Tà khí lưu lại mà không đi là bệnh thuộc thực.
Phàm bệnh đều do chính khí hư mà đưa đến, nếu chính khí vững chắc thì tà khí không có chỗ lấn vào; hễ thấy tà khí có thừa, là do chính khí không đầy đủ; không cấp tốc trừ khử đi thì sẽ có các chứng sốt dữ, phiền đầy, nôn ói, bí đái, đái khó, giống như chứng thực.
Cho nên Nội kinh nói: Hư là chính khí hư, thực là tà khí thực.
Tại sao người kém không xét đến nguyên do, hễ lâm chứng đều gọi là “bệnh thực”, nếu đã bảo là “thực” thì không có bệnh; mà đã bảo là bệnh thì làm gì có “thực”. Câu nói đã như vậy thì đủ rõ việc làm sẽ ra sao.
Thế nào là hư và thực? Tà khí nhiều là thực, tinh khí bị mất là hư.
Đây cũng là hợp với nghĩa bài trên, phàm bệnh có hư thực, là căn cứ vào tà khí thực, chính khí hư mà nói.
Trong sách nói: phàm khi bị bệnh đều do chính khí không được đầy đủ, cho nên tật bệnh có thừa (bệnh thực) đều do chính khí suy yếu.
Khí thực ở trong mà sinh rét, cũng như mùa đông tuy ngoài rét mà trong nóng.
Khí hư ở trong mà sinh nóng, cũng như mùa hè tuy ngoài nóng mà trong lạnh.
Cho nên không thể thấy nóng mà bảo là nhiệt, thấy lạnh mà bảo là hàn ngay, cần xem xét đến tận gốc của hàn và nhiệt.
Tiết đông chí thì một phần dương sinh ra, trên trời đầy băng tuyết mà nước suối nước giếng thì ấm.
Tiết hạ chí thì một phần âm sinh ra, trên trời nóng bức mà rừng cây chảy nhựa, cho nên chứng bệnh cũng như thế.
Những người khí thực, ngoài tuy giả hàn mà trong thì chân nhiệt, không khác gì mùa đông giá rét dương ẩn ở trong âm.
Những người khí hư ngoài tuy giả nhiệt mà trong chân hàn, không khác gì mùa hè âm ẩn ở trong dương.
Cho nên không thể thấy giả hàn ở ngoài, mà dùng thuốc nhiệt giúp thêm cho hàn, phải tìm đến nguồn gốc của bệnh mà chữa.
Thấy rất thực mà có chứng suy yếu, dùng lầm thuốc bổ thành thử thêm bệnh.
Tiết đông chí thì một phần dương sinh ra, trên trời đầy băng tuyết mà nước suối nước giếng thì ấm.
Tiết hạ chí thì một phần âm sinh ra, trên trời nóng bức mà rừng cây chảy nhựa, cho nên chứng bệnh cũng như thế.
Những người khí thực, ngoài tuy giả hàn mà trong thì chân nhiệt, không khác gì mùa đông giá rét dương ẩn ở trong âm.
Những người khí hư ngoài tuy giả nhiệt mà trong chân hàn, không khác gì mùa hè âm ẩn ở trong dương.
Cho nên không thể thấy giả hàn ở ngoài, mà dùng thuốc nhiệt giúp thêm cho hàn, phải tìm đến nguồn gốc của bệnh mà chữa.
Thấy rất thực mà có chứng suy yếu, dùng lầm thuốc bổ thành thử thêm bệnh.
Bệnh rất hư, mà có hiện tượng khỏe, dùng lầm thuốc tả làm cho tăng bệnh chết oan.
Như trong có bệnh tích tụ, nặng quá thì tay chân mỏi mệt không cử động được; Lại như ăn no quá lại thấy mỏi mệt, nếu cho lầm là chứng hư mà bổ thì lại càng thêm bệnh; cho nên nói chứng dương giống như chứng âm mà dùng phép ôn bổ thì biến chuyển thành tổn thương.
