Thanh - Ngô Cúc Thông
“Ôn bệnh điều biện - Trưng bảo tự”
Danh ngôn này nêu lên đại pháp điều trị Thương hàn và Ôn bệnh khác nhau, vạch ra qui củ cho mọi người. Thương hàn với Ồn bệnh, trên nguyên nhân cơ chế bệnh và biểu hiện lâm sàng đều khác nhau rỗ rệt, vì vây lựa chọn phép chữa cũng khác hẳn nhau phải phân biệt dứt khoát.
Thương hàn là ngoại cảm hàn tà phần nhiều làm hại dương khí con người, điều trị chú trọng vào dùng thuốc ấm làm hưng phấn dương khí để khu trừ hàn tà, cho nên nói "phép ở cứu Dương".
Ôn bệnh là ngoại cảm ôn tà dễ tổn hại âm tân của con người, điều trị chú trọng ở chiếu cố giữ gìn âm dịch vì có thuyết nói "giữ được một phần âm dịch là có một chút hi vọng sống "cho nên nói "phép ở cứu Âm"
282.Thương hàn làm hại phần dương con người, cho nên ưa các vị tân ôn, can ôn, khổ và nhiệt để cứu phần Dương. Ôn bệnh làm hại phần âm con người, cho nên ưa các vị tân lương, cam hàn, cam hàm để cứu phần Âm.
Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biện - Trung tiêu thiên"
Câu này khái quát đặc điểm gây bệnh của Thương hàn và Ôn bệnh, quy luật khác nhau về đại pháp dùng thuốc.
Học thuyết Ôn bệnh phát triển từ học thuyết Thương hàn, nhưng hai học thuyết lại có chỗ khác nhau rõ rệt. Thương hàn là hàn tà hại người, hại phần Dương của cơ thể, đại pháp điều trị tóm lại là "Bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt", nêu ra phép dùng thuốc tân ôn, khu trừ hàn tà, cổ vũ dương khí của con người.
Ôn bệnh thì do ôn tà làm hại, hại phần Âm của cơ thể, đại pháp điều trị là "Bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn", nêu ra phép dùng thuốc cam lương, thanh trừ nhiệt tà, chiếu cố giữ gìn âm dịch của con người.
Trên đây là nói qui luật chung, thực ra, bệnh biến Thương hàn chưa từng không làm hại âm dịch, mà Ôn bệnh cũng chưa từng không làm hại dương khí con người, lúc này phải căn cứ vào tình huống cụ thể mà biện chứng thi trị, không nên quá câu nệ vào y văn.
283.Thương hàn nhiệt tà nung nấu, nên dùng thuốc hạ mạnh, ôn bệnh phần nhiều thấp tà quấy rối ở trong, dùng thuốc hạ nên nhẹ nhàng.
Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biện - Trưng bảo tự”
Câu này quy nạp kinh nghiệm lâm sàng vận dụng phép hạ điều trị Thương hàn và Ôn bệnh của Diệp Thiên Sĩ.
Thương hàn tà nhiệt ở Lý, nung nấu cướp đoạt tân dịch hình thành chứng Dương minh Phủ thực đại tiện táo kết, "dùng thuốc hạ nên mạnh" ý nói phải hạ ngay để bảo tồn phần âm.
Ôn bệnh phần nhiều do thấp tà tác quái ở trong, thấp với nhiệt kết ở phần Lý, đại tiện khó đi chứ không hình thành phân táo, cho nên "dùng thuốc hạ nên nhẹ nhàng", nếu tấn công quá mạnh sợ làm hại chính khí, nguyên nhân cơ chế bệnh hai loại này khác nhau, tuy cùng dùng phép Hạ, nhưng mạnh tay và nhẹ nhàng không giống nhau, lâm sàng cần phân biệt rõ ràng. Nguyên văn trong "ôn nhiệt luận", Diệp Thiên Sĩ nói: "Thấp nhiệt kết ở phần lý, cũng nên dùng phép Hạ.. Nhưng Thương hàn tà nhiệt ở phần lý, nung nấu cướp đoạt tân dịch, dùng thuốc hạ nên mạnh. Còn ở đây phần nhiều thấp nhiệt quấy rối ở trong, dùng thuốc Hạ nên nhẹ nhàng".
