Thầy
Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu,
hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với người ta
suốt đời không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?"
Đức
Khổng Tử nói:
"Người
hỏi thể phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng
như giàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà cũng muốn như sang, thế là biết nhún
nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muốn
có oai, thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không
lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói.
Lời Bàn:
Không
cần công danh phú quí thế là biết giữ thiên tước hơn là nhân tước, không để ai
khinh lờn được, thế là biết trọng phẩm giá mình, không muốn đeo cái lo vào
mình, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến ai. Ở đời mà giữ trọn vẹn được mấy điều như thế,
tưởng thật là một cách vui thú rất cao thượng vậy.
Khổng Tử
Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức Khổng Tử. - Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni,
người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cỗ, đi
nhiều nước chư hầu không được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh
Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai
người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.
Nhan
Uyên: tên là Hồi, người nước Lỗ, thời Xuân Thu, học trò giỏi nhất của Đức Khổng
Tử.
Hồi:
theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thầy học, thường hay xưng
tên.
Lễ độ:
phép tắc mực thước.
Thận
trọng: cẩn thận, trọng hậu.