Như tỳ vị vốn đã hư tổn nếu nặng quá thì trướng đầy, ăn không được, khí uất, đại tiểu tiện bí; lại như đói quá mà không muốn ăn, nếu lầm cho là chứng thực, mà dùng thuốc tả thì chết oan; Vì thế nói chứng âm giống như chứng dương mà dùng phép thanh (thanh lợi) tất phải chết.
Làm nghề bảo vệ tính mạng con người nên cẩn thận mà nghĩ lại, hai chữ “thêm bệnh” và hai chữ “chết oan”, nghe mà sợ rởn tóc gáy.
Khi tôi chữa bệnh chỉ đem phương pháp chữa chứng bất túc để trị bệnh hữu dư; chứ không đem phương pháp chữa chứng hữu dư mà trị bệnh bất túc, thà rằng dùng lầm thuốc ôn bổ còn hơn dùng lầm thuốc hàn lương; thêm bệnh còn có thể cứu được chứ chết oan quyết không thể sống lại được.
Tỳ hư thì sinh đi tả, vị hư thì sinh nôn mửa.
Tỳ chủ vận hóa, vị chủ thu nạp, công năng vận hóa bị hỏng thì không có khả năng gạn lọc cơm nước mà sinh đi tả, sức chứa đựng kém thì đối kháng với cơm nước mà mửa ra, đấy là chỉ nói đại khái.
Cũng có khi do nhiệt uất mà đi tả, có khi nước đình trệ lại mà đi tả, có khi thận hư không đóng kín được mà đi tả, có khi mệnh môn hỏa hư không làm chín được thức ăn mà đi tả, có khi miệng dạ dày bị tổn thương mà nôn mửa, có khi vì chứng phiên vị (ăn vào mửa ra) mà mửa.
Lại có khi vì hỏa nhiệt thức ăn không vào được mà mửa; cũng có khi vì không có hỏa, thức ăn vào thì mửa người làm thuốc phải phân tích ra cho manh mối mới có thể tránh được cái tệ sai lệch.
Vị hư thì sợ rét, tỳ hư thì phát sốt.
Vị là vệ, là khí, là dương; dương hư thì âm lấn mà sợ rét.
Tỳ là vinh, là huyết, là âm; âm hư thì dương lấn mà phát sốt.
Hạ bộ hư thì quyết lạnh; thượng bộ hư thì choáng váng.
Thượng bộ là dương, hạ bộ là âm.
Dương đã hư thì âm lấn vào phần dương, dương bị âm quấy rối mà choáng váng.
Âm đã hư thì dương làm rối loạn phần âm, âm bị dương cướp mà sinh ra quyết lạnh.
Chứng thực thì nói sảng, chứng hư thì nói lắp (trịnh thanh).
Nói sảng và nói lắp đều là do nhiệt quấy rối, nhưng có chia ra hư và thực, do tâm hỏa là thực nhiệt, do thận hỏa là hư nhiệt.
Nói sảng thì lời mạnh và dài, và rối loạn không đầu đuôi, nói lắp thì nhỏ yếu mà ngắn, giọng nói không tiếp tục, tiếng nói thì thào không ra khỏi họng.
Bệnh ở vị phần nhiều là thực, bệnh ở tỳ phần nhiều là hư.
Vị bị bệnh phần lớn do tích tụ quá nhiều, nên dùng thuốc tiêu đạo để khơi thông sự ủng trệ.
Tỳ bị bệnh phần nhiều do không vận chuyển được, nên bồi bổ để gúp sức vận hành.
Huống chi vị thuộc dương mà chủ khí, tỳ thuộc âm mà chủ huyết; dương bệnh thường hay thực, âm bệnh thường hay hư.
Nhức đầu là chứng thượng bộ thực, váng đầu là chứng thượng bộ hư.