284.Thương hàn phát hãn không nên ngại sớm, dùng thuốc hạ không nên ngại chậm. Ôn dịch dùng thuốc hạ không nên ngại sớm, dùng thuốc phát hãn không nên ngại chậm.
Thanh - Đới Nguyên Chương
"Quảng ôn dịch luận - Biện thời hành dịch lệ dữ phong hàn dị thụ"
Câu này nói sự khác nhau sử dụng hai phép hãn, hạ trong bệnh Thương hàn và Ôn dịch có thể dựa vào đó mà chẩn đoán phân biệt. Đới Nguyên Chương là nhà Ôn bệnh học nổi tiếng đời Thanh, có nghiên cứu sâu sắc về Ôn dịch - bệnh truyền nhiễm nhiệt tính, biên soạn tác phẩm "Quảng ôn dịch luận", nêu ra năm pháp lớn để chữa Ôn dịch trong đó hai phép Hãn, Hạ khác hẳn với Thương hàn, cần phải chú ý. Thương hàn phát hãn, trị Biểu không phạm vào Lý. Thời dịch phát hãn, trị Biểu phải thông cả Lý. Thương hàn dùng phép Hạ là hạ bỏ táo kết, phải đợi cho biểu tà hết sạch. Ôn dịch dùng phép Hạ, là hạ bỏ uất nhiệt, vô luận là biểu tà đã hết sạch hay chưa hết, nhưng có kiêm Lý chứng là hạ ngay. Nguyên văn trình bày rất rõ, trích dẫn như sau: "Phong hàn từ biểu vào lý, từ bì mao mà vào cơ nhục rồi tới gân mạch, tới hung cách, tới Trường vị từng lớp sâu dần không thể vượt qua cái này mà vào cái kia, cho nên phát hãn đừng ngại sớm, công hạ đừng ngại muộn, vừa hòa vừa giải, nông sâu không được rối ren. Lại vì khí đều thuộc lạnh, mỗi lớp thu liễm lại thêm một lớp, phải đợi cho hàn hoá là nhiệt tà liễm vào trong mới có thể công hạ lương giải, nếu không thì tà chưa vào lý, vội dùng thuốc công lợi lương giải làm hư khí ở lý, trái lại làm biểu tà hãm vào trong mà thành các chứng nguy hiểm Kết hung Bĩ Lợi.
Thời chứng qua mũi miệng mà vào, trước tiên phạm trung tiêu về sau biến thành cửu truyền. Nó truyền từ lý ra biểu, tuy ra biểu mà lý chưa hẳn là hoàn toàn không có tà lưu lại; Kinh qua bán biểu, cũng vị tất không có tà can thiệp, cho nên dùng phép hạ không ngại dùng sớm, dùng phép hãn không ngại dùng muộn, vừa hòa vừa giải, nông sâu không được lẫn lộn, bởi vì khí đều thuộc nhiệt, nhiệt có thể nung nấu, không cần biến thành uất mà cái nung nấu này tất kèm theo cái nhiệt kia. Đương lúc chưa ra biểu lại cố muốn cho ôn biểu, ngay từ lúc đầu dẫn độc nhiệt thành xu thế đốt rừng, biến ra các chứng Ban, Nục, Cuồng, Suyễn rất hung dữ, cuối cùng làm thương chân âm biến thành các chứng nguy hiểm khô đét, hôn trầm và quyết nghịch."
285.Nhiệt thì thanh, được nửa chừng thì thôi, tiếp theo phải ích âm. Hàn thì nhiệt, già nửa thì yên, tiếp theo phải điều hòa.
