Độc sâm thang

  • Thang thuốc chỉ có 1 vị sâm, nên gọi là Độc Sâm Thang
  • Nhân Sâm 02 lạng (cuống sâm bỏ đi, vì uống cuống sâm gây bệnh ói mửa) thịt và rễ cắt nhỏ, tẩm nước gừng sấy khô. Thêm Đại táo 2 quả (bỏ hột) cắt nhỏ. Bỏ Sâm và Táo vào siêu, đổ nước lã vào, nấu chín, chắt lấy nước đặc mà uống.

Chủ trị

  • Bệnh nguyên khí (dương khí) hư nhược (khí sức mệt, thiếu hơi thở) như muốn thoát (tuột ra ngoài). Mạch vi (nhỏ). Chứng và mạch như vậy, nói ngay là có thể chết.
Muốn biết tại sao dương khí thoát và tại sao dương khí thoát không dùng bài thuốc nhiều vị hay nếu dùng 1 vị không dùng vị gì khác mà lại dùng Nhân Sâm: Nên đọc quyển Châu ngọc cách ngôn trong "Y tông tâm lĩnh" của Đức Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Trong sách đó ngài dậy:

Khí là dương, huyết là âm, âm dương của khí huyết phải liên tục với nhau, hỗ trợ cho nhau để sinh trưởng. Nếu dương mà không có âm hỗ trợ thì dương bị phi việt không thể lớn; nếu âm mà không có dương ấp ủ thì âm bị lạnh không thể sinh. Nay vì bạo thổ, bạo tả hay thổ huyết, băng huyết làm cho âm huyết thất thoát đi thì dương khí không có âm huyết cấu kết, tất nhiên dương khí phải tuột ra, thoát ra.

Âm huyết mất đi, dương khí tuột ra thì có thể chết, nên phải dùng nhiều Nhân sâm để cấp thời cứu vãn

NHÂN SÂM CHẤT NHUẬN, CỐ NĂNG TƯ HUYẾT PHẬN CHI THẦN CÔNG

  • Nghĩa là: Nhân sâm vốn đã là vị thuốc bổ "khí" rất thần hiệu, nhưng chất mềm dẻo, thịt mịn màng, mùi vị ngon ngọt thì lại là vị thuốc có công bổ "huyết" rất thần kỳ nữa, cho nên phải dùng nhiều Nhân sâm để vừa bổ dương khí, vừa bổ âm huyết mới có công hồi dương mau chóng. Nếu dùng một vị khác như Hoàng kỳ cũng bổ khí, cũng thịt mềm, vị ngọt, nhưng không bổ huyết, cho nên không dùng được

Nói về cây Nhân sâm


Tại sao gọi nhân sâm

  • Chữ Sâm trong trữ tham. Tham là tham gia, là chen vào. Con người nào có
    nhân sâm
    Nhân Sâm
    tài đức cao đại được chen vào ngang hàng với trời đất, gọi là tam tài. Sâm này có công bồi bổ mà cứu vớt người ta trong con bệnh nguy nan, rất là đắc lực. Thực là thứ Sâm rất quý, nên mượn nghĩa chữ Nhân mà đặt tên là Nhân Sâm. Lại có sách chép: Củ Nhân sâm có đầu có mình và tay chân tự như hình người, nên gọi là Nhân sâm

Tính chất

  • Sâm có hương thơm mát, mùi vị ngon ngọt, hơi nhặng đắng, pha chút cay, chất mềm dẻo, thịt mịn màng không có độc, tính bốc lên tức là đem dương khí đưa lên