Nhức đầu phần nhiều do phong hàn ở ngoài lấn vào, uất hỏa xông lên.
Váng đầu là do nguyên dương không có chủ, âm hỏa bốc lên.
Nhức đầu thì dùng phép phát biểu thanh nhiệt, váng đầu thì dùng phép phù dương ức âm, đó là chứng hư thực có khác nhau.
Bệnh người đời nay thuộc hư thì nhiều, thuộc thực thì ít, cho nên bệnh chân hàn giả nhiệt rất nhiều mà chứng chân nhiệt giả hàn thì ít thấy.
Vì người xưa chất phác, người nay thì phần nhiều khôn ngoan, cuộc đời càng thay đổi thì khí trời càng suy kém, người ta ở giữa khoảng hai khí trời đất giao nhau bẩm thụ cũng mỏng manh.
Thử xem đời thượng cổ lập ra phương thuốc, nặng về mặt khắc phạt, như những thang Ma hoàng, Thừa khí; Đời trung cổ thay bằng thang Sâm tô, Nhân sâm bại độc ẩm; Đến Đông Viên lập ra thang Bổ trung ích khí, thang Nhân sâm dưỡng vinh, đều có hiệu quả.
Vậy thì khí hóa hậu bạc thật khác nhau, mà bẩm thụ mạnh yếu không giống nhau, cho nên con người bị bệnh thuộc chứng hư thì nhiều, mà chứng thực thì ít.
Chứng hư hai gò má đỏ là do âm hư ở dưới bức dương lên trên.
Hai gò má bên tả thuộc can, bên hữu thuộc phế, chủ về dương khí của hậu thiên.
Âm hư ở dưới không hút được dương, phần âm thiếu thốn sắc hiện lên mặt.
Trọng Cảnh nói: “Sắc mặt đỏ là dương bốc lên trên” là như vậy đó.
Phàm mọi bệnh hễ ăn vào thì tạm yên, nhất định là chứng hư.
Mọi bệnh đều lấy “vị khí” làm gốc, 5 tạng 6 phủ đều được tưới nhuần, khi có bệnh thì 12 kinh đều bệnh cả.
Cho nên phàm bệnh khi đã ăn vào thì hơi yên, thì có thể biết là chứng nội hư, (không phải bệnh do ở ngoài vào).
Bệnh ở ngoài vào phần nhiều là chứng hữu dư, bệnh ở trong sinh ra phần nhiều là chứng bất túc.
Bệnh ở ngoài vào là phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa nhân chính khí hư mà lấn vào, lưu lại không đi là chứng thực, phần nhiều là chứng hữu dư;
Bệnh ở trong gây ra là do thất tình, làm lụng nhọc mệt, ăn uống, nhân vì tinh huyết suy tổn mà sinh ra, lại càng hư thêm, phần nhiều là chứng bất túc.
Bị tổn thương vì ăn uống là chứng hữu dư, bị tổn thương vì làm lụng nhọc mệt là chứng bất túc.
Phàm ăn thì nhanh, ăn gắng và ăn lầm đồ sống lạnh mà bị đình trệ mới là chứng hữu dư, nhẹ thì dùng thuốc tiêu đạo, nặng thì dùng thuốc công hạ.
Nếu vì vị hư mà không chịu nổi, hay tỳ hư mà không vận hóa được, đó là “Nội nhân” khác với “ngoại nhân” là chứng bất túc trong chứng hữu dư.
Phàm gánh nặng đi xa và làm việc giãi nắng dầm mưa mà bị cảm dần dần thành chứng bất túc; nhẹ thì phát hãn giải biểu, nặng thì thanh giải.
Nếu tâm bị tổn thương vì thất tình, thận bị hao tinh huyết thì đó lại là lao lực, lao tâm không giống nhau, là chứng bất túc ở trong chứng bất túc.
Hữu dư là bệnh từ ngoài vào là dương chứng.
