Nguyên nhân do dương hư không bảo vệ bên ngoài, âm hư không giữ bên trong; vì vậy khi dùng thuốc cầm mồ hôi có thể phối hợp với thuốc bổ dương, thuốc bổ khí và thuốc bổ âm.
Chú ý nếu mồ hôi ra quá nhiều, không ngừng kèm các triệu chứng chân tay lạnh, hơi thở gấp, mạch vi muốn tuyệt (chứng vong dương) thì phải dùng thuốc hồi dương cứu nghịch, bổ khí cứu thoát như Phụ tử, Quế nhục, Nhân sâm. . .
Ngũ vị tử
5 vị trong đó vị chua là chính; tính ấm.
QUY KINH
- Kinh phế, tâm, thận.
CÔNG NĂNG
- Cố biểu liễm hãn, ích khí, sinh tân, bổ thận, an thần
CHỦ TRỊ
- Cố biểu liễm hãn: Chữa chứng ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm (có thể phối hợp với Kỷ tử, Đẳng sâm, Cẩu tích).
- Liễm phế chỉ ho: chữa ho do phế hư, hen suyễn do thận hư không nạp phế khí.
- Ích thận cố tinh: dùng khi thận hư gây di tinh, hoạt tinh, đái đục, tiểu nhiều.
- Cầm ỉa chảy do thận dương hư không ôn vận tỳ dương gây ỉa chảy, chân tay lạnh, lưng gối mỏi, mạch nhược, phân lỏng, ỉa chảy lúc sáng sớm.
- Sinh tân chỉ khát: dùng khi tân dịch hư hao, miệng khô khát, nứt nẻ (phương Sinh mạch tán: đẳng sâm, mạch môn 12g, ngũ vị tử 6g)
LIỀU DÙNG
- 1,5 - 6g/24h, dạng thuốc sắc, thuốc bột.
KIÊNG KỴ
- Đang cảm sốt cao, đang lên sởi, hoặc sốt phát ban không được dùng.
CHÚ Ý
- Dùng với bệnh ho do phế hư thì dùng sống, khi dùng để bổ thì tẩm với mật ong rồi chưng chín mới nên dùng.
- Ngũ vị tử có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, trung khu hô hấp, có thể xúc tiến quá trình chuyển hoá trong cơ thể, nâng cao thị giác, thính giác và tăng tính mẫn cảm của cơ quan cảm thụ. Ngoài ra, còn có tác dụng hưng phấn tử cung.
Long cốt và Mẫu lệ (xem chương: Thuốc trọng trấn an thần)