Công dụng

  • Nhân sâm đại bổ cho nguyên khí, sinh tân dịch, hết khát nước, điều dưỡng vinh huyết, nuôi dưỡng vệ khí
  • Sự sống con người mà nói về "khí" thì "phế khí" đứng đầu
  • Nay nói Nhân sâm bổ khí, nên uống Nhân sâm vào thì vào Phế khí trước
  • Những người phế khí hư hàn suy nhược (đã lâu hay mới phát) sau khi uống Sâm, Phế được chất Sâm truyền dẫn đi các kinh làm cho cả khí và huyết được sinh hoạt bình thường
  • Nếu phế khí nhiệt mà mạch bộ Thốn - tay phải - phù hồng thì không thể uống được. Bởi Sâm có tính bốc dương khí lên, nếu uống vào Phế sẽ bị nhiệt thêm. Vậy phải phân ra phế hàn hay phế nhiệt mà uống, chứ không thể thấy nói Sâm bổ phế khí mà cứ dùng ẩu được đâu
  • Nếu dương khí thoát xuất mà làm cho tứ chi lạnh ngắt cũng không thể uống được. Bởi vì dương đã thoát mà chân tay lạnh là âm cũng muốn tuyệt. Nếu uống Nhân sâm vào, dương bốc lên thì dương càng mau thoát, âm càng mau tuyệt. Vậy phải thêm Can Khương 3 chỉ, Phụ Tử 3 chỉ, Chích Thảo 1 chỉ, Ngũ vị tử 5 phân hợp với Nhân sâm 2 lạng cùng sắc mà uống mới có công hiệu hồi dương mau chóng
  • Nếu người dương khí hư nhược mà lại có hư hỏa ở trong thì phải thêm Thiên môn đông bỏ tim 3 chỉ vào cùng sắc với Nhân sâm mà uống, vì Nhân sâm bổ phế khí, Thiên môn bổ phế hỏa
  • Nếu uống Nhân sâm mà dùng Thăng ma làm tá sứ thì tả hỏa ở tỳ phế mà giúp cho thanh khí thượng thăng
  • Nếu uống Nhân sâm mà dùng Phục linh làm tá sứ thì tả hỏa tà ở Thận để bổ nguyên khí ở hạ tiêu
  • Nếu uống Nhân sâm mà dùng chung với Hoàng kỳ thì bổ trợ cho làn da, màu da tươi đẹp
  • Nếu uống Nhân sâm mà dùng chung với Bạch truật thì bổ trợ cho trung khí
  • Nếu uống Nhân sâm mà dùng chung với Thục địa lại có chút Phục linh làm tá sứ nữa thì thấm dẫn xuống hạ tiêu mà bổ thận
  • Như vậy ta biết rằng: Nhân sâm bổ khí mà biết tùy nghi hợp dụng thì cũng bổ Thận, bổ Tỳ nữa
  • Nhân sâm là khí dược mà cũng là huyết dược nữa
  • Nhân sâm dùng để trị bệnh lúc nguy cấp mà cũng dùng để trị bệnh lúc bình thường nữa, nghĩa là có thể uống thường nhật để điều bổ mà trị bệnh vậy


Sử dụng

  • Người đời khi dùng Sâm hay có ý sợ sệt, cứ dùng ít một để uống thử, hay dùng chung với một vài vị thuốc khác (không liên quan đến việc trị bệnh lúc ấy) làm cho quyền lực của Sâm giảm đi, không còn đủ sức để mau khỏi bệnh nữa
  • Lại có người sợ rằng Sâm có tính hàn, uống Sâm sẽ bị đầy bụng, nên cứ dùng chút chút một, nào có biết đâu Sâm không hàn, Sâm chỉ hơi man mát, nhưng có tính khai thông, hễ uống nhiều thì khai thông mà uống ít thì đình trệ. Vậy uống Sâm vào mà thấy đầy bụng là bởi uống ít
  • Ôi! Sâm thì hay như vây, nhưng tìm Sâm, mua Sâm đâu phải dễ. Vì Sâm có nhiều thứ, thứ quý nhất là Nhân sâm, nhưng thật ít có, mà có thì coi chừng Sâm giả. (Vì Sâm mọc ở núi, không phải Sâm trồng). Nếu có Sâm thiệt thì nhà phú quý mới có thể mua, vì giá quá cao. Còn như Đẳng sâm, Phòng Đẳng sâm, Sa sâm thì công hiệu gì trong khi bệnh nguy cấp đó. Chỉ có Nhị hồng sâm, Dã sơn sâm, Hoa kỳ sâm hay Cao ly sâm thì có thể dùng (nếu Nhân sâm không có), nhưng phải dùng nhiều mà phải chọn thứ thiệt mới có công hiệu
  • Tất cả các thứ sâm khi dùng đều nên tẩm chút nước gừng, sấy khô. Vì Sâm có Khương (gừng) thì mới dẫn

