Khuân phép dùng phương dược

368. Cốt yếu của phép điều trị là phải chuyên nhất không pha tạp mới là xử trí giỏi 


Minh - Trương Cảnh Nhạc 
"Cảnh Nhạc toàn thư - Truyền trung lục - Luận trị thiên" 

Danh ngôn này khái quát tư tưởng học thuật của Trương Cảnh Nhạc chữa bệnh quý ở tinh vi chuyên nhất, phản đối việc dùng thuốc pha tạp. Họ Trương nghiên cứu giảng giải biện chứng phải tìm đến gốc, dùng thuốc chuyên nhất tinh vi. Ông cho rằng: "Bởi vì bệnh tật trong thiên hạ biến thái tuy nhiều, nhưng cái gốc chỉ là một. Phương thuốc trong thiên hạ tuy có nhiều phép chữa, đối chứng chỉ là một .
Cho nên đạo lý chữa bệnh, phải nắm đích xác là hàn thì phải làm tan bỏ hàn, đích xác là nhiệt thì phải thanh bỏ nhiệt. Đánh bật được gốc thì mọi chứng trừ được hết, cho nên Nội kinh nói: "Chữa bệnh phải tìm từ gốc". Vì thế khi khám bệnh trước hết phải tìm ở gốc bệnh rồi sau mới dùng thuốc... đã nắm được cái cốt yếu thì chỉ dùng một vài vị thuốc là có thể trừ gốc bệnh, cho dù bệnh có ngoan cố sâu nặng, cũng chỉ dùng đến năm sáu vị, bảy tám vị cũng đã là nhiều". 

Họ Trương còn phê phán y giới đương thời lan truyền một khuynh hướng" hễ loại nào có thể phơi sấy được thì khi dùng thang thuốc không hàn không nhiệt, hoặc kiêm bổ kiêm tả, xác thực là sử dụng lại còn ca ngợi là "ổn đáng", như thế sao lại lấy cái đắp vá vào sự thiên lệch để cứu cái tệ hại hay sao? Lại còn có trường hợp dùng để chữa phong, chữa Hỏa, chữa đàm, chữa thực cũng đem dùng cả, lại còn ca ngợi là "hoàn hảo chu đáo" Như thế sao lấy cái gốc để làm cái chữa ngọn hay sao? Đã như vậy, có thể nói là chữa thuốc thuốc cũng chưa thấu đáo, còn mong gì đạt tới ổ bệnh? Cho dù ngẫu nhiên mà khỏi, cũng chẳng thể biết cái năng lực của bồi bổ, cái công của sự công phạt. Nếu lại là trường hợp không khỏi, cũng chẳng thể biết cái hại của bồi bổ, và cái dở ở chỗ làm tiêu tán, rõ là già đời mà vẫn chẳng bằng trẻ nít chưa mọc răng, tác hại ở chỗ không có định kiến, ứng dụng điều trị không tinh tường”. Hôm nay chúng ta ôn lại đoạn y luận trên, vẫn còn cảm nhận ý nghĩa hiện thực mười phần sâu sắc.


369. Dùng thuốc kỵ nhất pha tạp, trong một phương mà có một, hai vị thì khó mà thu công hiệu


Thanh - Lục Dĩ Khoát 
"Lãnh ô y thọai - quyển 1 - Thần dược" 

Y gia xưa nay đều chú trọng dùng thuốc tinh vi thuần nhất, phản đối pha tạp, đó là chính xác không nghi ngờ gì nữa. Dùng thuốc như dùng binh, đó là việc làm bất đắc dĩ. Vị thuốc vốn là vị vá víu sự thiên lệch và tháo gỡ cái hại mà sử dụng, có thể dùng để chữa bệnh, cũng có thể gây nên bệnh, cho nên dùng thuốc loạn xạ linh tinh, chỉ làm cho ảnh hưởng đến hiệu quả của vị thuốc chủ yếu mà thôi, thậm chí còn làm rối loạn khí huyết, trái lại bất lợi cho người bệnh.

Họ Lục dẫn chứng một bệnh án rất có sức thuyết phục như sau: "Mùa xuân năm Mậu ngọ, tôi từ Võ Lâm trở về, người lái đò họ Trần mắc bệnh Ôn, sốt cao không mồ hôi, bẩy ngày không ăn được gì, miệng khát, ngực bĩ đầy, khái thấu, đau đầu, mạch Sác bên hữu rõ hơn bên tả. Thầy thuốc địa phương kê đơn, dùng Liên kiều, Qua lâu bì, Ngưu bàng tử, Đông tang diệp, Khổ hạnh nhân, Hắc Sơn chi, Tượng bối, Trúc diệp, Lô căn, vị thuốc dùng đều trúng bệnh tiếc rằng dùng nhiều hai vị Linh dương giác và Chỉ xác, uống 1 thang, bệnh không giảm, ngực khó chịu, nhiệt nặng hơn. Mời tôi đến khám chữa. Tôi bỏ đi Linh dương giác, Chỉ xác, gia Đậu sị, Bạc hà, uống 1 thang, mồ hôi ra khắp người, ngay đó mình mát và ăn được. Lại bỏ Đậu sị, Ngưu bàng, gia Thiên hoa phấn, uống 2 thang, khỏi bệnh. Nhân đó suy nghĩ thói tục chữa Ôn nhiệt bệnh, động đến là dùng ngay Linh dương giác, Tê giác, tà vốn ở Phế Vị lại truyền dẫn vào Tâm Can, bệnh nhẹ trở nên nặng, trách nhiệm là như thế!"

Cố danh y đương đại Bồ Phụ Chu cũng từng nói: "Dùng thuốc cốt ở thuần nhất, rất kỵ pha tạp, một phương mà dùng bừa một hai vị không liên can gì, khó mà thu được công hiệu "so với danh ngôn này là nhất trí. Đương nhiên, muốn đạt được dùng thuốc có tác dụng tinh vi thuần nhất không phải là việc dễ mà cẩn phải có kinh nghiệm thực tiễn phong phú và phải có bề dày lý luận sâu sắc.


