận hóa.
Biểu hiện lâm sàng: bụng đầy trướng lợm giọng buồn nôn ng mệt thân nặng nề đại tiện lỏg tiểu ít, ko khát PN ra nhiều khí hư trắg rêu trắg mạch nhu hoãn.

Phương pháp chữa: Ôn trung hoá thấp.

2.    Tỳ bị thấp nhiệt:

Đau bụg đầy bụng, lơm giọg buồn nôn, ng mệt sốt miệg đắg tiểu vàg rêu vàg dày mạh nhu sác PPC Thanh lợi thấp nhiệt.

     4. Tỳ hư do giun:

    Đau bụng bụng đầy trướng, mặt váng gầy rêu trắg dính, ợ hơi, mạch nhu.
    Phương pháp chữa: Kiện trừ trùng tích




D.  Hội chứng bệnh tạng Phế:

I.                  Hư chứng

                  1. Phế khí hư: Do ho lây ngày làm cho phế khí bị tổn thương, do tỳ hư kông vận hoá           được đồ ăn thủy thấp lên phế lhàm cho phế khí hư, ngoài ra tâm thận khí hư cũng tổn thương đến phế.

                   a. Biểu hiện lâm sàng: Ho không  có sức, Thở ngắn ngại nói, tiêngd nói nhỏ, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệnh, chất lưỡi nhạt mach hư nhược.

                   b. Phương pháp chữa: Bổ ích phế khí

                         2. Phế âm hư: Do mắc bệnh lâu ngày, mới mắc làm tổn thương phế âm. Có âm hư đơn thuần và âm hư hoả vượng.

                         a. Biểu hiện lâm sàng: Ho ngày càng nặng, không có đờm hoặc ít dính, họng kho   ngứa, người gầy chất lưỡi đỏ, ít tân dịch mạch tế vô lực. Nếu âm hư hoả vượng thì ho ra máu, miệng khô khát, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ mạch tế sác

                         b. Phương pháp chữa: Tư âm dưỡng phế(phế âm hư)Tư âm giáng hoả( âm hư hoả vượng)
II.               Thực chứng

1. Phong hàn thúc phế:

Do phong hàn làm phế khí không tuyên giáng

a.     Biểu hiện lâm sàng:Ho tiếng ho mạnh, có khi xuyễn , đờm loãng trắng dễ khạc, miệng không khát, nước mũi chảy, sợ lanh đau mình,rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn

        b. Phương pháp chữa: Tán hàn tuyên phế

        2.  Phong nhiệt phạm phế:

Do phong nhiệt làm phế khí không tuyên giáng

a.     Biểu hiện lâm sàng: Ho đờm vàng dính khó khạc, miệng khô, thích uống nước, nước mũi đục, đau họng, đờm dính máu, đầu lưỡi đỏ, mạch phú sác.

         b. Phương pháp chữa: Thanh nhiệt tuyên phế

             3.  Đàm trọc trở ngại phế:

Đàm thấp làm phế mất tuyên giáng.

a.     Biểu hiện lâm sàng: Ho nhiều đờm trắng dễ khạc khò khè tức ngực rêu lưỡi trắng mạch hoạt. Nếu đàm thấp sợ lạnh, đờm loãng gặp lạnh đau tăng. nếu ẩm tà ngưng lại ở phế ngực sườn đầy tức, ho đau ngực rêu trắng mỏng

b.    Phương pháp chữa: Táo tháp hoá đàm


E.   Hội chứng bệnh tạng Thận:

Tạng thận gồm thận âm và thận dương chỉ có biểu hiện các chứng bệnh thuộc hư. Có hai hội chứng bệnh: thận âm hư và thận dương hư.

I.                  Thận dương hư

a.     Triệu chứng chung: sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đau mỏi vùng thắt lưng, liệt dương, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì, hoặc hai mạch xích vô lực.
-         Nếu thận khí hư không cố sáp thêm các chứng: di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần, có khi không tự chủ, đái dầm ở người già
-         Nếu thận hư không nạp khí gây hen suyễn, khó thở, mạch phù vô lực
-         Nếu thận hư không khí hóa bài tiết được nước gây phù toàn thân nhất là 2 chi dưới ấn lõm, bụng đầy, đái ít, khó thở, chất lưỡi nhạt mềm bệu, mạch trầm tế.

b.    Phương pháp chữa:

-         Ôn bổ thân dương, cổ nhiếp thận khí (nếu di tinh, di niệu, ỉa lỏng do thận khí hư)
-         Ôn bổ thận khí (nếu thận hư không nạp phế khí)
-         Ôn dương lợi thủy (nếu phù thũng do thận dương hư)

II.               Thận âm hư:

Thận âm hư do mất máu, mất tinh dịch, tinh bị hao tổn gây ra (hay gặp ở những bệnh sốt cao, kéo dài, người măc bệnh lâu ngày hoặc uống thuốc nóng lâu ngày). Triệu chứng có nhiều biểu hiện của hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt).

Biểu hiện lâm sàng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, răng lung lay, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác

Phương pháp chữa: bổ thận âm.