Thanh - Hoài Bão Kỳ
"Y triệt -ứng cơ"
Khuyên người ta dùng hai phép hàn ôn không nên quá tay và nêu ra đại pháp cải thiện về sau. Nhiệt bệnh dùng phép thanh đạt được một nửa là được không nên dùng quá mức, tránh cái hại thuốc vượt qua chỗ bị bệnh còn lưu lại băng giá. Nhiệt bệnh thường hay thương Âm, phải điều lý tốt về sau, tóm lại lấy bổ Âm làm đại phép cho nên nói: “tiếp theo phải ích Âm". Chứng hàn thì dùng phép ôn, được hiệu quả già nửa thì yên không nên quá tay tránh khỏi hóa táo. Điều lý về sau phép chung là dùng thuốc cam bình để ôn dương, đó là nói "tiếp theo phải điều hòa". Nhà Trung y nổi tiếng đương đại Bồ Phụ Chu tiên sinh từng nêu ra lý luận "Ôn mà đừng táo, hàn mà đừng ngưng" cũng giống ý nghĩa nói ở Y văn này.
286. Chữa nhiệt dùng thuốc hàn cho uống ấm. Chữa hàn dùng thuốc nhiệt cho uống nguội.
“Tố Vấn - Ngũ Thường chính đại luận”
Câu này ý nói: Dùng thuốc hàn lương để chữa nhiệt bệnh nên uống ấm; dùng thuốc ốn nhiệt để chữa hàn chứng nên uống nguội, mục đích là theo ý nghĩa đồng khí tương cần tránh khỏi phát sinh hiện tượng hàn nhiệt ngăn cách thuộc phạm vi phép phản tá trong Đông y, cũng gọi là "phép uống thuốc phản tá" rất có giá trị trong lâm sàng.
287.Quế chi Uống khỏi họng, dương Thịnh thì chết. Thừa khí uống vào Vị, âm thịnh cũng bại.
Thanh - Trình Chung Linh
"Y học tâm ngộ - Y môn bát pháp - Luận ôn pháp"
Câu này đời sau lưu truyền rất rộng là "Quế chi uống khỏi họng, nếu là dương thịnh thì chết. Thừa khí uống vào đến dạ dày, nếu là âm thịnh thì tử vong". Nêu lên rất sâu sắc về hậu quả nghiêm trọng khi dùng nhầm hai phép hàn, ôn, cảnh cáo người ta dùng thuốc phải biện chứng cho chuẩn xác. Quế chi là thuốc nóng, nếu xét chứng không cẩn thận nhằm đúng trong chứng dương nhiệt, như lửa cháy đổ thêm dầu có thể đưa người ta đến cõi chết. Thừa khí thang là thuốc hàn hạ, nếu nhầm dùng trong chứng âm thịnh, chẳng khác nào trên băng phủ thêm tuyết. Cũng làm người ta tử vong, người thầy thuốc không thể không cẩn thận.
288.Tháng hè gay gắt, thang thuốc ôn nên nhẹ tay. Mùa đông giá buốt thang thuốc ôn nên nặng lượng
Thanh - Trình Chung Linh
“Y học tâm ngộ - Y môn bát pháp - Luận ôn pháp"
Danh ngôn này thể hiện tư tưởng chỉ đạo "Nhân thời chế nghi" của Đông y, sách "Tố Vấn - Ngũ thường chính đại luận" có thuyết pháp "Trước hết phải hiểu được tuế khí, đừng phạt thiên hòa" và "không làm trái thời tiết của trời" đều là bắt buộc khi chữa bệnh phải suy nghĩ đến đặc điểm thời lệnh thời tiết.
Điều trị chứng Hàn, đáng lẽ nên dùng thang thuốc Ôn, nhưng liều lượng sử dụng trong hai mùa Đông, Hạ có khác nhau. Tháng Hạ gay gắt, khí hậu nóng nực, có lợi cho việc điều trị bệnh thuộc Hàn, cho nên khi sử dụng thang thuốc ôn cũng nên nhẹ liều lượng. Mùa Đông rét buốt, khí hậu lạnh giá, thời khí với bệnh khí tương đồng. Lúc này đáng lý dùng thang thuốc ôn liều lượng phải nặng hơn. Nói một hiểu mười, trong điều trị bất kể bệnh gì, cần phải chú ý đến đặc điểm khí hậu thời lệnh, đó chính là lý luận đặc sắc của Đông y.