370. Dùng thuốc không trật tự như dùng binh không có kỷ luật, tuy có tướng mạnh, nhưng phải vừa mạnh vừa có trách nhiệm, giống như gỡ rối tơ, từ từ thì gỡ được đầu mối, hấp tấp thì càng gỡ càng rối.


Kim - Lý Đông Viên 
"Chân châu nang chỉ trưởng - Dụng dược tu tri" 

Họ Lý dùng thuốc như ngọn cờ độc lập, thường là vị thuốc thì nhiều nhưng lượng lại nhẹ, chủ yếu đạt được phép tắc phối ngũ. Danh ngôn này nói lên tính trọng yếu trong việc nghiên cứu phối ngũ dùng thuốc, tỉ dụ chặt chẽ, khiến cho người ta phải suy nghĩ. Đông Viên phối hợp phương thuốc quân, thần, tá, sư rất trật tự, phối hợp thăng giáng phù trầm, phép tắc rất nghiêm khắc có thể là phương pháp có hiệu quả.

Tục ngữ nói: "Bệnh đến như ngựa tế, bệnh lui như rút tơ". Chữa bệnh có khi như gỡ sợi tơ, tơ càng rối lại càng phải cẩn thận, càng phải nhẹ nhàng, đó cũng là ngụ ý nghiên cứu dùng thuốc phải linh lợi nghiêm chỉnh không nên nóng vội "từ từ thì có thể gỡ được đầu mối, nôn nóng thì càng gỡ càng rối thêm" có thể là lời nói cảnh báo thiết thực.


371. Nhẹ nhàng linh hoạt là cái y “phép chữa trọn vẹn, tinh giảm nắm chắc, xem tựa bình thường, thích hợp tốt đẹp”. Thuần nhất chính xác ý nói là “êm hòa tHỏa đáng loại trừ phức tạp, phối ngũ chặt chẽ, không rơi vào sự nông cạn”


Đương đại – "Con đường của lão Trung y nổi tiếng - Tập 3. 
Tinh thần học tập và thành tựu y học chữa bệnh của y sư Bồ Phụ Chu" 

Câu này tổng kết kinh nghiệm dùng thuốc của bản thân danh y Bổ Phụ Chu, thể hiện phong cách dùng thuốc thuần thục của nhà Trung y lớn đương đại. Họ Bổ dùng thuốc coi trọng nhẹ nhàng linh hoạt, trong chỗ nhẹ nhàng bình đạm thấy được thần kỳ; hết sức thuần nhất chính xác, từ chỗ rèn luyện đơn giản để thu hiệu quả, dần dần hình thành phong cách chữa bệnh "vị thuốc ít, liều lượng nhở, giá phải chăng, hiệu quả tốt, tìm tòi thực tế" đạt tới mức lò lửa thuần sắc xanh, về nét đặc sắc dùng thuốc của họ Bổ, trong sách "Bồ Phục Chu y liệu kinh nghiệm” đã quy nạp, xin trích những yếu điểm sau đây để chứng minh cho danh ngôn này:

Chế phương thuốc phải nghiêm, chọn phương thuốc phải chuẩn xác, chế phương phải xét phối ngũ, vị thuốc có ranh giới chủ thứ, thể hiện nắm chắc sự mâu thuẫn. Gia giảm có qui tắc, vận dụng linh hoạt. Dùng thuốc cần thuần nhất, tối kỵ pha tạp. Trong một phương mà dùng ẩu một vài vị thuốc không liên can gì đến bệnh thì khó mà công hiệu. Liều lượng vị thuốc phải thích hợp, không nên quá to, chú ý giữ gìn Vị khí, không dùng thuốc vượt qua ổ bệnh. Bệnh càng phức tạp, dùng thuốc càng phải tinh vi, phải tìm được trọng điểm, phòng tránh tác hại. Thuốc không cần vị quý, đùng phải thỏa đáng. Sự quý hay rẻ của vị thuốc không quyết định được hiệu quả, chỉ có vận dụng thỏa đáng mới chữa được bệnh. Những điều trên đều xuất phát từ phong cách dùng thuốc nhẹ nhàng thuần nhất và chính xác cùa Bồ Phụ Chu.


372. Dùng thuốc quý quý ở thích nghi, phép vận dụng nên ứng biến. Câu nệ xem thường thì dùng Nhân sâm cũng giết người. Nắm chắc sự ứng biến thfi dùng Ô đầu cũng cứu được mạng.


Minh - Du Biện 
“Tục y thuyết - Dược quý quyền biến" 

Danh ngôn này nêu việc chữa bệnh dùng thuốc phải biết lúc thường lúc biến, dứt khoát không câu nệ ở phép thông thường, bám vào đời xưa mà không biến hoá. Dùng thuốc quý ở chỗ hợp với bệnh tình, phép chữa phải theo biến hoá của bệnh tình mà có thay đổi, nếu câu nệ vào phép thông thường, có khi dùng Nhân sâm để bổ nhầm cũng có thể giết người. Nếu linh hoạt quyền biến, tuy dùng vị mãnh liệt như Ô đầu cũng có thể cứu mạng, thầy thuốc không thể không biết điều đó.


373. Gặp bệnh đáng thuốc thì Phụ tử , Đại hoàng, Tỳ sương cũng đều là thuốc rất quý báu. Gặp bệnh không đáng uống thì Sâm, Kỳ , Lộc nhung, Câu kỷ cũng đều như Tỳ sương.


Thanh - Trịnh Khâm An 
"Y pháp viên thông - Dụng dược tệ đoan thuyết" 

Khuyên răn thầy thuốc phải cẩn thận nắm chắc bệnh cơ mà biện chứng dùng thuốc. Nếu thuốc không đúng với chứng, tuy dùng những vị nói là thuốc bổ như Sâm, Kỳ, Lộc nhung, Câu kỷ cũng có thể hại người như dùng Tỳ sương. Dùng thuốc đúng với chứng cho dù vị thuốc cho dù độc mãnh liệt như Phụ tử, Đại hoàng, Tỳ sương cũng có thể cứu người.

