Thuốc thanh nhiệt lương huyết

Định nghĩa 

  • Thanh nhiệt lương huyết: là những vị thuốc để chữa các chứng bệnh do huyết nhiệt gây ra.

Đặc điểm

  • Đa số có vị ngọt, tính hàn
  • Quy kinh tâm, can, thận
  • Đều sinh tân dịch.

Tác dụng

  • Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát có biến chứng đến thần kinh, vận mạch (ôn nhiệt phạm vào phần dinh huyết) gây sốt cao vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật hoặc chảy máu như: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban chẩn (xuất huyết dưới da). . .
  • Tránh tái phát một số bệnh do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn) như mụn nhọt, dị ứng, đau khớp, hen, viêm phế quản mãn. . .
  • Chữa sốt kéo dài, táo bón do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của bệnh nhiễm khuẩn (âm hư-còn dư nhiệt)

Cách dùng

Cấm kị

  • Tà còn ở khí phận, tỳ hư

Các vị thuốc



Sinh địa (Địa hoàng )

  • Rehmannia glutinosa (Gaertn. ) Libosch họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae

Bộ phận dùng

  • Thân rễ (củ)

Tính vị quy kinh

  • Ngọt, đắng, hàn
  • Tâm, can, thận, tiểu trường

Công năng chủ trị

  • Lương huyết, giải độc, điều kinh, an thai.
  • Chữa sốt cao kéo dài mất tân dịch, sốt cao gây chảy máu.
  • Trị mụn nhọt, viêm họng, viêm amidan.
  • Chữa kinh nguyệt không đều, động thai do sốt nhiễm khuẩn (thai nhiệt)
  • Chữa ho do phế âm hư, táo bón do mất tân dịch, khát nước do đái đường (Rehmanin làm hạ đường huyết)

Liều dùng - cách dùng

  • 12 - 64g/24h sắc uống

Kiêng kỵ

  • Kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc

Huyền sâm (nguyên sâm, hắc sâm)

  • Scrophularia buergeriana Miq. , họ Hoa mõm chó - Scrophulariacea.

Bộ phận dùng

  • Rễ (củ)

Tính vị quy kinh

  • Đắng, mặn, hàn
  • Phế, thận.

Công năng chủ trị

  • Lương huyết, giải độc, nhiễn kiên
  • Chữa sốt cao vật vã, khát nước, táo bón do mất tân dịch
  • Chữa sốt phát ban, viêm họng, mụn nhọt, tràng nhạc.

Liều dùng - cách dùng

  • 10 - 20g/24h sắc uống

Kiêng kỵ

  • Kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc

Bạch mao căn (Rễ cỏ tranh)

  • Imperata cylindrica P. Beauv. , họ Lúa - Poaceae.

Bộ phận dùng

  • Thân rễ tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh

  • Ngọt, hàn
  • Phế, vị

Công năng chủ trị

  • Lương huyết, lợi niệu
  • Chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, chảy máu: chảy máu cam ho ra máu, tiểu tiện ra máu
  • Chữa viêm phế quản co thắt
  • Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu, hoàng đản

Liều dùng - cách dùng

  • 10 - 40g/24h sắc uống hoặc hãm uống

Kiêng kỵ

  • Khi có thai

Mẫu đơn bì (Đơn bì, đan bì) – Trung quốc

  • Paeonia suffruticosa Andr. , họ Hoàng liên - Ranunculaceae.

Bộ phận dùng

  • Vỏ rễ của cây hoa mẫu đơn (Mộc thược dược, hoa vương, phấn đơn bì)

Tính vị quy kinh

  • Cay, đắng, hàn
  • Tâm, can, thận

Công năng chủ trị

  • Lương huyết, hoạt huyết
  • Dùng sống: Sốt cao phát cuồng, sốt phát ban, đau đầu, đau lưng đau do sang chấn
  • Tẩm rượu sao: Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, một số bệnh sau sinh đẻ (hậu sản)
  • Sao cháy: Cầm máu khi chảy máu cam, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu

Kiêng kỵ

  • Khi có thai

Địa cốt bì

  • Lycium chinense Mill. , họ Cà - Solanaceae

Bộ phận dùng

  • Vỏ rễ cây kỷ tử

Tính vị quy kinh

  • Ngọt, hàn
  • Phế, can, thận, tam tiêu

Công năng chủ trị

  • Lương huyết, thanh phế, dưỡng âm
  • Sốt cao chảy máu: Thổ huyết, máu cam, ho ra máu, tiểu huyết. . .
  • Ho do viêm phế quản cấp và mãn
  • Nhức trong xương, lao nhiệt ra mồ hôi, phiền nhiệt, tiêu khát

Liều dùng - cách dùng

  • 6 - 12g/24h sắc uống