(Xem thêm: Phép chữa bệnh)
289.Ôn bệnh mà không kiêm thấp, ghét cương mà thích nhu. ôn bệnh mà có kiêm thấp, ghét nhu mà thích cương.
Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biện - Phàm lệ"
Nêu lên nguyên tắc dùng thuốc khác nhau để chữa Ôn bệnh có kiêm thấp hay không. Ôn bệnh mà không kiêm thấp tà, đơn thuần do dương tà ôn nhiệt gây bệnh, rất dễ hao âm hại tân, khi điều trị nên chăm lo chiếu cố âm dịch mà dùng nhiều loại thuốc nhu nhuận thuộc âm có tính vị cam hàn tư nhuận; những thuốc cay nóng táo nhiệt là thứ cương táo hại âm đều không nên dùng, cho nên nói "Ghét cương mà thích nhu”.
Ôn bệnh có kiêm thấp tà, thấp với nhiệt câu kết, dính trệ khó tách rời, lúc này mà lại dùng các loại nhu nhuận thuộc âm thì mang cái hại giữ tà ở lại, mà dùng các loại thuốc cương táo có tính vị khổ táo đạm thấm thì có thể phát huy tác dụng, cho nên nói "Ghét nhu thích cương" Nguyên văn như sau: "Ôn bệnh mà không kiêm thấp thì kỵ cương thích nhu. Sau khi khỏi Vị dương không phục hồi hoặc đo thầy thuốc trước dùng quá tay thuốc khổ hàn đến nỗi thương tổn Vị dương, cũng xen kẽ thêm chút ít thuốc cương táo.
Ôn bệnh nếu kiêm thấp, ghét nhu mà thích cương. Ở ranh giới thấp rút nhiệt tồn tại, làm sao mà không dùng được loại thuốc nhu! Hoàn toàn là ở chỗ quan sát bệnh tình giỏi trong lâm sàng, hoàn toàn không rắc rối gì khác (không sai lầm).
290.Bệnh ôn nhiệt lo cạn phần âm. Bệnh thấp nhiệt lo hư phần dương.
Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biên – Hạ tiêu thiên"
Danh ngôn này nói lên đặc điểm cơ chế Ôn nhiệt bệnh với Thấp nhiệt bệnh, vạch ra phương hướng điều trị. Ôn nhiệt bệnh đơn thuần thuộc dương tà gây bệnh rất dễ hại âm dịch người ta, cho nên phải luôn luôn xem xét tình huống tổn hại âm dịch, để chiếu cố trong điều trị. Thấp nhiệt bệnh thì thấp với nhiệt kết hợp, tà khí cả âm và dương, ấp ủ dằng dai, thanh nhiệt phải nắm vững từng li từng tý tránh khỏi vì quá hàn mà thương dương. Vả lại thấp là âm tà vốn bất lợi cho dương khí, vì vậy khi điều trị thấp nhiệt phải xét tới tình huống dương khí tổn hại, đó là chỗ cần chú ý trong lâm sàng.
291.Bệnh ở Vệ phát hãn thì được. Bệnh ở Khí có thể thanh khí. Bệnh vào Doanh còn có thể thấu nhiệt chuyển khí... Bệnh đã vào Huyết sợ hao huyết động huyết, rất nên lương huyết tán huyết.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ôn nhiệt luận"
Câu này nêu ra đại cương điều trị bốn giai đoạn Vệ - Khí - Doanh - Huyết của Ôn bệnh, đến nay vẫn là lý luận khuôn mẫu của Ôn bệnh. Họ Diệp sáng lập ra lý luận biện chứng thi trị Vệ - Khí - Doành - Huyết của Ôn bệnh, xây dựng cơ sở cho Ôn bệnh học. Lý luận truyền biến của vệ khí, doanh huyết phản ảnh vị trí bệnh nông sâu trong quá trình phát triển của Ồn bệnh, bệnh tình nặng nhẹ và giai đoạn biến hoá bệnh trình, đồng thời cũng là căn cứ phân biệt điều trị cho từng giai đoạn "Không thế thì không theo phép nhanh hay chậm, lo đến mó tay vào là sai, trái lại thêm viển vông" (lời họ Diệp).