374. Thuốc quý ở trúng bệnh không bàn đến quý hay xoàng, cốt ở chỗ khéo dùng mà thôi


Thanh - Dư Thính Hồng 
"Dư Thính Hồng y án - Thấp tý" 

Quan điểm dùng thuốc quý ở trúng bệnh, không thể đo lường bằng sự đắt hay rẻ, đều có ý nghĩa giáo dục vô luận là thầy thuốc hay là bệnh nhân. Thuốc quý ở trúng bệnh, lấy khỏi bệnh làm chuẩn, không nên đo lường vào trị giá. Như câu danh ngôn trên đã nói: "Bệnh mà không đáng uống, thì đến Sâm, Kỳ, Lộc nhung, Kỳ tử cũng hại như dùng Tỳ sương". Có người cho là thuốc càng quý càng là thuốc tốt, làm thầy thuốc tối kỵ đón ý tâm lý sai lầm của người bệnh. Lão trung y nổi tiếng đương đại Vi Văn Quý cũng từng nói: "Thuốc không ở chỗ quý mà chuẩn xác mới là thuốc hay".

375. Bệnh không có hình bình thường. Thầy không có phương thuốc bình thường. Thuốc không có vị bình thường.


Minh - Lý Trung Tử 
"Y tôn tất độc - Dụng dược tu tri Nội kinh chi pháp luận" 

Tật bệnh biến hoá đa đoan, không biểu hiện cố định. Thầy thuốc do đó cũng không nên dùng phương thuốc khuôn sáo cố định. Danh ngôn này không những nói lên tinh thần biện chứng luận trị, dùng thuốc phải linh hoạt mà còn phản đối thói thường không biến hoá. Nhà Trung y lớn đương đại Bổ Phụ Chu từng nói: "Phải nên là một thầy thuốc tốt, có một bí quyết riêng, điều trị mỗi người thích hợp một phương. Có phương làm chết người, có phương cứu sống người, không được đại khái khi dùng thuốc, lập phương " cũng là ý tứ danh ngôn trên.

Binh không hướng đạo thì không đến được cõi bờ quân giặc. Thuốc không vị dẫn sứ cũng không đến ổ bệnh.


Thanh - Vưu Tại Kính 
"Y học độc thư ký - Sài hồ mai liên tán La thị tần giao miết giáp tán phương luận” 

Danh ngôn này dùng phương pháp tỉ loại nối nên tác dụng của thuốc dẫn kỉnh, xác thực là nội dung trong yếu trọng lý luận phối ngũ chế phương của Đông y. Phàm vị thuốc có thể dẫn đạo các vị thuốc khác tới bộ vị bệnh biến hoặc đến một kinh mạch nào đó, gọi là "thuốc dẫn kinh". Ví dụ bệnh ở thượng chi dùng Quế chi, bệnh ở hạ chi dùng Ngưu tất, bệnh ở yết hầu dùng Cát cánh; Thái dương kinh dùng Khương hoạt; Dương minh kinh dùng Thăng ma, Thiếu dương kinh dùng Sài hồ v.v.. Đều là những ví dụ thực tế. Chọn dùng những thuốc dẫn kinh thích hợp rõ ràng làm cho sức thuốc được tập trung nâng cao hiệu quả, đó là điều được đông đảo y gia công nhận.


376. Không biết kinh lạc mà dùng thuốc, sai lầm quá lớn tất sẽ không hiệu quả nhanh. Cố chấp theo kinh lạc dùng thuốc, sai lầm cũng do câu lệ, trái lại chuốc lấy hại.


Thanh - Từ Linh Thai 
"Y học nguyên lưu luận - Trị bệnh bất tất phân kinh lạc” 

Danh ngôn này biện chứng về vấn đề cách nhìn sử dụng thuốc quy kinh như thế nào, lập luận công bằng rất thấm thìa. Trương Nguyên Tố đời Kim đề xướng lý luận dùng thuốc qui kinh, cho là mỗi loại thuốc đều có sở trường, tác dụng đều tập trung vào một tạng nào, một kinh nào, lâm sàng lợi dụng sở trường đó mà phát huy tác dụng đích thực là bộ phận trọng yếu trong lý luận Đông y đến nay vẫn được ứng dụng. 

Từ Linh Thai vốn không phản (lối lý luận quy kinh vị thuốc, ông cho rằng "không biết dùng thuốc theo kinh lạc là sai lầm quá lớn, tất sẽ không hiệu quả nhanh". Nhưng khí huyết người ta không nơi nào không có đường, công năng của vị thuốc cũng không nơi nào là không đạt tới, như "các loại Sâm, Kỳ chẳng nơi nào là không bổ, các loại Tỳ, Trậm (Tỳ là Tỳ sương, Trậm là lông chim Trậm. cả hai vị đều rất độc - ND) chẳng chỗ nào là không độc", "tựu trung chẳng qua có chỗ sở trường mà thôi", vì vậy họ Từ nói: "Lấy vị thuốc này là có thể chữa được bệnh ở Kinh này thì được, chứ nói lấy vị thuốc này riêng chữa cho bệnh của Kinh này thì không được. Nói là bệnh ở Kinh này thì nên dùng vị thuốc này thì được, còn bảo là vị thuốc này không vào được các Kinh khác là không được, cho nên nói "cố chấp theo Kinh lạc mà dùng thuốc là sai lầm do câu nệ". 

Cách nhìn nhận cho chính xác, dùng thuốc nên hết sức chiếu cố đến quy Kinh, nếu không thì chuốc lấy cái lỗi tràn lan; nhưng cũng không nên câu nệ quá đáng, trái lại mang lấy cái hại cố đấm ăn xôi. Nên nói là nhận thức này của họ Từ bổ sung chỗ bất túc cho lý luận dược vật qui kinh của Trương Nguyên Tố, mở rộng tầm nhìn cho y giới về sau.


