Văn
Quân đất
Lỗ Dương sắp đem quân sang
đánh nước Trịnh. Mặc Tử nghe
thấy đến can nói rằng:
Ví như
bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh
tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ
giết người lấy của
lẫn nhau thì nhà vua
nghĩ như thế nào?
Bao
nhiêu người ở Lỗ Dương đều là tôi con của ta
cả. Vì tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ,
nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn nhau thì ta tất đem trị tội thật nặng.
Mặc Tử
nói:
Bao nhiêu người
trong thiên hạ đều là tôi
con của trời cũng
như bao nhiêu người trong
đất Lỗ Dương là tôi con
của nhà vua, nay
nhà vua đem quân
đánh Trịnh thì há tránh khỏi được
vạ trời hay sao!
Văn Quân
nói:
Sao tiên
sinh lại ngăn ta
đánh Trịnh. Ta muốn
đánh Trịnh là thuận cái chí của
trời. Vua nước Trịnh ba
đời giết cha,
trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Nay ta phải
giúp trời mà giết Trịnh.
Mặc Tử
nói:
Vua nước Trịnh ba
đời giết cha,
trời đã ra tai, làm mất mùa ba
năm, trời phạt như thế cũng là đủ.
Nay nhà vua lại còn đem quân
đánh Trịnh mà nói rằng
:”Ta đánh Trịnh là thuận ý trời” thì
là nghĩa thế nào ? Vì như
ngay đây có một
đứa con ngang
ngạnh, cha nó đã cầm
roi đánh nó, người cha bên láng giềng
lại còn vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng:”Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó”. Nói như thế có nghe được không?
Mặc Tử
GIẢI
NGHĨA
Lỗ
Dương: tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân
Thu, tức là huyện
Lỗ Sơn
tỉnh Hà Nam bây giờ.
Can: nói
để ngăn ai đừng làm
việc gì
LỜI BÀN:
Khi mình
cậy sức, cậy
nhiều, cậy khôn, cậy
tài mà hà
hiếp kẻ kém mình, thường cứ
hay viện lẽ nọ, cớ kia, để như
cho mình là phải
mà che mắt thế
gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù
viện lẽ gì cớ gì cũng vẫn không
được chính đáng. Danh
bất chính thì
ngôn bất thuận. Mình đã rắp
tâm đè nén người ta, tham lấy của
người ta, là mình làm điều phi
nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch
được cái ô danh nữa. Làm
việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi có khác gì lấy vóc gấm phủ
ngoài cành khô hay tượng đất mà
bảo người ta là thánh thần đấy.