Tà ở Vệ phần, bệnh thuộc Biểu chứng, điều trị nên tân lương giải biểu khiến cho tà giải theo đường ra chút ít mồ hôi, dùng các phương như Tang cúc ẩm, Ngân kiều tán. Tà ở khí phận, lý nhiệt đã hun đốt, điều trị nên tân hàn thanh khí, dùng phương Bạch hổ thang. Tà nhiệt vào Doanh, bệnh tuy sâu một bậc, nếu quả là chưa thấy chứng hao huyết động huyết, vẫn nên vững vàng dùng thuốc thấu tiết như Thanh doanh thang. Một khi nhiệt vào Huyết phận mà thấy biến thành "hao huyết động huyết thì nên đùng ngay thuốc lương huyết, chỉ huyết, tán huyết dưỡng âm, như dùng phương Tê giác địa hoàng thang trong nguyên văn của họ Diệp còn nêu những tính dược đại biểu, giờ lược bớt.
292.Thuốc ôn nhiệt có hiệu quả nhanh, chỉ cần một vài thang là có thể lập công. Thuốc cam lương sức chậm chạp, không uống nhiều thì không hiệu quả.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư- Hỏa luận"
Điều trị âm hư phát nhiệt, nên dùng thuốc cam lương thuốc cam lương thuộc Âm, tính nhu mà đi chậm, cho nên hiệu quả từ từ, "không uống lâu (nhiều) thì không hiệu quả". Đây đúng là kinh nghiệm đáng bàn rất có ý nghĩa phát huy trong lâm sàng.
293.Ôn bệnh, thuốc tư âm chớ ngại dùng nhiều, dùng thuốc công hạ phải nên thận trọng.
Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biện - Trung tiêu thiên"
Phân tích: Danh ngôn này tuy là nêu kiến giải đối với Ôn bệnh sau khi dùng thuốc hạ, nhưng không trái với nguyên tắc thông thường trong điều trị Ôn bệnh.
Cơ chế bệnh chủ yếu của Ôn bệnh tất cả là thương âm, Âm hư khó hồi phục, với lại thuốc tư âm tính nhu mà lưu hành chậm, không uống nhiều thuốc thì không hiệu quả. Cho nên nói "Tư âm chớ ngại dùng nhiều". Nhiệt làm thương khí âm mà lại dùng thuốc công hạ dễ hao thương nguyên khí cho nên nói "phải nên thận trọng"
294.Lưu được một phần tân dịch tức là có một phần sinh lý
Thanh - Vương Mạnh Anh
"Ôn nhiệt kinh vĩ - Nội kinh phục khí ôn nhiệt thiên"
Nêu lên nguyên tắc trọng yếu trong điều trị Ôn bệnh. Ôn là dương tà rất dễ thương tân hao dịch. Trong mỗi quá trình Ôn bệnh đều lấy Ôn nhiệt thương tân, âm dịch hao tổn làm bệnh cơ chủ yếu. Vì thế đối với điều trị Ôn bệnh, nên "luôn luôn chiếu cố giữ gìn tân địch", nhất là ở giai đoạn cuối, mức độ tổn thương của âm dịch thường có quan hệ đến tiên lượng tật bệnh. Ngô Tích Hoàng đời Thanh cũng có câu nói tương tự: "Còn một phần tân dịch là còn một phần cuộc sống" đều là thuyết minh "giữ tân tồn âm" có ý nghĩa trọng yếu trong quá trình điều trị Ôn bệnh.
295.Cứu âm không ở huyết mà ở tân với mồ hôi.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ôn nhiệt luận"
Câu này nói mấu chốt của Âm trong Ôn nhiệt bệnh là ở sinh tân dịch và liễm mồ hôi, có chỗ khác với điều trị tạp bệnh thương âm.