Cẩn thận

  • Những ai muốn dùng Sâm, xin chớ lầm những vị có danh từ Sân sau đây: Huyền sâm, Đan sâm, Tử sâm, Khổ sâm,...vì những thứ Sâm này chỉ khắc phạt mà trị bệnh chứ không có bổ
  • Nhất là phải cẩn thận khi uống các thứ Sâm, bất luận thứ Sâm nào, hễ uống chung với vị Lê Lô sẽ làm chết người

Cây Nhân sâm


Theo từ điển Từ Hải:

  • Cây Nhân sâm kể từ khi gieo hạt xuống đất mà đã lên cây thì sau 3 năm
    cây nhân sâm
    Cây Nhân Sâm
    mới có bông, có trái. Năm đầu cây cao 3 hay 4 tấc, khoảng 4 hay 5 năm cây cao hơn 2 thước. Lá cây tựa như bàn tay thuộc loại lá chùm, 5 lá chụm lại, lá xanh, chung quanh lá hơi tia tía mà có răng cưa. Về mùa thu hoa nở, hoa có 5 cánh, quả trắc mà hơi dẹt, quả mới kết thì xanh mà chín thì đỏ. Gốc (củ) thẳng to mà béo mập. Dùng làm thuốc, là loại thuốc bổ trứ danh. Nhân sâm là thổ sản ở Trung hoa, Triều tiên, Bắc mỹ và Cát lâm. Nhưng sâm Cát lâm tốt hơn

Phép chế nhân sâm hoàn

  • Nước nam ta có Nhân sâm ở Châu Bố Chính là tốt nhất, Nhân sâm ở Thanh hóa là thứ nhì. Mua 2 thứ Sâm ấy, một thứ hay cả 2 cũng được, ước độ một vài cân, càng nhiều càng tốt, đem về rửa sạch, bỏ cuống, cắt nhỏ, bỏ vào nồi sành, đổ đầy nước mà nấu. Nấu cạn, còn độ dưới một nửa thì rót ra để đấy. Lại đổ đầy nước vào, lại nấu, lại gần cạn rót ra. Như vậy độ vài ba lần. Khi nào Sâm hết chất thì thôi, bỏ bã đi.
  • Đem cả mấy lần Sâm đã rót ra đó, gạn lọc cả vào một cái nồi khác, bắc lên bếp đun, đun nhỏ lửa cho cạn dần đi, khi thấy bọt Sâm sôi lên đã có màu hồng hồng thì bắc ngay ra. Hoặc để ở nồi ấy, hoặc cho sang nồi khác hay cái bát lớn mà đun cách thủy, cho cạn dần đến khi thành keo là được
  • Đổ ra khay (khay có lót giấy bóng hay lá chuối khô) mà phơi. Phơi gần khô queo. Lấy búa nện cho gọn lại, cắt ra làm hoàn (to nhỏ tùy ý). Đựng trong hộp kín, chờ khi sử dụng

Cách dùng

  • Cho vào thuốc thang, khi sắc thuốc đã xong, cho cao Sâm vào thuốc nước ấy đun sôi lên mà uống
  • Cho vào thuốc hoàn, lấy cao sâm cho vào chút nước lã, đun sôi lên cho tan ra, trộn với hồ hay mật mà luyện với thuốc tán

Đức Lãn Ông dạy như thế là có 3 lập luận:

  • Sâm nấu thành cao là để góp nhiều sức Sâm lại cho mạnh sức thuốc khi dùng
  • Giúp cho những người nhà tranh vách đất nghèo khó mà khi có bệnh không đủ tiền mua sâm ngoại quốc. Lại cũng giúp cho kẻ giàu, khi dùng không mua phải sâm giả để tiền mất tật mang
  • Có ý "độc lập"; Nghĩa là ta dùng của ta không phải kỳ vọng vào Sâm của nươc ngoài. Cao Sâm Việt Nam ta thật cũng rất tốt vậy