377. Khuyên người dùng thuốc thà mắc lỗi vi bất cập chứ đừng mắc lỗi vì thái quá


Minh - Uông Cơ 
“Thạch Sơn y án - Vinh Vệ luận" 

Câu này nói cho mọi người một nguyên tắc dùng thuốc quả là có lịch duyệt. Dùng thuốc thái quá hay bất cập ý nghĩa chủ yếu là ở mức độ mãnh liệt hay liều lượng dùng vị thuốc nhiều hay ít. Mạng người rất trọng, giá đáng ngàn vàng, làm thầy thuốc khi dùng thuốc nên cẩn thận chuẩn xác, dùng thuốc bất cập còn có thể tăng thêm, không đến nỗi tạo nên tai vạ. Nhưng dùng thuốc thái quá, thuốc lớn hơn ổ bệnh, khắc phạt quá tay thì có thể chuốc lấy nguy hại rất lớn, đặc biệt là khi công phạt không chỉ như thế há không cẩn thận hay sao. Dụ Gia Ngôn đời Thanh cũng từng nói: "Phàm dùng thuốc thái quá hay bất cập, đều là không thích hợp, mà bất cập còn có thể chữa thêm chứ thái quá thì bệnh rút mà thuốc còn đấy, cái hại càng ác liệt" cũng là nói lên quan điểm như trên.


378. Con đường dùng thuốc, nên hạn chế từ liều nhỏ, khi kiến hiệu hãy tăng dần.


Thanh - Lý Quan Tiên 
“Tri y tất biện. Luận sơ chẩn dụng dược" 

Câu này nêu lên nguyên tắc dùng thuốc đối với người bệnh mới khám lần đầu, ý nghĩa gần giống với danh ngôn 378, có thể tham khảo. Lý Quan Tiên nhắc lại: "lập phương khi mới khám bệnh lần đầu, nên hạn chế từ liều nhở, bất cập còn có thể tăng lên, chứ thái quá thì khó mà cứu vãn". Đương nhiên ông còn nêu thêm lý luận: "cái đạo dùng thuốc, chỉ ở ranh giới mất còn nguy cấp, bệnh nặng mà thuốc nhẹ thì khó cứu vãn, lúc này không dùng phép mạnh thì không được, trái lại thì theo phép trước nên liều nhở, có hiệu quả mới tăng dần "... Đó là lý luận chính đáng có thể chấp nhận


379. Điều tránh khi dùng thuốc ở chỗ cứ muốn cho nhanh.


Kim - Lý Đông Viên 
"Chân châu nang chỉ trưởng. Dụng dược tu tri" 

Câu nói này họ Lý chỉ về bệnh biến nội thương, vì phần nhiều do công năng của tạng phủ bị tổn thương, âm dương khí huyết mất điều hòa, xu thế bệnh từ từ, khó mà thành công nhanh, vì thế dùng thuốc chữa bệnh nội thương, quý ở chỗ từ từ, bổ mạnh công mạnh dễ gây hởng việc. Họ Lý nói: "Muốn nhanh thì dùng thuốc hàn nhiệt ôn lương hành tán bổ tả khó tránh quá đáng, công chưa thấy đâu, cái hại đã theo sau". Câu này đúng là phải tham khảo khi dùng thuốc điều trị nội thương.


380. Bệnh nặng mà thuốc nhẹ, chén nước khó dập tắt được xe củi đang cháy. Bệnh nhẹ mà thuốc nặng, chân khí không vận hành nổi mà thuốc hết thì hóa đàm. Ngạn ngữ nói "keo nhiều thì khó dính" là như thế.


Thanh - Vi Hiệp Mộng 
“Y luận tam thập thiên - Dụng bổ pháp tu thức kỳ kinh, đắc kỳ pháp" 

Khuyên mọi người dùng thuốc nặng nhẹ nên thích nghi, thái quá hay bất cập đều vô ích. Vi Hiệp Mộng nói câu này khi bàn về phép bổ, thực là có phép chữa thích hợp. Bệnh nặng mà thuốc nhẹ, thuốc không đủ chống với bệnh cũng giống như chén nước dội vào xe củi bốc cháy, đương nhiên không chữa được bệnh. Bệnh nhẹ mà thuốc nặng, nếu là thang công đạt thì hại chính khí người ta, nếu là thang thuốc bổ thì úng trệ khí huyết, hơn nữa thuốc sẽ hoá đàm làm khó chịu cho người. Nước keo là thứ làm dính mọi vật, nhưng trái lại nếu dùng nhiều quá sẽ không dính sẽ mất đi tác dụng làm dính mọi vật. Câu ngạn ngữ hình tượng "keo nhiều thì khó dính" này nói lên dùng thuốc bổ quá liều lượng có khi không đạt được tác dụng bổ ích đáng để thức tỉnh mọi người.


381. Mắc bệnh nặng, dùng thang thuốc liều cao để ức chế thì bệnh khí không còn nữa. Mắc bệnh nhẹ, dùng thang thuốc nhở để tấn công thì chính khí không tổn thương.


Thanh - Từ Linh Thai 
"Y học nguyên lưu luận - Y đạo thông trị đạo luận" 

Danh ngôn này chỉ việc dùng thuốc tấn công bệnh phải căn cứ vào bệnh tình nặng nhẹ mà quyết định dùng liều lượng thuốc lớn hay nhở, miễn là thuốc với bệnh phải tương đương. Mắc bệnh nặng tức là xu thế bệnh nguy cấp nghiêm trọng, tà khí đang thịnh, nên sử dụng thang thuốc lớn liều cao khiến cho đủ sức tấn công tà khí mà bệnh khí không còn nữa. Nếu thuốc dùng liều nhẹ mà bệnh nặng, khác gì đổ một chén nước vào xe củi bốc cháy, vừa vô bổ vừa mắc sai lầm chiến lược. Người mắc bệnh nhở cũng là bệnh tà nhẹ và ở nông, lúc này dùng thuốc tấn công tà khí, nên dùng thang thuốc nhở và nhẹ, đạt được mục đích khu tà mà không tổn thương chính khí. Nếu dùng thuốc nặng để chữa bệnh nhẹ thì khó mà tránh khỏi cái lỗi dùng thuốc quá tay vượt qua ổ bệnh, khắc phạt thái quá, khiến cho tổn thương chính khí. Danh ngôn này tuy nói về đạo lý tấn công bệnh thực ra là đối với Hư chứng điều trị các bệnh chứng khác cũng đều mang ý nghĩa chỉ đạo ấy.


