Tác dụng
- Chữa rối loạn tiêu hoá do tỳ vị hư hàn (tỳ dương hư): Đầy bụng nôn mửa, ỉa chảy mãn, không khát, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, vô lực
- Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn thể hàn
- Kích thích tiêu hoá (làm gia vị ): Trị đầy bụng, chậm tiêu ăn uống kém
Can khương (Gừng khô)
Bộ phận dùng
- Thân rễ phơi khô của cây gừng
Tính vị quy kinh
- Cay, ôn - Tâm, phế, tỳ, vị
Công năng chủ trị
- Ôn trung trừ hàn Chữa nôn, ỉa chảy mãn do tỳ hư: Lý trung thang
Chữa đau bụng do lạnh: Đại kiến trung thang
Tăng tác dụng của thuốc Hồi dương cứu nghịch: Tứ nghịch thang
Cầm máu (sao cháy) gọi là thán khương: Chữa ho ra máu kéo dài, người lạnh, đi ngoài ra máu do tỳ hư
Chữa ho và nôn mửa do lạnh: Tiểu thanh long thang
Liều dùng - cách dùng
- 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
- Ho do nhiệt
Thảo quả (Quả đò ho)
Bộ phận dùng
- Quả chín phơi sấy khô, khi dùng bỏ vỏ lấy hạt
Tính vị quy kinh
- Cay, ôn - Tỳ, vị
Công năng chủ trị
- Ôn trung trừ hàn, trừ đàm, chữa sốt rét Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt do lạnh
Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, nôn do lạnh
Chữa ho, long đờm
Chữa sôt rét do tỳ hư: Sốt ít, rét nhiều, đại tiện lỏng, không muốn ăn:Thường sơn triệt ngược
Liều dùng - cách dùng
- 3 - 6g/24h sắc, bột, viên
Ngải cứu (y thảo)
Bộ phận dùng
- Lá phơi khô, càng để lâu càng tốt gọi là ngải diệp
Tính vị quy kinh
- Đắng, ôn - Can, tỳ, thận
Công năng chủ trị
Ôn trung trừ hàn, điều kinh an thai, cầm máu
Lá khô
- Chữa đau bụng do lạnh
- Chữa kinh nguyệt không đều, an thai do tử cung hư hàn hoặc do phong hàn gây động thai
- Sao cháy trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh rong huyết do tỳ hư. Ngải nhung làm mồi cứu
Lá tươi
- Chữa cảm mạo: Sao nóng với rượu, gừng, đánh dọc sống lưng (đánh gió)
- Chữa đau do chấn thương, đau lưng cấp, đau thần kinh do lạnh: Sao nóng, thêm chút muối hoặc dấm, đắp vào chỗ đau
- Bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi: Luộc nấu canh ăn với trứng gà
Liều dùng - cách dùng
- 4 - 8gkhô 30 - 50gtươi/24h sắc, cao lỏng, đắp ngoài
Đại hồi (Bát giác hồi hương, Đại hồi hương)
- Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô
Tính vị quy kinh
- Cay, ôn - Tỳ, vị, can, thận
Công năng chủ trị
- Ôn trung trừ hàn Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh
Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, giải độc thịt cá
Ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức tê thấp, chấn thương
Liều dùng - cách dùng
- 4 - 8g/24h sắc, bột, ngâm rượu xoa bóp
- Nếu dùng liều cao gây ngộ độc: Run chân tay, xung huyết não và phổi, trạng thái ngây có khi tới co giật như động kinh
Tiểu hồi (Hồi hương, tiểu hồi hương)
Bộ phận dùng
- Quả chín phơi khô
Tính vị quy kinh
- Cay, ôn - Can, thận, tỳ, vị
Công năng chủ trị
- Trừ hàn, chỉ thống, kiện tỳ, khai vị- Chữa đau bụng do lạnh; Chữa ăn không ngon, đầy bụng, chậm tiêu
Chữa thoát vị bẹn (có nước ở màng tinh hoàn)do hàn trệ ở can kinh
Liều dùng - cách dùng
4 - 8g/24h sắc, bộtCao lương khương
Bộ phận dùng
- Thân rễ phơi sấy khô
Tính vị quy kinh
- Cay, ôn - Tỳ vị
Công năng chủ trị
- Ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thực Chữa đau bụng do lạnh (đau dạ dày, viêm đại tràng)
Chữa cảm lạnh gây sốt rét, sốt nóng, ỉa chảy, nôn mửa
Làm ăn ngon, chóngtiêu
Nhai sống chữa đau răng
Liều dùng - cách dùng
- 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
- Hoả vượng sinh nôn mửa, cảm nắng mà hoắc loạn
Sả (Hương mao, sả chanh)
Bộ phận dùng
- Lá, củ, tinh dầu
Tính vị quy kinh
- Cay, ôn - Tỳ vị
Công năng chủ trị
- Phát hãn giải biểu, kích thích tiêu hoá Lá xông chữa cảm mạo hoặc pha nước uống cho mát và dễ tiêu
Củ thông tiểu, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, ăn ngon, chóng tiêu
Tinh dầu giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, làm hương liệu
Liều dùng - cách dùng
- 15 - 30g/24h lá, củ sắc, xông
Đinh hương
Bộ phận dùng
- Nụ hoa
Tính vị quy kinh
- Cay, ôn - Phế, thận, tỳ, vị
Công năng chủ trị
- Ôn trung trừ hàn, phá khí giáng nghịch Chữa đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa do lạnh, nấc cụt
Bôi ngoài trị chàm, lở, nhai đinh hương để phòng bệnh (có dịch)
Làm thuốc tê và diệt tuỷ răng, súc miệng làm thơm miệng
Liều dùng - cách dùng
- 1 - 4g/24h sắc, bột, hoàn, rượu xoa bóp.
- Khi sắc thuốc được mới bỏ Đinh hương vào
Kiêng kỵ
- Kỵ lửa, không phải hư hàn không dùng
Ngô thù du
Bộ phận dùng
- Quả chín phơi khô, phải thuỷ bào
Tính vị quy kinh
- Cay đắng, ôn, hơi có độc - Tỳ vị, can, thận
Công năng chủ trị
- Ôn trung trừ hàn, chỉ thống Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, ăn không tiêu
Chữa đau đầu, đau răng, đau mình mẩy, lưng gối yếu mềm
Chữa cảm lạnh, lở ngứa
Liều dùng - cách dùng
- 1 - 3g/24h bột, 4 - 6g/24h sắc
Kiêng kỵ
- Không phải hàn thấp thì không dùng
- Xuyên tiêu (hoa tiêu, thục tiêu, hạt sẻn, sưng, hoàng lực, lưỡng diện châm. . . )
Xuyên tiêu
Bộ phận dùng
- Quả (hoa tiêu hay thục tiêu), rễ gọi là hoàng lực
Tính vị quy kinh
- Cay, ôn, có độc - Phế, tỳ, thận
Công năng chủ trị
- Ôn trung tán hàn, trục thấp trợ hoả, tẩy giun Chữa bụng lạnh đau, thổ tả, kích thích tiêu hoá
Tâỷ giun sán, đau nhức răng
Rễ để chữa sốt làm ra mồ hôi, sốt rét kinh niên, trị tê thấp
Liều dùng - cách dùng
- Quả: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu. Rễ: 4 - 8g/24h sắc, rượu