Nước
Tống có người nhà giàu. Một hôm trời
mưa, tường nhà anh ta đổ.
Ðứa con
nói: "Thưa cha, không đắp ngay tường lại, e có trộm vào. "
Người
láng giềng thấy tường đổ, cũng nói: "Này bác, không đắp ngay tường lại, e
có trộm vào. "
Tường
chưa kịp đắp, tối hôm ấy, nhà anh ta quả nhiên mất trộm thật.
Anh ta
khen đứa con là khôn ngoan biết trước, mà người láng giềng là gian giảo làm
xằng.
Cùng một
câu nói: con nói thì khen là tinh khôn, láng giềng nói thì ngờ là trộm cắp, bởi
tại cớ làm sao? Tại con thì tình thân, cho nên không có bụng ngờ, láng giềng là
tình sơ, cho nên sinh ra ngờ vực. Thế
cho nên phận sơ mà câu nói thân, thì thế nào cũng làm cho người nghe mình đem
lòng nghi ngờ.
(Hàn Phi
Tử)
LỜI BÀN:
Bài này
cốt dạy ta phải thận trọng câu nói. Người láng giềng đây sở dĩ mà để người nhà
giàu ngờ vực, là vì không được thân với người ta, mà nói một câu ra chừng thân
lắm, muốn lo việc của người như việc của mình, coi việc thiết đến người cũng
như thiết đến mình vậy. Cho nên gặp
người đáng nói mà không nói là bỏ hoài mất một người, thì gặp người không đáng
nói mà lại nói, chẳng những làm phí mất lời nói, mà lại để cho người ta sinh
nghi tình ra nữa!