382. Xét bệnh dùng thuốc, thuốc tuy sát đúng, mà lập phương không có pháp đó là có thuốc mà không có phương. Hoặc bo bo lấy một phương chữa bệnh, tuy phương tốt mà có một vài vị không liên quan gì đến bệnh đó là có phương mà không có thuốc.

Thanh - Từ Linh Thai 
"Y học nguyên lưu luận - Phương dược ly hợp luận" 

Câu này nêu ra quy củ cho mọi người trong lâm sàng chế phương điều khiển vị thuốc rất dễ xuất hiện hai điều sai sót. Từ Linh Thai chế phương điều khiển thuốc có nghiên cứu sát đúng với bệnh tình, vừa giữ được mức độ khuôn phép vừa không câu nệ.

Có người chế phương không nghĩ đến mức độ khuôn phép, chỉ biết căn cứ vào bệnh mà dùng thuốc, thấy một chứng thì dùng một vị thuốc, vừa không có trọng điểm đáng nói, lại không nghiên cứu gì vế phối ngũ, tuy vị thuốc có sát hợp với bệnh tình, cuối cùng vì không có khuôn phép mức độ nên khó thu được hiệu quả tốt, đó là nói "có thuốc mà không có phương". Một tình huống nữa là dùng phương quá câu nệ, chỉ biết dùng thành phương trọn vẹn, chẳng nghĩ gì đến vị thuốc thích ứng hay không thích ứng đều dùng tất cả, không linh hoạt gia giảm theo chứng, đến nỗi "phương tuy khéo chọn" mà cuối cùng có một vài vị không liên can gì đến bệnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả, đó là nói "có phương mà không có thuốc". Hai loại tồn tại đó đáng để cho hậu học suy nghĩ, cố danh y đương đại Tiên Long Hữu cũng nói một câu tương tự: "Biện bệnh lập phương mà không gia giảm là có phương mà không có dược. Dùng vị thuốc xác đáng, hợp làm thành phương, thế mà lại hoàn toàn không có phương pháp chủ thứ, đó là có dược mà không có phương".


383. Thầy thuốc giỏi, nhìn riêng thì không vị thuốc nào là không thiết thực với bệnh tình. Nhìn chung thì không có phương nào không có nguồn gốc của phép tắc đời xưa.


Thanh - Từ Linh Thai 
"Y học nguyên hùi luận - Phương dược ly hợp luận" 

Câu này nêu lên tiêu chuẩn cân nhắc dùng vị thuốc trong phương tễ rất có ngụ ý sâu sắc, phương với dược, có ly có hợp. Tách ra bàn từng vị thuốc thì thấy mỗi vị thuốc đều sát hợp bệnh tình, mà nhìn chung thì cả phương thuốc đều có quy củ thích hợp, có cả sự suy tôn phép cổ.


384. Đánh cờ mà đối chiếu với sách sẽ thua. Câu nệ vào phương mà chữa bệnh, bệnh tất nguy hiểm.


Thanh - Triêu Tình Sơ 
“Tồn tồn trai y thọai cảo - Y học do học dịch" 

Đem tỉ dụ y học với học đánh cờ để nói lên đạo lý chữa bệnh không thể câu nệ vào cổ phương. Học đánh cờ trước hết phải thuộc sách dạy đánh cờ, nhưng không nên đối chiếu vào sách dạy mà ra quân, bởi vì sự thích ứng trong sách không có nhiều biến hoá phức tạp như cuộc cờ. Học y phải nắm chắc cổ phương, cổ phương có thể dạy quy củ cho người học nhưng không dạy người ta khôn khéo. Triệu Tình Sơ nói: "cố chấp vào bài thuốc chết để cứu khỏi bệnh, gò bó theo ý muốn của ta thì mạng người chịu sao được". La Chi Đê đời Nguyên khi nói với hậu sinh dùng phương thuốc của người xưa từng có câu: "Ví dụ như dỡ nhà cũ để dựng nhà mới mà không qua tay người thợ, cuối cùng không thành công". Tóm lại, vận dụng thành phương của tiền nhân cẩn linh hoạt gia giảm, không nên câu nệ


385. Người giỏi dùng phương không cố chấp theo phương mà chưa bao giờ không theo cái gốc của phương. 


Minh - Lý Diên 
“Y học nhập môn - Thông dụng cổ phương thi thọai" 

dẫn Lời của Lý Đông Viên

Đây là giới thiệu kinh nghiệm vận dụng thành phương, là lời nói có kiến thức uyên bác rất giá trị. Tiền nhân để lại nhiều phương tễ có hiệu quả, đó là những tổng kết kinh nghiệm quý báu, chúng ta nên nắm vững và cố gắng học tập. Nhưng khi vận dụng lâm sàng, vừa phải tôn trọng phương thuốc mà không làm mất đi ý nghĩa (Lý Diên nói là "sử dụng có cốt lõi") lại phải căn cứ vào tình huống cụ thể mà linh hoạt gia giảm, tuỳ chứng mà biến hoá, không nên cố chấp đóng khung vào phương thuốc, như thế mới đạt mục đích "giỏi dùng phương mà không cố chấp theo phương chưa bao giờ không theo cái gốc của phương".


386. Thành phương không ở nhiều mà ở gia giảm.


Thanh - Lôi Thiếu Quỳ 
“Thời bệnh luận - Thành phương tu tổn ích luận" 

Một thầy Đông y không ngại ngần gì nắm vững một số phương tễ để ứng dụng lâm sàng, nhưng bắt đầu từ Trọng Cảnh chế phương, tiếp đến các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh số thành phương không đếm xuể làm sao mà ghi nhớ thuộc lòng cho hết? vì vậy một thầy thuốc Đông y ưu tú, không cầu kỳ phải nắm số lượng thành phương nhiều hay ít mà ở chỗ khéo nắm vững một số có hiệu quả chính xác, qua sự trùng lặp những phương tễ mà có thể tuỳ cơ ứng biến gia giảm linh hoạt, đem những phương tễ có hạn để vận dụng, đó là ý nói "thành phương không ở số nhiều mà ở gia giảm". Trần Thực Công đời Minh cũng từng nói: "Phương không ở số nhiều, lòng thiết tha thì linh hoạt" cùng một ý nghĩa với danh ngôn này.


