Công
hiệu khác nhau
Bách hợp
cùng bạch vi đều là thuốc thanh nhiệt, ích âm. Trừ phiền. an thần. Nhưng bạch
vi đắng. mặn. hàn thiên đi vào huyết phận, chuyên trị lương huyết. Đắng, hàn
nên giáng tiết lại hạ được thủy khí. Công dụng chữa thiên về tâm. phế, thận.
Bách hợp ngọt, nhạt, hơi hàn, thiên về
âm phận, sở trường ích âm, nhuận phế, an thần;
ngọt, hàn nên tư nhuận, lại hay thanh nhuận, khai kết, hoạt lợi, thông
tiết. Công dụng chuyên về phế, can, vị.
Chủ
trị khác nhau
1 -
Bách hợp chủ trị nhiệt, ho, lao thấu
Bách vi
lại ôn tà vào doanh phận.
Bách hợp
ngọt, hàn, hoạt nhuận, thanh nhuận phế kim . Chuyên dùng chữa phế nhiệt sinh ho
suyễn, hoặc âm hư phế táo sinh ho, lao thấu, ho ra huyết, các chứng. Như
"Tế sinh phương" - bài Bách hợp tán - gồm bách hợp, tử uyển nhung, bối
mẫu. bạch thược dược, tiên hồ, xích bạch thược, sao cát cánh, trích cam thảo,
trị bệnh phụ nữ có mang gặp chứng phong và nhiệt đang giao tranh sinh ho suyễn
nhiều đờm, bụng và ngực đầy, buồn bã. "Thận trai di thư" bài bách hợp
cổ kim thang gồm thục địa. sinh địa, quy thân, bạch thược, cam thảo, cát cánh,
huyên sâm, bối mẫu, mạch đông, bách hợp. Trị các chứng: lưng, bụng, tim, trước
ngực, phổi, màng hoành cách mô bị nhiệt, ho, cổ họng đau, ra huyết các chứng.
Bạch vi
thanh nhiệt ở bên trong, ngậm nó, có tính dưỡng âm. Cho nên dùng chữa phế nhiệt
sinh ho, hoặc bệnh hư nhiệt lao thấu. Như "Thông tục thương hàn luận” gia
giảm tùy nhung thang gồm: sinh uy nhung, sinh thông bạch, cát cánh, đông bạch
vi, đạm đậu thị, tô bạc hà, trích thảo, hồng táo. Trị chứng vốn thân thể hư nhược
gặp ngoại cảm phong nhiệt phát sinh các chứng ho suyễn phiền muộn, miệng khát,
họng khô, minh nóng, đầu nhức, hơi sọ rét.
Nam kinh
- "Khởi dụng trung thảo dược" trị bệnh phổi kết thành hòn, triều nhiệt.
Phải dùng bạch vi, thảo quả, địa cốt bì, sắc thang uống. Nhưng bạch vi thiên về
thanh nhiệt, lương huyết. Cho nên hay dùng trị ôn tà vào doanh phận gây nên bệnh
mình sốt nóng, phiền khát, buồn bã, bực bội không yên lưỡi đỏ và khô. Thường
dùng đan bì, sinh địa, huyền sâm, mạch môn đông phối hợp thành đội ngũ.
2 -
Bách hợp chủ trị hư phiền kinh quý, mất ngủ hay nằm mê mộng
Bạch vi trị
nhiệt làm nhiễu tâm thần, phiền loạn.
Bách
hợp dưỡng âm, thanh tâm, an thần. Thường dùng cho âm hư hoặc nhiệt bệnh, sau
khi âm dịch bị thương tổn, dư nhiệt chưa thanh được nên tâm phiền tim đập mạnh,
sinh sợ hãi, mất ngủ, ngủ là nằm mê mộng nhiều. Nếu nặng thì tinh thần sinh hoảng
hốt. Như "Tân cương trung thảo dược thủ sách" trị thần kinh suy nhược,
tâm phiền, mất ngủ, nên dùng bách hợp, toan táo nhân, viễn chí, sắc thang uống.
"Kim quỹ" bài bách hợp địa hoàng thang gồm bách hợp, nước vắt sinh địa
hòa, trị bệnh không thấy kinh, nôn mửa, ra mô hôi, bệnh hình như mới phát.
Bạch vi công dụng thiên về thanh nhiệt
trừ phiền, dùng chữa bệnh nhiệt nhiễu loạn tâm thần, sinh phiền loạn. Thường
dùng chi tử, liễu tâm, mạch đông, trúc diệp phối hợp.
3
- Bạch hợp chủ trị chứng dưới
tim đầy, đau cấp
Bạch vi hạ thủy khí
Bạch vi hạ thủy khí
*■
|
Bạch vi hạ thủy khí thường dùng cho
các bệnh âm hư huyết nhiệt, sinh ra tiểu tiện bất lợi. Như "Chu thị tập
nghiệm phương" bài bạch vi tán gồm: bạch vi, thược dược trị huyết lâm, nhiệt
lâm. "Thường dùng trung thảo vật" để chữa đường niệu đạo bị cảm nhiễm,
dùng bạch vi, sa tiền thảo
Đặc thù sử dụng khác nhau
"Thiên phương đại toàn” dùng
bách hợp nấu cháo ăn chữa đau dạ dày, đau tim. Dùng bạch hợp 60 khắc, gạo tẻ
100 khắc, một ít đường đỏ, nấu ăn, mỗi ngày một bữa.
"Thiên kim phương" chữa
tai điếc, đau. Lấy bách hợp khô tán nhỏ, dùng nước ấm uống thuốc, ngày hai lần.
Bạch vi hạ thủy khí. Như "Y
phương loại tu” trị bệnh tiểu tiện không cầm được. Dùng bạch vi, bạch liễm, bạch
thược các vị bằng nhau, tán nhỏ, trước khi ăn cơm uống thuốc với nước cháo.
“Thiên kim phương”’ trị bệnh phụ
nhân di niệu không cứ gì trước khi đẻ hoặc sau khi đẻ, dùng bạch vi, bạch thược
mỗi thứ một lạng, tán nhỏ dùng rượu uống, mối lần một thìa nhỏ, ngày uống ba lần.