Nước
Triệu toan đánh nước Yên, Tô Tần, vì nước Yên, sang nói với vua nước Triệu là Huệ Vương rằng:
“Vừa rồi
tôi đi qua bên bờ sông Dịch
Thủy, tôi trông thấy con trai đang há miệng phơi mình
trên bãi, có con cò đâu đến, mổ
ngay vào thịt trai. Trai
liền ngậm miệng, cắp chặt lấy mỏ
cò.
Cò nói: “Hôm
nay không mưa, ngày
mai không mưa, thế
nào trai cũng phải
chết”. Trai nói: “Hôm
nay không rút được mỏ, ngày mai không
rút được mỏ, thế nào cò cũng phải chết”. Hai bên
găng nhau, chẳng ai chịu ai. Bỗng
đâu có người đánh
cá đi qua, trông
thấy thộp được cả
trai lẫn cò… Nay mà nước Triệu
đem quân sang
đánh nước Yên, nước Yên
tất phải chống lại. Hai bên đánh
nhau lâu, hại người tốn của, chắc là suy yếu cả. Tôi e nước Tần
thừa cơ ấy, đem
quân chụp cả hai
nước như người đánh
cá chụp cả trai lẫn cò, thì
lúc bấy giờ hối cũng
không kịp. Dám xin vua thử nghĩ kỹ lại xem”.
Huệ
Vương cho là nói phải, bèn đình việc
đánh Yên. Chiến Quốc Sách
GIẢI
NGHĨA
Triệu: một
nước thời Chiến Quốc ở vào
tỉnh Trực Lệ và
Sơn Tây bây giờ.
Yên: xem
chuyện số 45
Dịch
Thủy: tên một con sông qua Trực Lệ.
Tần:
nước mạnh thời Chiến Quốc ở vào địa
phận Thiểm Tây bây giờ. Chiến Quốc
sách: bộ sách
này còn được gọi
là Trường Đoản Như
của
Lưu
Hướng đời Hán làm ghi chép những việc về
đời Chiến Quốc.
LỜI BÀN
Trai, cò
vì găng nhau mà cả
hai con
cùng bị hại trong
tay người đánh cá. Cái bài: “Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi” này
cũng như nhiều bài trong
các sách tây: “Con
cò và hai người
tranh nhau”, “Con
khỉ chia phó mát cho
hai con mèo”…đều
có ý khuyên người ta không
nên tranh giành chọi lẫn nhau. Hai nước tranh nhau, thì hại người, tốn của tai hại
đã đành. Hai
người tranh nhau
thì tất sinh kiện cáo. Mà “vô
phúc đáo
tụng đình”, thua
được chưa biết thế nào, hãy
biết có bao nhiêu thầy kiện, thầy
cò, những phường
tham nhũng ở
giữa thời cơ dòm
dỏ để cầu lợi, rất thiệt hại cho cả hai bên. Vậy ta chẳng
nên găng nhau, chống nhau làm gì. Nhỏ thì tốn tiền. Lớn thì hại
nhà, lớn nữa thì hại nước. Ta phải
lấy câu “Dĩ hòa vi quý” mà cư xử
nhún nhường nhau là hơn.