387. Những thuốc thảo mộc mà khí nhiều hơn thì tác dụng nhanh, lưu hành tốt. Những thuốc thảo mộc mà vị nhiều hơn thì trệ lại mà phòng ngự tốt.


Thanh - Trương Sơn Lôi 
"Dược vật học cương yếu - quyển 1" 

Câu này nêu lên một kinh nghiệm, một phương pháp độc đáo mà phù hợp thực tế về tính năng đông dược. Từ "Khí" ở đây là chỉ về khí vị chứ không phải là từ "khí" trong "tứ khí" hàn nhiệt ôn lương của đông dược. "Vị" là chỉ về vị đậm nhạt. Ý của câu danh ngôn này là: trong đông được, những vị thuốc nào thiên về khí vị ngào ngạt thì tác dụng của nó hay lưu thông nhanh chóng không phòng ngự ; những vị thuốc nào thiên về vị nồng hậu nặng nề thì tác dụng của nó đều từ từ hay phòng ngự không lưu thông. Làm thầy thuốc phải rõ dược lý đó để chỉ đạo dùng thuốc trong lâm sàng.


388. Âm dược tính nhu mà đi chậm, chậm thì liên tục mà không dứt. Dương dược tính cương mà đi gấp, gấp thì phát huy nhanh mà không thừa.


Thanh - Trần Tu Viên 
“Thời phương diệu dụng - Lao chứng" 

Câu này chỉ rõ tính năng dược vật có phân ra cương nhu và phát huy hiệu quả vị thuốc có hoãn cấp khác nhau, khái quát xác đáng đặc điểm của hai loại thuốc.

Âm dược còn gọi là Nhu dược, nói chung chỉ vào các vị ngọt mát tư nhuận, sở trường về bổ âm, tính nó nhu (mềm mại) mà đi chậm, phát huy tác dụng kéo dài, cho nên nói "liên tục mà không dứt"

Dương dược còn gọi là Cương dược, nói chung chỉ vào các vị ôn nhiệt khô ráo mạnh, sở trường về trợ dương, tính nó cương (cứng cỏi) mà đi nhanh, phát huy tác dụng nhanh mà tạm thời, cho nên nói "phát huy nhanh mà không thừa". Nắm vững đặc điểm hai loại dược vật khác nhau đó, biết cái gì nên dùng cái gì nên tránh, rất ích lợi cho việc chế phương điều khiển vị thuốc


389. Cương mà động thì đi gấp, gấp thì phát huy nhanh mà không thừa, khi phát bệnh cũng chóng mà sát nhân cũng mạnh. Nhu mà tĩnh thì đi hoãn, hoãn thì thấm dần mà liên tục, khi phát bệnh cũng chậm mà sát nhân cũng từ từ.


Thanh - Mạc Mai Sĩ 
"Nghiên kinh ngôn - Dụng dược luận” 

Câu này khái quát đặc điểm tác dụng hai loại dược tính cương và nhu, tương tự ý nghĩa danh ngôn ở trên có thể tham khảo, chỉ khác nhau ở chỗ câu này còn vạch ra thiếu sót của hai loại dược vật, làm thầy thuốc phải nắm vững và rèn luyện về được tính, giữ cái lợi, tránh cái hại, thì việc dùng thuốc mới bổ ích.


390. Bệnh có táo thấp, thuốc có táo nhuận; loại thể chất mềm mại có nước có dầu đều nhuận; loại thể chất khô ròn không có nước không có dầu đều táo.


Thanh - Thạch Thị Nam 
"Y nguyên - Dụng dược đại yếu luận" 

Nêu lên nhận thức về quy luật thuộc tính nhuận hay táo của dược vật, chứng minh phù hợp với thực tế. Tiền nhân bàn về dược tính phần nhiều nhìn nhận tứ khí ngũ vị ít nói đến "thể chất”.

"Thể chất" ở đây là chỉ đặc điểm chất liệu dược vật, họ Thạch qua nhìn nhận chất liệu để phân biệt nhận thức chỗ độc đáo nhuận hay táo của dược tính, đây là sự kế thừa phân biệt bệnh lấy táo thấp làm "đề cương của trăm bệnh" của họ Thạch. Những chất liệu mềm mại có nước có dầu đều thuộc thuốc nhuận, điển hình như Sinh địa, Thục địa, Thiên đông, Mạch đông, Hoàng tinh, Bách hợp v.v.. những chất liệu khô ròn không có nước không có dầu đều có tính táo, điển hình như Xương truật, Bạch truật, Hoàng cầm, Hoàng liên v.v.. rất có ý nghĩa chỉ đạo trong lâm sàng điều khiển vị thuốc để chữa bệnh.


391. Bệnh táo nên dùng thuốc cao để tư nhuận. Bệnh thấp nên dùng thuốc bột để phát tán. Bệnh táo kiêm thấp, thuốc nhuận nên đem sao hoặc vẩy nước làm viên. Bệnh thấp hóa táo, thuốc nên đem chưng hoặc viên với mật.


Thanh – Thạch Thị Nam 
"Y nguyên - Dụng dược đại yểu luận" 

Danh ngôn này tổng kết việc dùng loại hình thuốc để điều trị đối với bệnh biến hai loại táo và thấp.