Tạp bệnh thương âm là thuộc nội thương, bệnh trình dài, xu thế bệnh từ từ, điều trị coi trọng tư dưỡng âm huyết, nói chung nên thong thả. Còn nhiệt bệnh thương âm xu thế bệnh gấp gáp, tình trạng chứng bệnh nặng, điều trị không được chậm mà phải sinh tân, giữ gìn tân cho nhanh, nói "giữ được một phần tân dịch là có một phần cuộc sống "là như thế, một chữ "cứu" có thể cân nhắc. Nói chung tư dưỡng âm huyết sợ chậm chạp không nhanh kịp thời, chỉ có cách sinh tân cho nhanh để bổ sung âm dịch, liễm mồ hôi, đừng để tân dịch lại tiết ra nữa mới là thượng sách.
296.Thông dương không ở thuốc ôn mà ở lợi tiểu tiện.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ôn nhiệt luận"
Phép thông dương của bệnh nội thương thích dụng các thuốc ôn vận để làm tiêu tan hàn tà, còn bệnh Thấp ôn thì có ngụ cả tà khí thấp nhiệt làm nghẽn trở khí cơ của Tam tiêu, nếu dùng thuốc Ôn vận thì sợ giúp cho nhiệt tà, nếu dùng thuốc hàn lượng lại lo đến trở ngại thấp tà, có thể coi là bó tay khó khăn.
Họ Diệp nói "nhiệt bệnh cứu âm còn dễ, thông dương rất khó" tức là nói ý trên. Chỉ có dùng những vị đạm thấm như Phục linh, Trạch tả, Hoạt thạch v.v... để phân tiêu thấp trọc, khiến cho cái thấp tản mạn ở Tam tiêu có con đường rứt theo lối Bàng quang, thấp rút thì cô lập nhiệt, nhiệt tà cũng dễ giải quyết, dương khí được thông dùng các phương thuốc như Tam nhân thang, Hoắc phác hạ linh thang.
297.Thực nhiệt ở dưới, phép nên thanh lợi. Thực nhiệt ở trên, không được thăng đề.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư-Tân phương bát trận - Hàn lược"
Câu này căn cứ vào bộ vị thực nhiệt mà nêu ra sự kiêng kỵ trong điều trị. Chữa nhiệt thì dùng thuốc hàn, nên dùng phép thanh, nhưng cần căn cứ vào bộ vị tà khí xâm phạm mà có sự xử lý khác nhau.
Thực nhiệt xâm phạm ở bộ phận dưới cơ thể, nên đồng thời dùng thêm cả phép thông lợi khiến cho nhiệt thoát ra đường nhị tiện, tà khí có đường rút có thể nói là nhân xu thế mà khơi thông. Khi thực nhiệt xâm phạm ở bộ phận trên cơ thể, vì tính của Hỏa bốc lên, nếu lại dùng thuốc thăng đề, chẳng khác gì quạt gió vào lửa, càng tăng xu thế nhiệt, vì thế không nên sử dụng. Họ Trương nói: "Hỏa vốn cần Dương, nên chữa theo Âm, từ âm mà được giáng xuống, nếu lại thăng là theo Dương. Kinh nói: Cao thì ức chế "nghĩa đó nên biết".
298.Tà Hỏa ở trên, không nên thăng, Hỏa được thăng lại càng bốc mạnh. Trầm hàn ở dưới, không nên giáng, âm bị giáng càng dễ tiêu vong.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tân phương bát lược - Hòa lược"
Hỏa thuộc dương tà, tính nó bốc lên, tà Hỏa ở bộ phận trên điều trị nên tiềm giáng, nếu lại dùng phép thăng đề, không khác gì quạt mạnh, khó tránh khỏi cái hại "Hỏa được thăng thì càng bốc".
Hàn thuộc âm tà, tính nó ngưng giáng, trầm hàn ở bộ phận dưới điều trị nên ôn tán, nếu lại dùng phép giáng xuống lại càng làm âm tà nặng thêm, theo lý là phải tránh.
Tóm lại, chữa bệnh nên thi hành ngược lại với xu thế của tà khí, nếu lại thuận theo xu thế của nó là giúp thêm cho tà mạnh hơn.