Bất túc là bệnh từ trong ra là âm chứng.
Bỗng nhiên mắc bệnh là dương chứng, bệnh đã lâu ngày là âm chứng, ở biểu là dương bệnh, ở lý là âm bệnh.
Bệnh thuộc thực là khách bệnh, thuộc hư là chủ bệnh, bệnh thuộc “tiêu” là khách bệnh, thuộc “bản” là chủ bệnh.
Người khỏe mạnh không có bệnh tích, người hư thì có bệnh tích.
Nguyên khí thực thì âm thăng bằng, dương kín đáo, vinh vệ điều hòa thoải mái, phong tà ở ngoài không xâm vào được; tỳ vị vận nạp giữ vững ở trong, sáng ăn thì chiều tiêu hóa, làm gì có ngừng lại mà tích, đó là người khỏe mạnh vốn không có tích trệ.
Chỉ có tỳ vị không chuyển vận được mà thành ra đờm, đồ ăn và huyết hỏng, huyết ứ ngưng kết lại mà thành ra tích, vậy không phải nhân vì hư mà gây ra là gì?
Nếu khi chữa bệnh không tìm hiểu tận nguồn gốc, mà chỉ dùng thuốc khắc phạt, có khác gì người ta đã bị lăn xuống giếng mà lại còn ném đá xuống nữa.
Như trong có bệnh tích tụ, nặng quá thì tay chân mỏi mệt không cử động được; Lại như ăn no quá lại thấy mỏi mệt, nếu cho lầm là chứng hư mà bổ thì lại càng thêm bệnh; cho nên nói chứng dương giống như chứng âm mà dùng phép ôn bổ thì biến chuyển thành tổn thương.
Như tỳ vị vốn đã hư tổn nếu nặng quá thì trướng đầy, ăn không được, khí uất, đại tiểu tiện bí; lại như đói quá mà không muốn ăn, nếu lầm cho là chứng thực, mà dùng thuốc tả thì chết oan; Vì thế nói chứng âm giống như chứng dương mà dùng phép thanh (thanh lợi) tất phải chết.
Làm nghề bảo vệ tính mạng con người nên cẩn thận mà nghĩ lại, hai chữ “thêm bệnh” và hai chữ “chết oan”, nghe mà sợ rởn tóc gáy.
Khi tôi chữa bệnh chỉ đem phương pháp chữa chứng bất túc để trị bệnh hữu dư; chứ không đem phương pháp chữa chứng hữu dư mà trị bệnh bất túc, thà rằng dùng lầm thuốc ôn bổ còn hơn dùng lầm thuốc hàn lương; thêm bệnh còn có thể cứu được chứ chết oan quyết không thể sống lại được.
Tỳ hư thì sinh đi tả, vị hư thì sinh nôn mửa.
Tỳ chủ vận hóa, vị chủ thu nạp, công năng vận hóa bị hỏng thì không có khả năng gạn lọc cơm nước mà sinh đi tả, sức chứa đựng kém thì đối kháng với cơm nước mà mửa ra, đấy là chỉ nói đại khái.
Cũng có khi do nhiệt uất mà đi tả, có khi nước đình trệ lại mà đi tả, có khi thận hư không đóng kín được mà đi tả, có khi mệnh môn hỏa hư không làm chín được thức ăn mà đi tả, có khi miệng dạ dày bị tổn thương mà nôn mửa, có khi vì chứng phiên vị (ăn vào mửa ra) mà mửa.
Lại có khi vì hỏa nhiệt thức ăn không vào được mà mửa; cũng có khi vì không có hỏa, thức ăn vào thì mửa người làm thuốc phải phân tích ra cho manh mối mới có thể tránh được cái tệ sai lệch.
Vị hư thì sợ rét, tỳ hư thì phát sốt.
Vị là vệ, là khí, là dương; dương hư thì âm lấn mà sợ rét.