Thuốc cao tư nhuận là sau khi đem vị thuốc nấu lấy nước bỏ bã, lại đun cho đặc, hòa thêm lượng đường hoặc mật vừa phải chế biến thành dạng nước lởng dính. Vì nó có công năng tư nhuận dồi dào cho nên thích hợp với loại bệnh biến có tính khô ráo. Thuốc hoàn, thuốc tán không như dạng thuốc sắc có hàm lượng nước lớn có lợi cho táo thấp cho nên có lợi cho bệnh do thấp tà gây nên. Nhưng đương khi táo bệnh có dấu hiệu kiêm thấp, nên đem sao các loại thuốc nhuận để giảm bớt thuỷ khí tránh cái hại ràng buộc thấp tà, hoặc là vẩy nước làm dạng thuốc hoàn chú không dùng mật làm hoàn, cũng là cái ý ngãn ngừa sự bất lợi do thấp tà gây nên. Trái lại, nếu bệnh thấp có xu thế hoá táo, lại nên đem chưng loại thuốc chống táo để giảm bớt tính chất táo, tránh được sự chuyển hoá táo của tật bệnh” hoặc là dùng mật làm dạng thuốc hoàn để tăng tính năng tự nhuận.

Vô luận là táo bệnh hay thấp bệnh, những loại hình ấy nhằm vào bệnh biến mạn tính mà nói, còn đối với bệnh Cấp tính hoặc bệnh biến nặng thì dùng dạng thuốc sắc lại hay hơn.


392. Phép sắc thuốc cảng nên bàn kỹ, thuốc có hiệu quả hay không toản là ở đó


Thanh - Từ Linh Thai 
"Y học nguyên hm luận - Tiễn dược pháp luận" 

Nói lên phương pháp sắc thuốc rất trọng yếu, người thầy thuốc phải lưu ý coi trọng. Người xưa đối với công việc này dạy bảo rất kỹ càng, những lời dặn sau cổ phương, phần nhiều không giống nhau. Ví dụ: Ma hoàng, trước hết phải sắc Ma hoàng gạt bỏ bọt rồi sau mới bỏ các vị thuốc khác vào cùng sắc, đó là phép sắc chủ dược trước tiên. Lại như Quế chi thang, sau khi uống thuốc ăn một ít cháo loãng để giúp sức thuốc v.v.. thật là không giống nhau mà đầy đủ.

Danh ngôn này và những danh ngôn tiếp theo tập trung bàn về phương pháp sắc thuốc có thể hiểu kỹ càng thêm. Cuối danh ngôn này họ Từ nhắc lại nhiều lần "Phương dược tuy trúng bệnh mà cách sắc sai qui cách thì thuốc ấy vô hiệu" dụng tâm như vậy có thể nói là rất công phu.


393. Muốn lưu thông nhanh thì dùng thuốc sắc lấy ý nghĩa thuốc sắc để quét rửa. Muốn biến hoá từ từ thì dùng thuốc hoàn mang ý nghĩa thuốc hoàn làm cho thong thả.


Thanh - Thạch Thị Nam 
"Y nguyên - Dụng dược đại yếu luận" 

Loại hình đông dược truyền thống có các loại thang, hoàn, tán, cao, đan, mỗi loại hình đều có đặc điểm khác nhau, có chứng thích ứng riêng.

Danh ngôn này khái quát đặc điểm và chứng thích ứng hai dạng thuốc hay dùng nhất là thuốc thang, thuốc hoàn. Thang là quét rửa, có đặc điểm hấp thu nhanh, sức thuốc mạnh phát huy hiệu quả nhanh nhất là đối với những bệnh cấp tính. Thuốc hoàn thì từ từ có đặc điểm hấp thu chậm, sức thuốc từ từ, sử dụng tiện, phát huy sức thuốc kéo dài, thích hợp với những bệnh mạn tính.


394. Muốn cho bốc lên và đạt ra ngoài, dùng võ Hỏa (ngọn lửa to). Muốn cho giáng xuống và đi vào trong dùng văn Hỏa (ngọn lửa nhở).


Thanh – Thạch Thi Nam 
"Y nguyên - Dụng dược đại yếu luận" 

Câu này qui nạp những học vấn về chọn lửa trong khi sắc thuốc. Võ Hỏa tức là ngọn lửa mạnh, lửa bốc to , sức lửa manh, ôn độ bốc lên và mức độ nước sôi đều nhanh. Các loại thuốc tân tán đều có công dụng bốc lên và đạt ra ngoài. Có chất huy phát phong phú cho nên thích hợp với ngọn lửa mạnh sắc nhanh, thời gian sắc thuốc cũng nhanh, tránh được sự thiếu lửa mà kéo dài thời gian sắc thuốc, làm cho thành phần huy phát bị tổn thất mà ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.

Văn Hỏa tức là ngọn lửa yếu vừa phải, ngọn lửa nhở, sức lửa phải chăng, ôn độ bốc lên và thuỷ phân sôi lên đều từ từ. Các loại thuốc tư bổ nói chung đều có công dụng giáng xuống và hướng vào trong, vị nồng hậu chất nhớt khi sắc khó bài tiết chất có hiệu quả (hoạt chất) nên dùng văn Hỏa sắc từ từ, làm cho thành phần hoạt chất hữu hiệu bài tiết ra hết. Nếu dùng võ Hỏa sắc kéo dài sợ do thuỷ phân hun bốc quá sớm mà sức thuốc - hoạt chất - chua bài tiết ra.

Hiện nay lâm sàng sắc các loại thuốc thang nói chung trước tiên dùng võ Hỏa cho sôi vài dạo, sau đó dùng văn Hỏa để duy trì trạng thái sôi nhẹ. Việc chọn lựa ngọn lửa để sắc thuốc như nói trên, là học vẫn có giá trị tham khảo.

395. Thuốc phát tán và thuốc phương hương, không nên sắc lâu, để giữ chất tươi có tác dụng sơ tiết quét tà. Thuốc bổ ích tư nhị nên sắc lâu, để chín nhừ mà tích đọng


Thanh - Từ Linh Thai 
"Y học nguyền lưu luận - Tiễn dược pháp luận" 

Câu này giới thiệu mức độ sắc thuốc, được họ Từ cho là "toát yếu" việc sắc thuốc. Ông nói: “Phép sắc thuốc cẩn phải dạy kỹ, thuốc có hiệu quả hay không, toàn ở khâu này”. Lại nối: "Phương thuốc tuy trúng bệnh mà phép sắc thuốc không đúng, thuốc tất không hiệu quả? Có thể thấy phép sắc thuốc cũng cần học vấn.

