Vua Ai
Công nước Lỗ hỏi Đức Khổng Tử: Người
khôn có sống lâu không?
Đức
Khổng Tử đáp:
Có. Khôn
thì sống lâu, chớ
dại thì sống
lâu sao được! Người
ta có ba thứ chết,
tự mình làm cho
mình chết, chớ
không phải số mệnh
đáng chết mà chết.
-Ăn
uống không có chừng mực,
thức ngủ không có điều
độ, làm lụng khó nhọc
quá, lưới biếng chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.
-Phận
làm ngưới dưới mà can phạm người trên,
lòng tham muốn không chứng, tính yêu
không chán, người như thế thì chết về hình
pháp.
-Mình ngu, mà
kình địch khôn, mình
yếu, mà khinh bỉ
người mạnh, không biết
tự lượng sức mình
mà cứ giận dữ làm liều, người như
thế chêt vì binh đao
Ba thứ
chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết
mình mà
thôi.
Hàn thi
ngoại truyện
LỜI BÀN:
Xưa
nay ta
vẫn cho khôn
ngoan thì chóng
già, ngu xuẩn thì
sống lâu, là lấy lý rằng,
người khôn dùng
trí, dùng sức nhiều, thì
chóng suy, người ngu chỉ ăn no ngủ
kỹ, không lo lắng gì, thì
sống lâu. Nhưng xét một
mặt khác thì
trái hẳn lại. Khôn
thì sống, dại
thì chết, khôn ăn người, dại
người ăn. Như Đức Khổng
Tử đáp vua Ai Công đây
chính là ngụ cái ý đó. Ôi! Sống
chết tùy tại mệnh trời,
nhưng thường khi người cũng
có phần vào đấy, lắm người chỉ ngu xuẩn, không biết giữ vệ sinh, không hiểu pháp
luật, không biết tự lượng
mà thành không
đáng chết cũng phải
chết. Chết như
thế là chết uổng
nên thương, thương
vì ngu dại.