Tỳ là vinh, là huyết, là âm; âm hư thì dương lấn mà phát sốt.
Hạ bộ hư thì quyết lạnh; thượng bộ hư thì choáng váng.
Thượng bộ là dương, hạ bộ là âm.
Dương đã hư thì âm lấn vào phần dương, dương bị âm quấy rối mà choáng váng.
Âm đã hư thì dương làm rối loạn phần âm, âm bị dương cướp mà sinh ra quyết lạnh.
Chứng thực thì nói sảng, chứng hư thì nói lắp (trịnh thanh).
Nói sảng và nói lắp đều là do nhiệt quấy rối, nhưng có chia ra hư và thực, do tâm hỏa là thực nhiệt, do thận hỏa là hư nhiệt.
Nói sảng thì lời mạnh và dài, và rối loạn không đầu đuôi, nói lắp thì nhỏ yếu mà ngắn, giọng nói không tiếp tục, tiếng nói thì thào không ra khỏi họng.
Bệnh ở vị phần nhiều là thực, bệnh ở tỳ phần nhiều là hư.
Vị bị bệnh phần lớn do tích tụ quá nhiều, nên dùng thuốc tiêu đạo để khơi thông sự ủng trệ.
Tỳ bị bệnh phần nhiều do không vận chuyển được, nên bồi bổ để gúp sức vận hành.
Huống chi vị thuộc dương mà chủ khí, tỳ thuộc âm mà chủ huyết; dương bệnh thường hay thực, âm bệnh thường hay hư.
Nhức đầu là chứng thượng bộ thực, váng đầu là chứng thượng bộ hư.
Nhức đầu phần nhiều do phong hàn ở ngoài lấn vào, uất hỏa xông lên.
Váng đầu là do nguyên dương không có chủ, âm hỏa bốc lên.
Nhức đầu thì dùng phép phát biểu thanh nhiệt, váng đầu thì dùng phép phù dương ức âm, đó là chứng hư thực có khác nhau.
Bệnh người đời nay thuộc hư thì nhiều, thuộc thực thì ít, cho nên bệnh chân hàn giả nhiệt rất nhiều mà chứng chân nhiệt giả hàn thì ít thấy.
Vì người xưa chất phác, người nay thì phần nhiều khôn ngoan, cuộc đời càng thay đổi thì khí trời càng suy kém, người ta ở giữa khoảng hai khí trời đất giao nhau bẩm thụ cũng mỏng manh.
Thử xem đời thượng cổ lập ra phương thuốc, nặng về mặt khắc phạt, như những thang Ma hoàng, Thừa khí; Đời trung cổ thay bằng thang Sâm tô, Nhân sâm bại độc ẩm; Đến Đông Viên lập ra thang Bổ trung ích khí, thang Nhân sâm dưỡng vinh, đều có hiệu quả.
Vậy thì khí hóa hậu bạc thật khác nhau, mà bẩm thụ mạnh yếu không giống nhau, cho nên con người bị bệnh thuộc chứng hư thì nhiều, mà chứng thực thì ít.
Chứng hư hai gò má đỏ là do âm hư ở dưới bức dương lên trên.
Hai gò má bên tả thuộc can, bên hữu thuộc phế, chủ về dương khí của hậu thiên.
Âm hư ở dưới không hút được dương, phần âm thiếu thốn sắc hiện lên mặt.
Trọng Cảnh nói: “Sắc mặt đỏ là dương bốc lên trên” là như vậy đó.
Phàm mọi bệnh hễ ăn vào thì tạm yên, nhất định là chứng hư.
Mọi bệnh đều lấy “vị khí” làm gốc, 5 tạng 6 phủ đều được tưới nhuần, khi có bệnh thì 12 kinh đều bệnh cả.
Cho nên phàm bệnh khi đã ăn vào thì hơi yên, thì có thể biết là chứng nội hư, (không phải bệnh do ở ngoài vào).