Phần lớn các loại thuốc phát tán và phương hương, vị bạc khí nhẹ, tính chất đều tân tán nhẹ nhàng, dẻ bốc hơi cho nên không cẩn sắc lâu để tránh sự bốc hơi của tính thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Các loại thuốc bổ ích tư bổ, vị nổng hậu khí nậng, không sắc ỉâu thì không ra hết chất thuốc, cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

396. Chế thuốc quý ở chỗ đúng yêu cầu, bất cập thì công hiệu khó đạt, thái quá khí vị cũng tiêu mất.


Thanh - Cố Tùng Viên 
"Cố tùng viên y kính - Cách ngôn vựng toán" 

Danh ngôn này mang tính trọng yếu về khuôn phép bào chế được vật. Mục đích của bào chế dược vật là đạt được hiệu quả điều trị. Bào chế không vừa lửa thì tính thuốc không phát huy, không đạt mục đích điều trị. Bào chế quá mức thì dược tính tiêu mất, hạ thấp hiệu quả.


397. Vị ngọt đừng dùng trong c hứng đẩy. Vị đắng chớ dùng trong chứng giả nhiệt. Vị cay tránh dùng trong bệnh nhiệt táo. Vị mặn đừng dùng trong bệnh huyết tổn thương.


Thanh - Từ Linh Thai 
"Tạp bệnh nguyên lưu - Khí vị" 

Thuốc có năm vị chua - đắng - ngọt - cay - mặn khác nhau. Năm vị có sở trường riêng và cũng có những chỗ không sở trường. Danh ngôn này khái quát những chỗ "không sở trường" ấy

Ngọt thì sinh đầy, cho nên vị ngọt không nên dùng trong chứng trung mãn, như Cam thảo tuy có khả năng điều hòa trăm vị thuốc, nhưng đối với các chứng trung mãn sưng trướng phần nhiều nên kiêng tránh là theo lý lẽ đó. Vị thuốc đắng lạnh tự nhiên không thể dùng trong chúng giả nhiệt chân hàn. Vị cay phần nhiều phát tán, không có lợi cho âm huyết, cho nên không dùng trong chứng nhiệt táo. Vị mặn đi vào huyết, tán kết mềm chất rắn. Cho nên không dùng trong bệnh huyết bị tổn thương huyết khuy.


398. Thuốc có khí thơm đều bất lọi cho chứng Khí hư. Thuốc có vị cay, phần nhiều bất lợi cho Huyết chứng.


Minh - Trương Cảnh Nhạc 
"Cảnh Nhạc toàn thư -Tân phương bát lược - Nhiệt lược" 

Nói những chứng cấm kỵ khi dùng dược vật có khí vị cay thơm, có giá trị lưu ý trong lâm sàng. Thuốc có mùi thơm tính hay bốc hơi, dễ hao khí, cho nên không lợi cho chứng khí hư. Thuốc có vị cay phần nhiều hay len lởi di chuyển, dễ xúc động đến huyết phận, cho nên không nên dùng trong chứng bị mất huyết.


399. Nhiều mô hôi kỵ dùng Khương vì Khương hay tán. Mất huyết thì kỵ dùng Quế vì Quế động huyết.

Minh - Trương Cảnh Nhạc 
"Cảnh Nhạc toàn thư- Tân phương bát lược - Nhiệt lược" 

Lý luận câu này cụ thể hoá dẫn chứng câu danh ngôn nói ở trên. Dùng thuốc cần phải biết chỗ nên dùng chỗ nên tránh. Khuơng, Quế vốn là thuốc thường dùng, nhưng dùng không thích đáng cũng chuốc lấy tai hại.


400. Bệnh ở trên, đừng ngại uống nhiều lần mà lượng ít. Bệnh ở dưới chớ ngại uống luôn một lần mà lượng nhiều. Uống ít thì chất thuốc thấm thía lên trên. Uống nhiều thì bổ mạnh ở phần dưới.


Minh - Mục Trọng Thuần 
“Tiêu Tình Trai y học quảng bút ký - Phục dược thứ tự” 

Tổng kết khuôn phép dùng thuốc đối vổi bệnh ở Thượng tiêu và Hạ tiêu rất hợp lý "Bệnh ở thượng tiêu không ngại uống nhiều lần mà lượng ít" bởi vì "chữa Thượng tiêu nhẹ như lông, không nhẹ nhàng thì không nâng lên", đó là một yêu cầu phải uống lượng ít và nhiều lần thật có giá trị chỉ đạo về chữa bệnh tật ở khoang miệng, yết hầu và các chứng nôn mửa, nấc nghẹn là những bệnh biến ở Thượng tiêu. "Bệnh ở Hạ tiêu, đừng ngại uống một lần mà lượng nhiều" đó là vì "chữa Hạ tiêu như nắm đấm, không nặng thì không chìm xuống", đó là một yêu cầu uống luôn một lần mà lượng nhiều, đối với bệnh biến ở Hạ tiêu và những bệnh cấp tính nghiêm trọng, có thể chọn cách này để điều trị.


401. Hành quân lấy lương thực làm trước tiên, dùng thuốc lấy Vị khi làm gốc. Quân không có lương thì khốn đốn, thuốc không có Vị khí thì không lưu hành.


Thanh - Lưu Sĩ Liêm 
"Y học tập thành - Dụng dược như dụng binh" 

Binh mã chưa khỏi động, lương thảo phải đi trước, có thể thấy lương thảo có ý nghĩa trọng yếu trong hành quân tác chiến. Câu này lấy binh pháp làm tỉ dụ để nói lên việc dùng thuốc phải coi trọng Vị khí mang tính tất yếu, bởi vì Vị là bể của thuỷ cốc, nguồn của sự sinh hoá, người ta phải nhờ Vị khí mới sống được, thuốc cũng phải nhờ Vị khí mới lưu hành. Nếu không có Vị khí thì thuốc khó phát huy tác dụng.