299.Chữa nhiệt ở người mập, nên nghĩ cái dương bị hư. Chữa nhiệt ở người gầy, nên nghĩ cái âm bị hư
Thanh - Dụ Gia Ngôn
"Y môn pháp luật - Nhiệt thấp thử tam khí môn”
Người mập với người gầy tuy cùng mắc bệnh nhiệt nhưng điều trị lại có chỗ khác nhau, chủ yếu là do thể chất không giống nhau, thể hiện đầy đủ tư tưởng chỉ đạo "nhân nhân trị nghi" trong chữa bệnh của Đông y, là một đặc sắc lớn của Đông y trong điều trị học.
Nói theo thể chất, người mập nhiều đờm, đa số là thể chất dương hư, cho nên điều trị nhiệt bệnh ở người mập, cần đúng bệnh thì ngừng, không nên dùng quá tay thuốc hàn lương để tránh tổn hại dương khí. Người gầy nhiều Hỏa, đa số thuộc thể chất âm hư, khi điều trị nhiệt bệnh, không nên dùng quá tay thuốc đắng lạnh để tránh hoá táo thương âm, đó là những chỉ đạo rất ý nghĩa.
300.Chữa chứng Ban nên thanh hoá không nên đề thấu. Chữa chứng Sa nên thấu tiết không nên bổ khí.
Thanh - Lục Tử Hiển
“Lục nhân điều biện - Ban sa chẩn loa biện luận"
Trên lâm sàng Ban Chẩn thường xuất hiện chung, điều trị nên lấy hoá ban làm chủ yếu và kiêm trị thấu chẩn. Ngoài ra thời kỳ Ban chẩn mới phát không được dùng quá tay thuốc hàn lương để tránh tà nhiệt ẩn náu, dó cũng là điều cần chú ý.
301.Chữa Tâm Hỏa dùng thuốc khổ hàn. Chữa Thận Hỏa dùng thuốc hàm hàn.
Thanh - Từ Linh Thai
"Y học nguyên lưu luận - Quân Hỏa tướng Hỏa luận”
Tâm là tạng thuộc Hỏa, Hỏa này phần nhiều là Thực, nên đánh thẳng bằng thuốc đắng lạnh, hơn nữa vị đắng vào Tâm dễ đạt tới ổ bệnh, cho nên chữa Tâm Hỏa dùng thuốc khổ hàn được coi là đại pháp.
Thận là tạng thuộc Thuỷ, Hỏa này phần nhiéu là Hư là do chân âm hao tổn gây nên, điều trị nên tư âm giáng Hỏa, dùng các vị thuốc hàm hàn để dục âm tiềm dương, hơn nữa vị mặn vào Thận dễ đạt tới ổ bệnh, cho nên chữa Thận Hỏa dùng thuốc hàm hàn được coi là đại pháp, nếu dùng thuốc khổ hàn, khó tránh khỏi hoá táo thương âm.
(Xem thêm: Bàn về Quân hỏa Tướng hỏa)
302.Bệnh nhiệt dùng thuốc mát, nên kèm theo loại hoạt huyết mới không đến nỗi có cái lo băng giá ẩn náu ở bên trong.
Thanh - Chu Học Hải
"Độc y tuỳ bút - Bệnh hậu điều bổ tu kiêm tán khí phá huyết"
dẫn lời của Diệp Thiên Sĩ
Câu này nêu ra một nguyên tắc dùng thuốc khi chữa nhiệt bệnh, đúng là kinh nghiệm đáng bàn. Nhiệt bệnh dùng thuốc mát là chính trị, nhưng dùng thuốc mát quá nhiều có thể dẫn đến huyết ngưng thành ứ hoặc tổn thương Tỳ Vị, có thể nói là "nhiệt bệnh chưa khỏi, bệnh do mát đã nổi lên" cho nên cần kèm theo thuốc hoạt huyết. Danh y đương đại Bồ Phụ Chu từng quy nạp là "hàn mà đừng làm cho ngưng " cũng ngụ ý kiến này.