Bệnh ở ngoài vào phần nhiều là chứng hữu dư, bệnh ở trong sinh ra phần nhiều là chứng bất túc.
Bệnh ở ngoài vào là phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa nhân chính khí hư mà lấn vào, lưu lại không đi là chứng thực, phần nhiều là chứng hữu dư;
Bệnh ở trong gây ra là do thất tình, làm lụng nhọc mệt, ăn uống, nhân vì tinh huyết suy tổn mà sinh ra, lại càng hư thêm, phần nhiều là chứng bất túc.
Bị tổn thương vì ăn uống là chứng hữu dư, bị tổn thương vì làm lụng nhọc mệt là chứng bất túc.
Phàm ăn thì nhanh, ăn gắng và ăn lầm đồ sống lạnh mà bị đình trệ mới là chứng hữu dư, nhẹ thì dùng thuốc tiêu đạo, nặng thì dùng thuốc công hạ.
Nếu vì vị hư mà không chịu nổi, hay tỳ hư mà không vận hóa được, đó là “Nội nhân” khác với “ngoại nhân” là chứng bất túc trong chứng hữu dư.
Phàm gánh nặng đi xa và làm việc giãi nắng dầm mưa mà bị cảm dần dần thành chứng bất túc; nhẹ thì phát hãn giải biểu, nặng thì thanh giải.
Nếu tâm bị tổn thương vì thất tình, thận bị hao tinh huyết thì đó lại là lao lực, lao tâm không giống nhau, là chứng bất túc ở trong chứng bất túc.
Hữu dư là bệnh từ ngoài vào là dương chứng.
Bất túc là bệnh từ trong ra là âm chứng.
Bỗng nhiên mắc bệnh là dương chứng, bệnh đã lâu ngày là âm chứng, ở biểu là dương bệnh, ở lý là âm bệnh.
Bệnh thuộc thực là khách bệnh, thuộc hư là chủ bệnh, bệnh thuộc “tiêu” là khách bệnh, thuộc “bản” là chủ bệnh.
(Tiêu bản)
Người khỏe mạnh không có bệnh tích, người hư thì có bệnh tích.
Nguyên khí thực thì âm thăng bằng, dương kín đáo, vinh vệ điều hòa thoải mái, phong tà ở ngoài không xâm vào được; tỳ vị vận nạp giữ vững ở trong, sáng ăn thì chiều tiêu hóa, làm gì có ngừng lại mà tích, đó là người khỏe mạnh vốn không có tích trệ.
Chỉ có tỳ vị không chuyển vận được mà thành ra đờm, đồ ăn và huyết hỏng, huyết ứ ngưng kết lại mà thành ra tích, vậy không phải nhân vì hư mà gây ra là gì?
Nếu khi chữa bệnh không tìm hiểu tận nguồn gốc, mà chỉ dùng thuốc khắc phạt, có khác gì người ta đã bị lăn xuống giếng mà lại còn ném đá xuống nữa.
Thũng là chứng thực, do ở huyết.
Phù là chứng hư, do ở khí.
Chứng phù và chứng thũng thường hay gọi lẫn, trong đó vẫn có phân biệt, thũng thì da thịt nhũn như bùn, ấn thì lún xuống mà không nổi lên liền.
Nhưng “thực” là tà thủy thực, “hư” là nguyên khí hư, cho nên chữa tà cốt phải giúp đỡ chính khí; giúp đỡ chính khí tức là đuổi tà.
Phù là chứng hư, do ở khí.
Chứng phù và chứng thũng thường hay gọi lẫn, trong đó vẫn có phân biệt, thũng thì da thịt nhũn như bùn, ấn thì lún xuống mà không nổi lên liền.
Nhưng “thực” là tà thủy thực, “hư” là nguyên khí hư, cho nên chữa tà cốt phải giúp đỡ chính khí; giúp đỡ chính khí tức là đuổi tà.